Luận Văn công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I. MỞ ĐẦU​ ​ 1.1. Đặt vấn đề. Phần mở đầu của Luật đất đai 1993 nước CHXHCN Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội, an ninh và quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay”. Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người cùng các sinh vật khác trên trái đất. C.Mác đã viết rằng: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Đối với nước ta một nước đang trong thời kỳ quá độ lên XHCN thì việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý là vô cùng quan trọng. Luật đất đai năm 2003 đã khẳng định : “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện làm chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Để tiến hành quản lý chặt chẽ đất đai về mặt quản lý Nhà nước, thì mỗi cấp, mỗi ngành cần phải thực hiện các văn bản pháp luật của Nhà nước. Nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất đai ngày càng hiệu quả, hợp lý và tiết kiệm hơn, đảm bảo môi trường trong sạch và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên nói chung và đất đai nói riêng góp phần quan trọng vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Huyện Thăng Bình là một Huyện nằm ở phía Bắc của Tỉnh Quảng Nam cách Tỉnh lỵ Tam Kỳ khoảng 25km, là một Huyện nằm trung tâm thuộc khu vực phát triển năng động của tỉnh. Thăng Bình có diện tích tương đối rộng với tổng diện tích tự nhiên là 38.560,24 ha, các loại đất phân bố đều khắp trên địa bàn huyện, với lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên huyện Thăng Bình đã và đang có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Các ngành dịch vụ, thương mại, công nghiệp của huyện cũng đang phát triển mạnh, tốc độ gia tăng dân số, sự đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc dẫn đến nhu cầu về đất đai cũng gia tăng, gây sức ép lớn đến quỹ đất cho các ngành kinh tế nói riêng và quỹ đất đai nói chung. Điều này đòi hỏi UBND, phòng TNMT huyện Thăng Bình phải có những chính sách về quản lý, sử dụng đất đai phù hợp nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất, đồng thời sử dụng tiết kiệm và hợp lý, chính vì vậy mà công tác quản lý sử dụng đất đai phải được chú trọng và quan tâm. Hiện nay, công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Do đó công tác QLNN về đất đai phải được đưa lên hàng đầu để thực hiện việc quản lý sử dụng đất đai một cách tiết kiệm, hiệu quả và khoa học.
    1.2. Mục đích, Yêu cầu. 1.2.1. Mục đích. - Nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, sử dụng đất đai một cách hợp lý, hiệu quả và khoa học góp phần giảm thiểu các quy hoạch sử dụng đất không đúng mục đích, yêu cầu đặt ra. - Thông qua đánh giá tình hình QLNN về đất đai tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2007 – 2011, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN về đất đai cho địa phương trong năm tới. - Góp phần quản lý chặt chẽ tài nguyên đất, kế hoạch hóa việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch. - Khai thác sử dụng đất một cách có hiệu quả, đúng pháp luật, trên cơ sở tiết kiệm, ổn định lâu dài, hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái. 1.2.2. Yêu cầu. Nắm được hệ thống pháp luật đất đai và các văn bản pháp quy liên quan đến công tác quản lý đất đai. Tài liệu, số liệu trong chuyên đề phải có cơ sở, đầy đủ và trung thực, đảm bảo tính pháp uy của công tác đánh giá tình hình QLNN về đất đai. Kết quả nghiên cứu phải mang tính khoa học và thực tiễn, những giải pháp đặt ra phải mang tính khả thi, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện thực tế của địa phương. Phải phân tích đánh giá đúng thực trạng về tình hình QLNN về đất đại trên địa bàn huyện, từ đó rút ra kinh nghiệm về công tác QLNN về đất đai và đề xuất ý kiến để thực hiện tốt công tác QLNN về đất đai trong những năm tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...