Báo Cáo Công tác quản lý Nhà nước về biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc của Uỷ ban Biên giới

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    vLỜI MỞ ĐẦU
    Thực tập cuối khóa là giai đoạn quan trọng đối với sinh viên nói chung và sinh viên Học viện Hành chính nói riêng. Thông qua quá trình này giúp sinh viên hiểu được tổ chức và hoạt động của Bộ máy và thể chế hành chính Nhà nước; nắm vững chức năng và nhiệm vụ của một số vị trí công việc của cán bộ công chức trong bộ máy hành chính nhà nước; tiếp cận và làm quen với công việc thực tiễn, có cơ hội vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn để rèn luyện kĩ năng và nghiệp vụ quản lý hành chính, tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân.Từ đó tiến tới rút ngắn và xóa bỏ khoảng cách giữa lý thuyết được đào tạo và hoạt động thực tiễn.
    Với vai trò quan trọng của đợt thực tập cuối khóa. Học viện Hành chính đã tổ chức cho các sinh viên thực tập tại các cơ quan hành chính các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn Hà Nội và ở các địa phương.Vừa qua em đã vinh dự được Học viện bố trí về thực tập tại Uỷ ban Biên giới quốc gia. Trong thời gian 2 tháng ( 26/03 – 18/05/2012), em đã được tiếp cận, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.Qua đó nhận được sự chỉ đạo tận tình, sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ để tìm hiểu, nghiên cứu của các cô chú, anh chị trong trong cơ quan, sự hướng dẫn chu đáo của các thầy cô trong đoàn thực tập số 37, em đã chọn đề tài: “Công tác quản lý Nhà nước về biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc của Uỷ ban Biên giới quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao’’ làm thực tập cuối khóa của mình. Tronh bài báo cáo này em sẽ làm rõ về công tác quản lý Nhà nước về biên giới trên đất liền giữa Việt Nam- Trung Quốc của Uỷ ban Biên giới quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao.
    Qua đây em muốn gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo các phòng ban, các vụ và các cô chú, anh chị công tác tại Uỷ ban Biên giới quốc gia, chị Lê Minh Trang là nguời phụ trách trực tiếp. Đặc biệt là thầy Nguyễn Minh Đức, thầy Nguyễn Huy Hoàng, cô Nguyễn Hải Vân- Khoa Lý luận cở sở, Ban đào tạo Học viện Hành chính đã giúp em hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp và có được thời gian thực tập thật ý nghĩa.

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I 4
    GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA – BỘ NGOẠI GIAO 4
    I. Lịch sử hình thành, vị trí chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức. 4
    1.1. Lịch sử hình thành. 4
    1.2. Vị trí và chức năng. 5
    1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn. 6
    1.4. Cơ cấu tổ chức. 7
    II. Nội dung công tác quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên đất liền 9
    2.1. Những Khái Niệm Cơ Bản. 9
    2.1.1. Biên giới quốc gia. 9
    2.1.2. Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia. 9
    2.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về Biên giới quốc gia. 10
    2.1.4. Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên đất liền Việt Nam- Trung Quốc 10
    2.2.Tổng quan về Biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc. 11
    2.2.1. Đàm phán ký kết Hiệp ước Biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc 12
    2.2.2. Quá trình phân giới cắm mốc. 13
    2.2.3. Quá trình đàm phán, ký kết và phê chuẩn các văn kiện sau phân giới cắm mốc 14
    2.2.4. Những thuận lợi, khó khăn trong việc giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc. 14
    2.2.5. Ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc: 16


    CHƯƠNG II 18
    CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN ĐẤT LIỀN VIỆT NAM- TRUNG QUỐC CỦA ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA HIỆN NAY. 18
    I.Công tác quản lý nhà nước đối với biên giới trên đất liền Việt- Trung. 18
    1.1.Quản lý việc qua lại biên giới 18
    1.2. Quản lý vấn đề an ninh. 18
    1.3. Quản lý tài nguyên xuyên biên giới 19
    1.4. Quản lý môi trường. 19
    1.5. Quản lý các sự kiện và tranh chấp biên giới 20
    1.6. Quản lý đường biên và mốc giới 20
    II. Một số nội dung trong công tác quản lý nhà nuớc về biên giới quốc gia trên đất liền Việt Nam- Trung Quốc của Uỷ ban Biên giới quốc gia hiện nay . 21
    2.1. Công tác tham mưu tư vấn việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất các chính sách liên quan đên công tác quản lý nhà nước về biên giới trên đất liền Việt- Trung. 21
    2.2. Công tác phối hợp giữa các cơ quan trong Uỷ ban và giữa Uỷ ban với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan trong việc triển khai các Điều ước quốc tế và văn bản quản lý nhà nước về biên giới trên đất liền Việt Nam- Trung Quốc. 22
    2.3. Tổ chức và quản lý cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên đất liền Việt Nam- Trung Quốc. 23
    2.4. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về quản lý biên giới, lãnh thổ quốc gia trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam- Trung Quốc. 24
    2.5. Công tác hợp tác quốc tế: 25
    III.Nguyên nhân và hạn chế. 27
    3.1. Về công tác tham mưu tư vấn, kiến nghị ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách phát triển kinh tế- xã hội 27
    3.2. Về đội ngũ cán bộ Uỷ ban Biên giới quốc gia. 27
    3.3. Về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới trên đất liền Việt Nam- Trung Quốc: 28
    3.4. Về lĩnh vực hợp tác quốc tế. 29
    CHƯƠNG III 30
    PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP. 30
    I.Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Biên giới quốc gia. 30
    1.1. Xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 30
    1.2. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam. 30
    1.3. Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định; giải quyết các vấn đề tranh chấp thông qua đàm phán hoà bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau. 30
    1.4.Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lí thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũ trang là nòng cốt. 31
    II.Phương hướng và Giải pháp. 31
    2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các lực lượng trong quản lý, bảo vệ BGQG. 31
    2.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, tạo sự thống nhất nhận thức và hành động trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về biên giới và bảo vệ BGQG. 32
    2.3. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và các văn bản pháp lý về biên giới. 33
    2.4. Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình bảo vệ biên giới, gắn với điều chỉnh đưa dân ra sát biên giới, bảo đảm vừa phát triển sản xuất, vừa bảo vệ đường biên, mốc giới. 33
    2.5. Tăng cường công tác đối ngoại biên phòng, phối hợp giải quyết tốt những vấn đề xảy ra, xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển. 34
    KẾT LUẬN 35
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...