Tiểu Luận Công tác quản lý giáo viên ở các trường THPT nước ta - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1.1. Khái niệm quản lý.
    Từ khi xuất hiện xã hội loài người, con người đã biết quy tụ thành bày, thành nhóm để tồn tại và phát triển. Từ lao động đơn lẻ đến lao động phối hợp con người đã biết phân công, hợp tác với nhau trong cộng đồng đạt được năng xuất lao động cao hơn, hiệu quả hơn. Sự phân công, hợp tác đòi hỏi phải có sự chỉ huy phối hợp, điều hành đó là chức năng của quản lý.
    Các quản điểm truyền thống hay các học thuyết quản lý cổ điển ra đời đã gót 1 thế kỷ nhưng ý nghĩa lý luận cũng như giá trị thực tiễn của chúng vẫn còn nóng hổi bởi vì các học thuyết ấy ra đời trong bối cảnh nền văn minh công nghiệm đã phát triển và nền văn minh ấy vẫn tồn tại. Trên cơ sở tác giả nghiên cứu các học thuyết đó và vận dụng một số các quan điểm khoa học quản lý trong bối cảnh hiện thực của giai đoạn chuyển đổi ngày nay.
    Định nghĩa quản lý có thể xét từ góc cảnh sau:
    - Theo W. Taylor (1856 – 1915) thì “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng chính xác cái gì cần làm, làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất” [ 2, trang 1]
    - Theo Henry Fayon (1842 – 1925) thì “ quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá tổ chức chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”. Ông còn khẳng định “ khi con người lao động hợp tác thì điều tối quan trọng là họ cần xác định rõ công việc mà họ phải hoàn thành và các nhiệm vụ của mỗi cá nhân phải là mắt lưới dẹt lên mục tiêu của tổ chức”. [ 3, trang 46]
    - Theo H. Koontz (người Mỹ) thì “ quản lý là hoạt động đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt đựơc mục tiêu của tổ chức trong một môi trường và đối với những điều kiện, nguồn lực cụ thể”. [4, trang 29]
    - Theo Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì định nghĩa về quản lý là: Tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.
    - Theo từ điẻn về bách khoa học về giáo dục học. khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục được giải nghĩa là việc: thực hiện công quyền để quản lý các hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã hội”
    - Từ những khái niệm trên, ta có thể rút ra kết luận chung về quản ký như sau: quản lý là quá trình tác động có định hướng, có mục đích, có tổ chứuc và có lựa chọn của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm giữ cho sự vận hành của tổ chức được ổn định và làm nó phát triển tới mục tiêu đã đề ra với hiệu quả cao nhất.
    1.1.2. Khái niệm quản lý giáo dục
    Nếu hiểu rõ giáo dục là hoạt động diễn ra trong xã hội nói chung thì quản lý giáo dục là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong xã hội. Nếu hiểu giáo dục là hoạt động chuyên biệt trong các cơ sở giáo dục thì quản lý giáo dục là quản lý các hoạt động trong một cơ sở giáo dục như: trường học. trưng tam giáo dục Quản lý giáo dục là một loại hình quản lý đặc biệt
    - Một số các tác giả đã đưa ra những khái niệm quản lý giáo dục như sau:
    + “ Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhắm đẩy mạnh cộng tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội nói hiện nay”. [5]
    + Nói một cách khác: “ Quản lý giáo dục là điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân”.
    1.1.2. Bản chất và chức năng của quản lý.
    1.1.2.1.Bản chất của hoạt động quản lý.
    - Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của quản lý đến tập thể người bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Trong giáo dục nhà trường đó là tác động của người quản lý đến toàn thể giáo viên, học sinh và các lực lượng khac nhau nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu của giáo dục.
    - Chủ thể quản lý: cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức
    - Khách thể quản lý: những con người cụ thể, quan hệ giữa những con người, giữa những nhóm người khác nhau
    - Công cụ quản lý: là phương thức tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý: mệnh lệnh, quyết định, chính sách, luật lệ
    - Phương pháp quản lý: có thể do nhà quản lý áp đặt hoặc do sự cam kết giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý
    + Trong quản lý giáo dục thì:
    - Chủ thể quản lý: bộ máy quản lý các cấp
    - Khách thể quản lý: là hệ thống quản lý giáo dục (trường học, trung tâm giáo dục )
    - Quan hệ quản lý: người dạy - người học, người quản lý - người dạy
    1.1.2.2. Chức năng của quản lý
    Chức năng của quản lý là các hoạt động xác định được chuyên môn hoá, nhờ đó có thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý, hay nói một cách khác chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý đặc biệt, thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Có thể nói là quản lý có 4 chức năng sau:
    - Chức năng kế hoạch hoá
    - Chức năng tổ chức
    - Chức năng lãnh đạo
    - Chức năng kiểm tra
    1.1.2.3. Quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
    Ở Việt Nam một số tác giả cho rằng: đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục là tập thể ngươig bao gồm: cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên. Nếu chỉ đề cập đặc điểm của ngành thì đội ngũ nhag giáo chủ yếu là đôi ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ nhà giáo.
    Việc quản lý và nâng cao hoạt động của nhà trương phụ thuộc vào cơ chế quản lý và chính sách phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nhà trường. Vấn đề quản lý nhân sự ở nhà trường có nhiều cách tiếp cận và tìm ra nhiều những giải pháp. Đề tài nghiên cứu của tiểu luận chỉ tập trung vào kía cạnh: công tác quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở nhà trường THPT để đề xuất những giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng đội nguc nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
    1.2. Cơ sở pháp lý
    *. Vai trò của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong trường THPT
    - Theo điều 70 luận giáo dục: “ Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác” [6]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...