Luận Văn Công tác quản lý dự án tại Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Quản lý dự án là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại. Nó khác hoàn toàn so với việc quản lý công việc thường ngày của một nhà hàng, một công ty sản xuất hay một nhà máy - bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được xác định rõ của công việc. Trong khi đó, công việc của quản lý dự án và những thay đổi của nó mang tính duy nhất, không lặp lại, không xác định rõ ràng và không có dự án nào giống dự án nào. Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, không gian và thời gian khác nhau, thậm chí trong quá trình thực hiện dự án còn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ chủ đầu tư. Cho nên, việc điều hành quản lý dự án cũng luôn thay đổi linh hoạt, không có công thức nhất định.
    Trong khoảng một thập niên trở lại đây, cùng với xu hướng hội nhập khu vực hóa, toàn cầu hóa trong mọi lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực đầu tư xây dựng, công tác quản lý đầu tư xây dựng ngày càng trở nên phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tác và nhiều bộ môn liên quan. Do đó, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng đòi hỏi phải có sự phát triển sâu rộng, và mang tính chuyên nghiệp hơn mới có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng ở nước ta trong thời gian tới. Điều này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước, mà còn tùy thuộc vào sự phấn đấu, không ngừng nâng cao chất lượng, chuyên môn của bản thân các doanh nghiệp xây dựng, nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất cho các dự án xây dựng công trình, đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho đất nước.
    Xuất phát từ thực tế trên, bằng kiến thức về chuyên nghành đầu tư được tích lũy trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường cùng thời gian thực tập thiết thực tại Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1, tôi đã chọn vấn đề : “Công tác quản lý dự án tại Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.

    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

    Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc xem xét, đánh giá thực trạng công tác quản lý các dự án của đầu tư xây dựng công trình Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1 trên cơ sở vận dụng những lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư, để đề ra các giải pháp giúp hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý dự án tại Công ty, đồng thời kiến nghị với Nhà nước biện pháp nhằm mở rộng, phát triển hoạt động quản lý dự án cho Công ty nói riêng và các công ty xây dựng vừa và nhỏ nói chung trong nền kinh tế thị trường hội nhập hiện nay.
    Để thực hiện mục đích trên, chuyên đề có nhiệm vụ :
    - Luận giải các vấn đề lý luận, thực tiễn về đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, xây dựng hệ thống quy trình, nội dung đánh giá hiệu quả đầu tư trong công tác quản lý xây dựng công trình
    - Đánh giá thực trạng quản lý các dự án đầu tư xây dựng dân dụng của Công ty hiện nay, nêu ra những vấn đề bất cập cần giải quyết trong tổ chức, thực hiện quản lý dự án, từ đó đề ra nhóm giải pháp phù hợp tình hình thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, mang lại thành công cao cho công trình.
    - Đề xuất các quan điểm định hướng, giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm giúp cho cơ quan hoạch định, quản lý của Nhà nước đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án của Công ty cũng như các doanh nghiệp xây dựng.

    3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    - Đối tượng đề tài tập trung nghiên cứu là các hoạt động quản lý dự án mà Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1 đang triển khai và tổ chức thực hiện
    - Phạm vi nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dụng trong quản lý dự án đầu tư phát triển, trong đó tập trung chủ yếu vào nội dung quản lý các công trình xây dựng dân dụng do Công ty làm chủ chủ đầu tư trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2008

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Để triển khai đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây :
    - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin; các phương pháp nghiên cứu chung như phương pháp tổng hợp, phân tích so sánh; các phương pháp thống kê kết hợp với khảo sát thực tế.
    - Các phương pháp nghiên cứu mang tính đặc thù của lĩnh vực đầu tư dự án như phân tích theo chu kỳ dự án, phân tích các bên có liên quan, các phương pháp đánh giá kết quả, hiệu quả đầu tư, các phương pháp phân tích đánh giá đầu tư khác như phân tích lưu đồ, phân tích
    SWOT .
    - Vận dụng các chính sách, văn bản quy định, hướng dẫn của Nhà nước, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch - Đầu tư về quản lý đầu tư xây dựng công trình vào thực tiễn nghiên cứu đề tài.

    5. Kết cấu của chuyên đề

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của chuyên đề được kết cấu thành 2 chương :

    Chương 1 : Thực trạng công tác quản lý dự án tại Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1

    Chương 2 : Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án tại Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1

    Chuyên đề này có nội dung nghiên cứu khá rộng, liên quan đến nhiều mặt nội dung và nhiều vấn đề cần giải quyết. Tuy được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của thầy giáo TS.Nguyễn Hồng Minh nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên chuyên đề khó tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy, Tôi rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của cán bộ phòng Đầu tư Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1 cùng các thầy cô Bộ môn để đề tài nghiên cứu có thể hoàn thiện hơn nữa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...