Thạc Sĩ Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Nâng cao Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông thành Phố Hưng Yên
    Định dạng file word

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm Châu thổ sông Hồng nơi có cái nôi của vựa lúa Bắc bộ, cũng là nơi có số lượng rất lớn về quần thể các cụm di tích lịch sử văn hóa, nằm trải dài trên toàn tỉnh.
    Quần thể cụm di tích lịch sử - văn hóa Phố Hiến là một tiêu điểm minh chứng cho một vùng đất văn hiến giàu truyền thống, chỉ tính riêng cụm di tích Phố Hiến đã có 158 di tích lớn nhỏ, trong đó bao gồm: đình, chùa, đền, miếu mạo .bên cạnh đó vùng đất này vẫn còn lưu giữa được tổng thể nhiều giá trị văn hóa vật chất của một số di tích thực sự có đặc trưng nổi bật, một trong số đó phải nhắc tới di tích lịch sử - văn hóa kiến trúc nghệ thuật chùa Chuông phường Hiến Nam thành phố Hưng Yên.
    Dưới góc độ văn hóa chùa Chuông là nơi gửi gắm các yếu tố tâm linh, tín ngưỡng đồng thời chùa còn là nơi giáo dục các giá trị đạo đức hướng con người đến với cái chân thiện, tạo nên một tinh thần đoàn kết nhân dân trong vùng ngày càng mạnh mẽ vốn có trong tiềm thức của người dân Việt.
    Dưới góc độ Mĩ thuật chùa Chuông có một giá trị văn hóa kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, đây chính là những tinh hoa sáng tạo của cha ông ta, là tiếng nói riêng của người đời xưa đã làm nên một kiệt tác hết sức đa dạng đi cùng các giá trị tạo hình phong phú của thời hậu Lê, điều này mang sự ẩn ý bao hàm nhiều lớp ý nghĩa văn hóa khác nhau chưa được làm rõ.
    Trên thực tế hiện nay, công tác bảo tồn di tích ở Hưng Yên vẫn còn khá nhiều hạn chế, ít quan tâm của các cấp các ngành, đặc biệt là ngành Văn hóa, nhiều cụm di tích đang có nguy cơ bị xuống cấp trầm trọng. Chùa Chuông là một di tích điển hình nằm trong không gian quần thể của Phố Hiến, trải qua những thăng trầm lịch sử, yếu tố thiên nhiên, chiến tranh phá hoại .chùa Chuông thực sự đang dần bị xuống cấp trên tổng thể kiến trúc, và nhiều giá trị nghệ thuật tạo hình do được làm bằng nhiều nguồn chất liệu khác nhau cũng đang trong tình trạng vỡ nứt. Qua nhiều lần tác giả đi thực địa, thấy rằng chùa mỗi ngày một đi xuống mà chưa có phương án hay kế hoạch bảo tồn, từ những ban ngành, người làm công tác quản lý di tích.
    Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X kỳ họp IX ngày 26 tháng 10 năm 2001 thông qua việc thực hiện Luật di sản văn hóa bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc là nhiệm vụ của Nhà nước của mỗi người dân.
    Là một sinh viên đang theo học chuyên ngành quản lý văn hóa, đồng thời là một người con của vùng đất văn hiến nơi có di tích chùa Chuông án ngữ, tác giả cảm nhận rằng với những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mà chùa Chuông có được, lưu giữa cho đến tận ngày nay hết sức quý giá, tuy nhiên công tác quản lý văn hóa nói chung và những người làm công tác quản lý di tích nói riêng thật sự chưa biết coi trọng giá trị văn hóa này.
    Xuất phát từ nhiều lý do trên, tác giả xin mạnh dạn một lần nữa chọn chùa Chuông làm đề tài nghiên cứu về: Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Cho dù có nghiên cứu ở góc độ nào, chắc chắn cũng sẽ không thể tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong quý thầy cô, các bạn sinh viên đóng góp cho khóa luận tốt nghiệp này được hoàn chỉnh hơn.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Trong một vài năm gần đây chùa Chuông đã trở thành tâm điểm cho những công trình nghiên cứu khoa học, đã có nhiều đề tài, luận văn, các tạp chí .Chính vì vậy chùa Chuông không phải một đề tài mới lạ:
    Đề tài: ''Khảo sát nghiên cứu Phố Hiến. Khoa sử Trường ĐHSP Hà Nội''. Bước đầu đã đưa ra những nghiên cứu cơ bản, có cái nhìn tổng thể về mặt lịch sử của trung tâm thương cảng Phố Hiến, và vai trò của các di tích văn hoá lịch sử nằm trên vùng thương cảng phát triển rực rỡ một thời. Trong đó di tích lịch sử chùa Chuông là nơi sinh hoạt văn hoá tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân trong và ngoài vùng, đặc biệt còn là nơi sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng của người ngoại quốc.
    Song bên cạnh đó ở mỗi đề tài đều có sự nghiên cứu khác biệt về phạm vi nghiên cứu, các luận điểm khoa học, của mỗi tác giả là khác nhau.
    Đề tài: Nâng cao Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông thành Phố Hưng Yên, là đề tài của sinh viên đang theo học chuyên ngành quản lý văn hoá nghiên cứu đầu tiên, do đó chắc chắn không tránh khỏi những mặt hạn chế, thiếu sót. Em rất mong sự quan tâm đóng góp của các thầy cô để đề tài này được hoàn thiện tốt nhất.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    - Làm rõ không gian văn hóa của chùa Chuông trong quần thể di tích lịch sử Phố Hiến Thành Phố Hưng Yên.
    - Nghiên cứu giá trị Nghệ thuật kiến trúc, tạo hình của chùa Chuông TP. Hưng Yên.
    - Bước đầu đánh giá thực trạng công tác quản lý di tích chùa Chuông.
    - Nâng cao ý thức gìn giữ và bảo vệ di tích lịch sử văn hóa - kiến trúc Nghệ thuật chùa Chuông.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Bước đầu khảo sát thực trạng tình hình di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông TP. Hưng Yên.
    - Đánh giá thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông TP. Hưng Yên.
    - Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao việc bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa kiến trúc nghệ thuật chùa Chuông TP. Hưng Yên.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    - Đề tài nghiên cứu đối tượng chính là công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông phường Hiến Nam - TP. Hưng Yên.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Đề tài nghiên cứu trong phạm vi di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông phường Hiến Nam - TP. Hưng Yên.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
    - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích số liệu, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh .
    - Phương pháp điền dã thực tế .
    - Phương pháp diễn giải, tổng hợp, quy nạp .
    6. Đóng góp của đề tài
    - Góp phần làm rõ vị trí vai trò chùa Chuông trong quần thể di tích lịch sử Phố Hiến TP. Hưng Yên.
    - Qua tìm hiểu và nghiên cứu, bước đầu đề tài đã khái quát được thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông.
    - Đề tài còn có thể dùng làm nguồn tra cứu tư liệu, tài liệu tham khảo cho các thư viện.
    - Đề tài là công trình nghiên cứu các giá trị nghệ thuật kiến trúc, đồng thời chỉ ra nét độc đáo riêng biệt của nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật tạo hình trong kiến trúc chùa Chuông hiện nay.
    -Trên cơ sở thực trạng đề tài đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao công tác gìn giữ bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa kiến trúc Nghệ thuật chùa Chuông TP. Hưng Yên.
    7. Kết cấu đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm hai chương:
    Chương 1: Chùa Chuông trong quần thể di tích lịch sử - văn hóa Phố Hiến
    Chương 2: Nghệ thuật kiến trúc – Điêu khắc trang trí chùa Chuông
    Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa chùa Chuông

    Chương 1
    CHÙA CHUÔNG TRONG QUẦN THỂ DI TÍCH
    LỊCH SỬ - VĂN HÓA PHỐ HIẾN
    1.1. Khái quát về vị trí địa lý phố Hiến.
    Vào thế kỷ XVII – XVIII, từ Thăng Long xuôi dọc theo sông Hồng về phía Nam đã xuất hiện một thương cảng sầm uất nổi tiếng đó là chính thương cảng cổ Phố Hiến, dân gian vẫn thường nhắc đến:
    “ Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”
    Đô thị cổ Phố Hiến thuộc TP. Hưng Yên nằm ở trung tâm Châu thổ sông Hồng. Với diện tích tự nhiên 20,151 km2, là vùng đất nằm bên tả ngạn sông Hồng cách thủ đô Hà Nội hơn 50 km về phía Đông Nam.
    Phía Bắc tiếp giáp với xã Bảo Khê huyện Kim Động
    Phía Nam tiếp giáp với xã Quảng Châu huyện Tiên Lữ
    Phía Đông tiếp giáp xã Hồng Nam huyện Tiên Lữ
    Phía Tây tiếp giáp sông Hồng
    Phố Hiến từ xa xưa vốn là cửa biển là nơi hội tụ của ngã ba sông: sông Hồng, sông Luộc, sông Vị Hoàng. Nơi đây có hệ thống giao thông đường thủy rất thuận tiện ngược sông Hồng đi thủ đô Hà Nội, xuôi sông Hồng đền ngã ba sông ngày nay (cửa sông Luộc), tiếp tục xuôi theo sông Hồng là đến Thái Bình, Nam Định, cuối cùng là đổ ra cửa Ba Lạt. Từ ngã ba sông ngược lên sông Luộc đi Ninh Giang, Kiến An và ra đến cửa sông Văn Úc. Như vậy có thể thấy được vị trí cũng như tầm chiến lược của thương cảng Phố Hiến hết sức có vai trò to lớn, đảm nhiệm là trung tâm buôn bán trên đường thủy nội địa, chính vì vậy đây là một trong những điều kiện và cũng là nguyên nhân chủ yếu kiến cho vùng đất này trở thành một trung tâm kinh tế, chính trị, quan trọng vào bậc nhất nhì trong cả nước cách đây hơn ba thế kỷ (ngang hàng với đô thị cổ Hội An đàng trong và chỉ đứng sau kinh thành Thăng Long đàng ngoài). Tuy nhiên xét về mặt địa hình cả nước chúng ta thì duy nhất chỉ có Hưng Yên và Thái Bình là không có rừng, không có núi, địa hình tương đối bằng phẳng. Vì vậy người xưa thường truyền tụng rằng:
    Bán nguyệt hồ tiền nguyên thị hải
    Nhất bình đẩu ngoại cánh vô sơn
    Dịch nghĩa:
    Hồ bán nguyện trước đây vốn là biển
    Ngoài ngọn Đẩu ra không có núi
    (Ngọn Đẩu ở đây là một gò đất cao ngày nay thuộc xã Đào Đặng huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên).
    Theo lời truyền tụng của nhân dân vùng đất này được hình thành từ rất muộn, nơi đây vốn là một cửa sông lớn đưa nước sông Hồng chảy ra biển. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử trong quá trình lưu chuyển của mình, sông Hồng đã để lắng đọng lại đây những lớp đất phù sa dần theo thời gian hình thành nên một vùng đất màu mỡ. Người dân Việt xưa kia từ vùng cao Châu thổ phía Bắc thượng nguồn của sông Hồng trong quá trình Nam tiến của mình dọc theo dòng chảy của sông Hồng đã đến vùng đất này khai hoang lập ấp và lập nên vùng quê mới trù phú, tiền thân của một Phố Hiến sầm uất sau này.
    1.2. Vài nét về lịch sử ra đời của Phố Hiến.
    1.2.1. Lược sử mảnh đất Phố Hiến
    Phố Hiến trong thời kỳ Bắc thuộc (đời Hán) là vùng đất thuộc về Giao Chỉ đầu đời Đường đặt làm Châu Diễn, đầu đời Trịnh Quán đổi Châu Diễn làm Chu Diên thuộc Châu Giao. Đến triều đại Ngô Quyền (938 – 965) được đặt tên là Đằng Châu, nhưng đến thời Tiền Lê (1005) được đổi thành phủ Thái Bình.
    Đời Lý Cao Tông (thế kỷ 11) thuộc về Đằng Châu, Khoái Châu. Đời Trần chia nước làm 12 lộ, Phố Hiến là vùng đất thuộc về lộ Khoái Châu. Năm Thuận Thiên thứ 1 (1428) Lê Thái Tổ chia nước ta làm 5 đạo, Phố Hiến lúc bấy giờ thuộc Nam Đạo. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) trong nước chia làm 12 đạo Thừa Tuyên, thì Phố Hiến lại thuộc Thiên Trường Thừa Tuyên. Tháng

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Trần Lâm Biền (1996), Chùa Việt, Nxb. Văn hóa-Thông tin Hà Nội.
    2. Nguyễn Duy Cần (1992), Phật học tinh hoa, Nxb. TP Hồ Chí Minh.
    3. Ngô Văn Doanh (1990), Hình tượng Quan Âm Nam Hải, T/C Khảo Cổ.
    4. Nguyễn Quang Điển (2003), Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, Nxb.Tp. Hồ Chí Minh.
    5. Trịnh Minh Đức (1993), Bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá, Nxb Đại Học Văn hóa Hà Nội.
    6. Lê Hồng Hạnh (2008), Di sản văn hoá truyền thống với vấn đề phát triển du lịch (trên cơ sở khảo sát địa bàn tỉnh Hưng Yên), Nxb. Luận án Văn hóa.
    7. Nguyễn Văn Huyên (1995), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội.
    8. Nguyễn Duy Hy (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, Nxb. Chính trị quốc gia.
    9. Nguyễn Khởi (2002), Bảo tồn và trùng tu các di tích, Nxb. Xây dựng
    10. Nguyễn Bá Lăng (1972), Kiến trúc Phật giáo Việt Nam, ĐH Vạn Hạnh.
    11. Ngô Sỹ Liên (1968), Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội.
    12. Đăng Văn Lung (1991), Tam tòa Thánh Mẫu, Nxb. Văn hóa dân tộc.
    13. Vũ Tam Lang (1996), Kiến trúc cổ Việt Nam, Nxb. Xây dựng.
    14. Lâm Hải Ngọc (2005), Những di tích danh thắng tiêu biểu Phố Hiến - Hưng Yên, Nxb. Văn hóa – Thông tin.
    15. Đinh Khắc Thuân (1999), Văn bia Hưng Yên nguồn sử liệu quý, Nxb. Văn hóa – Thông Tin.
    16. Trịnh Như Tấu (1937), Hưng Yên địa chí, Nxb. Bảo tàng tỉnh Hưng Yên
    17. Lê Mạnh Thát (1999), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb. Thuận hóa.
    18. Ngô Đức Thịnh (1996), Đạo Mẫu ở Việt Nam, Nxb. Văn hóa-Thông tin.
    19. Bùi Văn Tiến (2000), Chùa Bút Tháp, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    20. Trần Ngọc Thêm (1999), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Tổng
    hợp TP. Hồ Chí Minh.
    21. Thích Tâm Thiện (1995), Tư tưởng Mỹ học Phật giáo, Nxb. Thành hội Phật giáo TP. HCM.
    22. Phan Cẩm Thượng (2000), Chùa Bút Tháp, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội.
    23. Thích Thanh Từ (1966), Phật giáo trong mạch sống dân tộc, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam.
    24. Nguyễn Quân (1991), Mỹ thuật của người Việt, Nxb. Mỹ thuật Hà Nội.
    25. Ngô Duy Quỳnh (1986), Tìm hiểu kiến trúc Việt Nam, Nxb. Xây dựng.
    26. Thích Phụng Sơn (1995), Những nét văn hóa của đạo phật, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam.
    27. Hoàng Vinh (1997), Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc, Nxb. Chính trị quốc gia.
    28. Trần Quốc Vượng (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn hóa- TT.
    29. Lịch sử Đảng bộ thị xã Hưng Yên (1994), Nxb. Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Hưng Yên.
    30. Trang Website : thuvienhoasen.org / phatgiaovietnam.net / phathoc.net.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...