Báo Cáo Công tác quản lý chi Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Can Lộc – Tỉnh Hà Tĩnh giai

Thảo luận trong 'Bảo Hiểm' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo thực tập khoa Bảo hiểm ĐH Lao động xã hội lớp Đ4 BH2

    LỜI MỞ ĐẦUChính sách Bảo hiểm xã hội được Đảng và Nhà nước ta thực hiện từ năm 1960 của thế kỷ XX. Kể từ đó đến nay, chính sách Bảo hiểm xã hội đã được phát huy tác dụng, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người lao động. Bảo hiểm xã hội luôn có mặt khi người lao động gặp rủi ro như: ốm đau, bệnh tật, tuổi già và những khó khăn khác trong cuộc sống.
    Hiện nay được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước mà chính sách Bảo hiểm xã hội ngày càng được thực hiện tốt và hiệu quả hơn đối với các đối tượng tham gia. Đến nay, Bảo hiểm xã hội đã thực hiện cho công chức Nhà nước, lực lượng vũ trang, và người lao động trong mọi thành phần kinh tế ở những nơi có quan hệ lao động và còn tiếp tục mở rộng hơn nữa. Với 3 loại hình đang được thực hiện đó là: Bảo hiểm xã hôi bắt buộc, Bảo hiểm xã hội tự nguyện và Bảo hiểm thất nghiệp. Cùng với sự phát triển của đất nước chính sách Bảo hiểm xã hội luôn cần được đổi mới cho phù hợp với xu thế phát triển.
    Bảo hiểm xã hội Huyện Can Lộc trực thuộc Bảo hiểm xã hội Tỉnh Hà Tĩnh. Trong thời gian hoạt động Bảo hiểm xã hội huyện đã có những thành tích đóng góp vào việc đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Can Lộc, giúp cho người lao động ổn định được cuộc sống. Hai nhiệm vụ chính của Bảo hiểm xã hội huyện Can Lộc là thu và chi các chế độ trong công tác Bảo hiểm xã hội. Thực hiện tốt quản lý chi sẽ góp phần vào công tác chi trả chế độ Bảo hiểm xã hội cho người lao động chi đúng, chi đủ và đảm bảo về thời gian.
    Trong thời gian 3 tháng thực tập tại Bảo hiểm xã hội huyện Can Lộc em đã thu nhận được một số kiến thức thực tế về vấn đề quản lý chi các chế độ trong công tác Bảo hiểm xã hội. Em tiến hành thực hiện chuyên đề thực tập với đề tài
    Công tác quản lý chi Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Can Lộc – Tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2008 – 2011 thực trạng và giải pháp.” Nhằm xem xét và nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chi Bảo hiểm xã hội để đóng góp một số giải pháp cho Bảo hiểm xã hội huyện Can Lộc thực hiện tốt hơn việc chi trả Bảo hiểm xã hội cho người hưởng chính sách.
    Báo cáo chuyên đề thực tập của em gồm 2 phần:
    PHẦN I: Báo cáo chung về tình hình thực hiện Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Can Lộc – Tỉnh Hà Tĩnh.
    PHẦN II: Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp với kết cấu chia thành 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận chung về quản lý chi Bảo hiểm xã hội.
    Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Lộc – Tỉnh Hà Tĩnh.
    Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Lộc – Tỉnh Hà Tĩnh.

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    PHẦN I: BÁO CÁO CHUNG 3
    CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA CƠ QUAN BHXH CAN LỘC 3
    I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 3
    1. Điều kiện tự nhiên: 3
    2. Điều kiện kinh tế xã hội: 4
    3. Nguồn lao động: 4
    4. Nguồn lực tài chính. 5
    II. Vài nét khái quát về BHXH ở Huyện Can Lộc . 6
    1. Quá trình hình thành và phát triển BHXH huyện Can Lộc 6
    2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của BHXH Can Lộc . 7
    2.1. Chức năng và nhiệm vụ của BHXH Can Lộc: 7
    2.1.1. Chức năng của BHXH Can Lộc: . 7
    2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn . 7
    2.2. Cơ cấu tổ chức của BHXH Can Lộc . 9
    3. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật 10
    4. Khó khăn, thuận lợi 10
    CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH Ở BHXH HUYỆN CAN LỘC 12
    1. Công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách pháp luật BHXH 12
    2. Tình hình tham gia BHXH trên địa bàn huyện Can Lộc: 12
    3. Tình hình thu BHXH tại BHXH Can Lộc: 14
    4. Công tác giải quyết chế độ chính sách BHXH. 15
    5. Công tác chi trả các chế độ BHXH cho người lao động. 15
    5.1. Công tác chi và giám định chi BHYT. 16
    5.2. Công tác chi trả chế độ ngắn hạn. 17
    5.3. Công tác chi trả chế độ dài hạn . 17
    6. Công tác quản lý lưu trữ hồ sơ về BHXH. 18
    7. Công tác kiểm tra . 18
    8. Công tác giải quyết khiếu nại. 18
    CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 19
    3.1.Nhận xét chung. 19
    3.1.1. Những mặt đạt được 19
    3.1.2.Những mặt còn tồn tại. 19
    3.2.Kiến nghị. 20
    PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở BẢO HIỂM XÃ HỘI CAN LỘC – TỈNH HÀ TĨNH. 22
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI 22
    1.1. Khái niệm và vai trò quản lý chi Bảo hiểm xã hội. 22
    1.1.1. Khái niệm quản lý chi Bảo hiểm xã hội 22
    1.1.2. Vai trò quản lý chi BHXH. 23
    1.1.2.1. Đối với đối tượng thụ hưởng chính sách BHXH : 23
    1.1.2.2. Đối với hệ thống BHXH, thực hiện tốt công tác quản lý chi sẽ góp phần quan trọng trong việc : 23
    1.1.2.3. Đối với hệ thống an sinh xã hội: 24
    1.1.2.4. Đối với xã hội: 25
    1.2. Nội dung quản lý chi Bảo hiểm xã hội. 26
    1.2.1. Quản lý đối tượng được hưởng các chế độ BHXH. 26
    1.2.2. Quản lý về điều kiện hưởng và mức hưởng BHXH. 27
    1.2.3. Quản lý việc chi trả các chế độ cho người thụ hưởng BHXH. 27
    1.2.4. Lập báo cáo quyết toán, báo cáo thống kê tình hình chi trả chế độ BHXH theo quy định của Luật Kế toán và Luật Thống kê. 28
    1.3. Quy trình quản lý chi BHXH. 28
    1.3.1. Phân cấp quản lý chi BHXH. 28
    1.3.1.1. Đối với BHXH tỉnh: 28
    1.3.1.2. Đối với BHXH huyện: 28
    1.3.2. Lập, xét duyệt dự toán chi BHXH. 28
    1.3.2.1. Đối với BHXH huyện: 28
    1.3.2.2. Đối với BHXH tỉnh: 29
    1.3.2.3. Đối với BHXH Việt Nam. 29
    1.3.3. Tổ chức chi BHXH. 29
    1.3.3.1. Chi trả các chế độ BHXH. 29
    1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi BHXH. 32
    1.4.1. Hệ thống chứng từ sổ sách kế toán. 32
    1.4.2. Hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH. 32
    1.4.3. Cơ sở pháp lý. 32
    1.4.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH. 32
    1.4.5. Công nghệ thông tin. 33
    2.1. Tổ chức thực hiện công tác quản lý chi BHXH. 33
    2.1.1. Công tác tổ chức thực hiện. 33
    2.1.2. Công tác quản lý chi BHXH. 33
    2.1.2.1. Quản lý lương hưu và trợ cấp BHXH. 33
    2.1.2.2. Quản lý chế độ ngắn hạn. 36
    2.1.2.3. Quản lý chi trả một lần 38
    2.1.2.4. Quy trình chi trả và phương thức cấp phát kinh phí. 38
    2.2. Kết quả chi trả các chế độ BHXH. 41
    2.2.1. Chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH. 43
    2.2.1.1. Chế độ hưu trí. 43
    2.2.1.2. Chi trả chế độ tử tuất. 44
    2.2.1.3 Chi trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 45
    2.2.1.4. Chi trả các chế độ khác. 46
    2.2.2 Chi trả chế độ ngắn hạn. 46
    2.2.2.1. Chi trả chế độ ốm đau. 46
    2.2.2.2. Chi trả chế độ thai sản. 47
    2.2.2.3. Chi trả chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe. 48
    2.3. Một số đánh giá về công tác quản lý chi BHXH. 49
    2.3.1. Một số kết quả đạt được. 49
    2.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân. 51

    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN CAN LỘC – TỈNH HÀ TĨNH. .56
    3.1. Định hướng phát triển hoạt động của BHXH Can Lộc. 53
    3.1.1. Phương hướng và nhiệm vụ trong công tác BHXH năm 2011. 53
    3.1.2. Định hướng về công tác quản lý chi BHXH ở BHXH Can Lộc. 53
    3.2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi BHXH ở BHXH Can Lộc. 54
    3.2.1. Sắp xếp và kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy và thực hiện chi trả Bảo hiểm xã hội. 54
    3.2.1.1 Quản lý chi với các chế độ hưu trí, TNLĐ – BNN và chế độ tử tuất. 54
    3.2.1.2. Quản lý chi đối với chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK. 55
    3.2.2. Biện pháp về cải cách thủ tục hành chính. 56
    3.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi BHXH. 56
    3.2.4. Nâng cao trình độ cán bộ. 57
    3.3. Khuyến nghị 57
    3.3.1. Đối với cơ quan BHXH Việt Nam. 57
    3.3.1.1. Đưa ra chỉ tiêu phù hợp với bảng cân đối thu – chi. 58
    3.3.1.2. Tăng cường thanh tra - kiểm tra công tác chi trả chế độ BHXH 59
    3.3.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hiện đại hoá ngành BHXH. 59
    3.2.2. Đối với BHXH Tỉnh Hà Tĩnh. 60
    3.2.2.1. Kiểm tra, giám sát bằng báo cáo tài chính. 60
    3.2.2.2. Đáp ứng đối tượng hưởng đúng thời gian chuyển danh sách chi trả lương, trợ cấp. 60
    3.2.2.3. Thực hiện luân chuyển cán bộ . 60
    3.2.2.4. Giải quyết thắc mắc, hoàn thiện dần công tác quản lý chi BHXH. 61
    3.2.3. Khuyến nghị với UBND huyện, các ban ngành có liên quan và Bảo hiểm xã hội Can Lộc. 61
    KẾT LUẬN 63
    DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT. 64
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...