Báo Cáo Công tác phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra của Thanh tra tỉnh Lạng Sơn

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong giai hiện nay, dưới sự tác động của xu hướng toàn cầu hóa hội nhập, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, có rất nhiều quốc gia đã nỗ lực cải cách hành chính, để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy trong các cơ quan hành chính Nhà nước. Trước những đòi hỏi của nền công vụ, nền hành chính nước ta đã có những biến đổi sâu sắc, nhanh chóng theo hướng ngày càng hiện đại, năng động và hiệu quả hơn để đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi nền công vụ. Với việc sử dụng tốt ưu điểm công nghệ thông tin trong nền công vụ và quan tâm nhiều đến chất lượng công việc, công cuộc cải cách hành chính Nhà nước đã bước đầu mang lại những hiệu quả to lớn và đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
    Hoạt động quản lý Nhà nước xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước. Quản lý Nhà nước có hiệu quả là một yêu cầu hết sức quan trọng của hệ thống Nhà nước.
    Lênin đã viết “Quản lý đồng thời phải có thanh tra, quản lý và thanh tra đó là một chứ không phải là hai”. Như vậy, quản lý Nhà nước và Thanh tra có mỗi quan hệ mật thiết với nhau. Thanh tra chỉ xuất hiện khi có Nhà nước và ở đâu có quản lý nhà nước thì ở đó có thanh tra. Trong mỗi quan hệ này, quản lý Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chi phối hoạt động của thanh tra (thể hiện ở việc xác định đường lỗi, chủ trương, qui định thẩm quyền của các cơ quan thanh tra; sử dụng các kết quả, thông tin từ phía cơ quan thanh tra). Thực tế cho thấy rằng, một thể chế hành chính và cơ chế quản lý nhà nước sẽ không đầy đủ và kém hiệu quả nếu thiếu thanh tra. Hoạt động có tính hiệu quả của thanh tra sẽ ngăn chặn được nguy cơ biến dạng, tùy tiện, thiếu kỷ cương trong hoạt động của bộ máy nhà nước.
    Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước nhất thiết phải tiến hành hoạt động thanh tra việc thực hiện các quyết định mà mình đã ban hành hay nói cách khác là tất cả các giai đoạn của chu trình quản lý nhà nước đều phải thông qua thanh tra, kiểm tra để có thông tin đầy đủ và chính xác. Đó là một khâu không thể thiếu trong hoạt động quản lý Nhà nước để kiểm tra, giám sát việc chấp hành chính sách pháp luật, nhiệm vụ được giao của đối tượng chịu sự quản lý. Chính vì vậy, thanh tra, kiểm tra là một phương thức đảm bảo pháp chế, tăng cường kỷ luật nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phòng ngừa và đẩy lùi tệ tham nhũng cần phải được xác định như một yếu tố tất yếu của quản lý.
    Tham nhũng luôn gắn bó chặt chẽ và hữu cơ với sự tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước. Về mặt lý luận, không thể có tệ tham nhũng ngoài nhà nước, tách khỏi bộ máy quản lý, cai trị. Tham nhũng là căn bệnh đồng hành đặc trưng của mọi nhà nước, đó là biểu hiện của sự “tha hóa quyền lực nhà nước”, là căn bệnh không thể tránh khỏi của các chế độ. “mọi người có quyền lực đều có xu hướng lạm dụng quyền lực đó”(L. Montsesquieue – nhà tư tưởng lớn người Pháp ở thế kỷ XVI). Như vậy tham nhũng là một hiện tượng xã hội gắn liền với việc hình thành giai cấp và sự ra đời, phát triển của bộ máy nhà nước. Tệ tham nhũng diễn ra ở tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị, không kể quốc gia giàu nghèo, đang ở trình độ phát triển kinh tế như thế nào; tham nhũng diễn ra ở mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa, nó tồn tại và phát triển thường xuyên, hàng ngày, hàng giờ, nó len lỏi vào mọi mặt của đời sống xã hội và đụng chạm đến lợi ích hầu hết của cư dân. Tham nhũng là một căn bệnh nguy hiểm, nó gây ra những hậu quả hết sức nguy hại về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, có khi dẫn đến sự sụp đổ của một cơ chế.
    Xác định được những yêu cầu cấp thiết trên, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục xác định vai trò của thanh tra trong phòng, chống tham nhũng: “Để thực hiện phòng, chống tham nhũng(PCTN) trong bộ máy nhà nước, một trong những giải pháp quan trọng là cần phải hoàn thiện các cơ chế về thanh tra, kiểm tra; phải tập trung chỉ đạo thanh tra, kiểm tra phòng, chống tham nhũng”.
    Để giúp sinh viên có được những cơ sở lý luận thực tế về ngành học của mình, Học viện hành chính đã tổ chức cho sinh viên đi tìm hiểu thực tế tại các cơ quan, tổ chức trong bộ máy Nhà nước. Là một cử nhân hành chính trong tương lai, được về thực tập tại cơ quan thanh tra. Trong suốt thời gian thực tập, tôi đã tìm hiểu và học hỏi được rất nhiều điều, kinh nghiệm quý về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra tỉnh Lạng Sơn.
    Từ những kiến thức đã được học và thời gian thực tập ở Thanh tra tỉnh Lạng Sơn, em chọn đề tài Công tác phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra của Thanh tra tỉnh Lạng Sơn”.
    Do thời gian, khả năng còn hạn chế nên báo cáo không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được những góp ý của thầy cô và bạn đọc.
    MỤC LỤC
    Lời cám ơn. 1
    KẾ HOẠCH THỰC TẬP. 2
    LỜI MỞ ĐẦU 6
    Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH VÀ THANH TRA TỈNH LẠNG SƠN 9
    1.1. Khái quát về tỉnh Lạng Sơn. 9
    1.2. . Tổng quan về thanh tra tỉnh Lạng Sơn. 11
    1.2.1. Vị trí và chức năng. 12
    1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn. 13
    1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế và kinh phí hoạt động của Thanh tra tỉnh Lạng Sơn 16
    Chương 2. CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA TỈNH LẠNG SƠN 19
    2.1. Lý luận chung về phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra. 19
    2.1.1. Cơ sở lý luận. 19
    2.1.2. Cơ sở pháp lý. 28
    2.2. Tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra tỉnh Lạng sơn. 29
    2.2.1. Kết quả thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra tỉnh Lạng Sơn. 29
    2.2.1.1. Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. 29
    2.2.1.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt pháp luật về phòng, chống tham nhũng 33
    2.2.1.4. Kết quả thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. 36
    2.2.1.5. Tình hình phát hiện và xử lý tham nhũng qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 37
    2.2.2. Đánh giá chung. 42
    2.2.2.1. Những kết quả đạt được. 42
    2.2.2.2. Những mặt hạn chế. 43
    2.2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế. 44
    2.2.2.4. Bài học kinh nghiệm: 45
    Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA TỈNH LẠNG SƠN 46
    3.1. Phương hướng. 46
    3.2. Giải pháp. 47
    KẾT LUẬN 50
    Tài liệu tham khảo. 52
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...