Chuyên Đề Công tác phòng, chống tác hại của ma túy trong thanh thiếu niên ở Đòan Thanh niên Thành phố Vĩnh Yên

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN THỨ NHẤT
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
    I.LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
    Thế giới đã trải qua nhiều thập kỷ đấu tranh chống ma túy, Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế đã đầu tư nhiều công sức, tài chính cùng các quốc gia trên thế giới nỗ lực phong, chống mày túy. Liên hợp quốc đã ban hành các công ước về kiểm sóat ma túy và xây dựng Chương trình toàn cầu phòng chống ma túy
    Trong những năm qua, ở nước ta, vấn đề ma túy và tội phạm về ma túy diễn biến rất phức tạp và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cuộc đáu tranh phong, chống ma túy ở nước ta đã đạt được những kết quả ban đầu khả quan. Diện tích chồng cây thuốc phiện đã xóa về cơ bản, chúng ta đã khám phá được nhiều đường dây buôn bán và tổ chức tội phạm ma túy lớn, bước đầu kiềm chế được sự gia tăng của tội phạm về ma túy. Tuy nhiên cuộc đấu chiến chống mà túy đang hàng ngày hàng giờ diễn ra hết sức quyết liệt và phức tạp. Tệ nạn ma túy đã mang tính thảm họa của toàn cầu, gây tác hại nhiều mặt về kinh tế, xã hội, sứ khỏe, đạo đức. Ma túy đã làm gia tăng tội phạm, là cầu nối lan chuyền căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, đồng thời còn ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị của mỗi quốc gia. ở Việt Nam, tệ nạn nghiện hút và tội phạm ma túy tăng nhanh và trở thành quốc nạn. Tội phạm về ma túy bị phát hiện ngày càng tăng cả về số vụ và đối tượng, có vụ thu giữ hàng tấn heroin với hàng trăm đối tượng. Để ngăn chặn thảm họa ma túy và tích cực hưởng ứng Chương trình toàn cầu phògn, chống ma túy, Chính phủ Việt Nam đã khẳng định quyết tâm xóa bỏ tệ nạn ma túy. Nhà nước ta đã sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự, thể hiện chính sách hình sự mới trừng trị nghiêm khắc hơn các tội phạm ma túy. Quốc hội ta cũng đã thông qua Luật phòng, chống ma túy. Để thể hiện quyết tâm của Việt Nam, hưởng ứng “ Ngày quốc tế phòng, chống ma túy” do Liên Hợp Quốc phát động và động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phòng chống ma túy, ngày 13/6/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết điịnh lấy ngày 26/6 hàng năm là ngày “ Ngày toàn dân phòng, chống ma túy”; táhng 6 hàng năm là tháng “ Tháng hành động phòng chống ma túy”.
    Tệ nạn ma túy đang là hiểm họa của toàn nhân loại. Với diễn biến ngày càng mang tính phức tạp, tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng, tệ nạn ma túy đã và đang len lỏi đến từng ngõ ngách, mọi đối tượng tỏng xã hội. Tệ nạn ma túy là khởi nguồn của một loạt các vấ đề xã hội. Nó không chỉ hủy hoại sức khỏe, ảnh hưởng đến giống nòi mà còn là một trong những nguyên nhân lớn gây tình trạng lây nhiễm HIV . Nghiện hút, tiêm chích ma túy làm cho đời sống kinh tế của nhiều gia đình rơi vào cảnh túng thiếu, bần cùng. Nghiện hút tiêm chích ma túy còn là nguyên nhân dẫn đến các loại tội phạm, gây rối trật tự an ninh xã hội. Phòng chống ma túy không còn là vấn đề của mỗi quóco gia, nó thực sự trở thành thách thức mang tính tòan cầu, đòi hỏi mỗi gia đình và mọi người phải cùng nhau phối hợp hành động, phòng ngừa ngăn chặn và đấu tranh với tệ nạn nguy hiểm này
    Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm về tệ nạn ma túy diễn ra với quy mô ngày càng lớn, tính chất phạm tội ngày càng nghiêm trọng. Hoạt động của các đối tượng ma túy đã gây ra hậu quả nghiêm trọng trên các lĩnh vực kinh tế – chính trị - xã hôị, an ninh, trật tự - là mối quan tâm, lo lắng của tòan xã hội, nỗi lo âu của nhiều người, nhiều gia đình ; bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường đang là “ môi trường” thuận lợi cho việc buôn bán và tàng trữ ma túy không ngừng gia tăng; một bộ phận thanh niên do chưa có được những kiến thức cần thíêt đê điều chỉnh hành vi trong công tác phòng chống ma túy thêm vào đó là lối sống buông thả, không tự kiềm chế mình, bị rủ rê, lôi kéo . đã trở thành “ Đối tượng” chính để ma túy tấn công.Trước những diễn biến phức tạp đó, đòi hỏi các cấp, các ngành và toàn dân phait tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng ngừa và đấu tranh nhằm ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tệ nạn ma túy.
    Với nhận thức đúng thực trạng và những nguy cơ, thách thức nghiêm trọng từ tệ nạn ma túy, Chuyên đề : Công tác phòng, chống tác hại của ma túy trong thanh thiếu niên ở Đòan Thanh niên Thành phố Vĩnh Yên được bản thân tôi lựa chọn làm chuyên đề tốt nghiệp cho khóa học Trung cấp lý luận và Nghiệp vụ Đòan – Hội - Đội taị Học vịên Thanh thiếu niên Việt Nam; đồng thời, qua chuyên đề này tôi muốn được đóng góp ý kiến tích cực với tổi chức Đòan thanh niên để tham gia có hiệu quả cùng các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác phòng chống ma túy để từ đó xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và ưu thế của Đoàn thanh niên trong việc gần gũi nắm bắt đặc điểm Tâm – sinh lý, nhu cầu ,sở thích của tuổi trẻ để tiếp cận và tổ chức các hình thức tuyên truyền vận động phòng chống ma túy cho phù hợp, hiệu quả đối với từng đối tượng TTN.
    II. MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ:
    Nghiên cứu thực trạng nghiện hút, lạm dụng ma túy trong thanh thiếu niên để có những kiếng nghị đề xuất, những giải pháp mang tính khả thi, các công tác nhằm ngăn chặn đẩy lùi tệ nạn này.
    Xác định vai trò của Đòan thanh niên trong công tác phòng chống nghiện hút ma túy trong thanh niên trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên để từ đó, các cấp bộ Đòan huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị , của tòan thể xã hội, chủ động phối hợp với các ban ngành, đòan thể, tranh thủ sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền trong công việc đấu tranh bài trừ tện nạn ma túy ở địa phương, đơn vị.
    III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
    Nghiên cứu các thực trạng, giải pháp và xác định mức độ nguy hại của tệ nạn nghiện hút ma túy trong thanh niên; làm rõ vai trò của Đòan thanh niên trong lĩnh vực phòng chống ma túy trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên.
    Nắm bắt và phân tích những nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức các mô hình hoạt động của Đòan thanh niên nhằm tuyên truyền, giáo dục thanh niên hiểu biết về tác hại của ma túy, từ đó có nhận thức đúng đắn, phòng ngừa và ngăn chặn hiệu quả.
    Kiến nghị một số giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ Đòan cơ sở trong việc vận động và tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng chống ma túy, đồng thời nâng cao nhận thức và kỹ năng thực hiện hành vi an tòan cho thanh thiếu niên đối với ma túy, xác định rõ vai trò trách nhiệm và thể hiện tính xung kích, tình nguyện cua tuổi trẻ trong công tác phòng chống ma túy.
    Đề xuất xây dựng mô hình điểm mang tính tạo mẫu, từ đó rút kinh nghiệm nhân diện tạo phong trào sôi nổi với những hoạt động sâu rộng, thiết thực, hiệu quả của tuổi trẻ trong công tác phòng chống ma túy trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.
    IV.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    Chủ thể: Đoàn thanh niên thành phố Vĩnh Yên với công tác phòng chống tác hại của ma túy trong thanh thiếu niên.
    Khách thể:
    - Những thanh niên mắc nghiện, có nguy cơ mắc nghiện và đã cai trên thành phố.
    - Tài liệ báo cáo, đề tài viết về ma túy.
    - Cán bộ đoàn cơ sở của Thành phố.
    - Các cơ quan đòan thể trên Thành phố.
    V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    - Thời gian: Từ năm 2002 -2007
    - Không gian: Địa bàn Thành phố Vĩnh Yên
    VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    - Thống kê, thu nhập số liệu, về thực trạng ma túy trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên
    - Đọc và sưu tầm tài liệu.
    - Nghe báo cáo.
    - Hội thảo, thảo luận
    - Điều tra xã hội học
    - Phương pháp phân tích.
    - Dự đóan , dự báo.

    MỤC LỤC
    [TABLE]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Trang[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PHẦN THỨ NHẤT. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG[/TD]
    [TD]1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I. Lý do chọn chuyên đề[/TD]
    [TD]1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II. Mục đích chuyên đề[/TD]
    [TD]3[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]III. Nhiệm vụ của đề tài[/TD]
    [TD]3[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]IV. Đối tượng nghiên cứu[/TD]
    [TD]3[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]V. Phạm vi nghiên cứu[/TD]
    [TD]4[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]VI. Phương pháp nghiên cứu[/TD]
    [TD]4[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PHẦN THỨ HAI. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương I: Cơ sở lý luận [/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Một số khái niệm cơ bản[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1. Khái niệm ma tuý[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2. Các dạng tồn tại của chất ma tuý[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3. Các hình thức sử dụng ma tuý[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.4. Tác hại tệ nạn nghiện ma tuý[/TD]
    [TD]6[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.5. Các dấu hiệu nhận biết người nghiện ma tuý[/TD]
    [TD]8[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác phòng chống ma tuý[/TD]
    [TD]9[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1. Chủ trương, chính sách về công tác phòng, chống ma tuý[/TD]
    [TD]9[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2. Những quy định của pháp luật[/TD]
    [TD]10[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3. Để ngăn chặn và làm giảm tệ nạn ma tuý ở Việt Nam[/TD]
    [TD]11[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.4. Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với công tác phòng, chống ma tuý[/TD]
    [TD]13[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương II: Cơ sở thực tiễn[/TD]
    [TD]14[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I. Khái niệm chung đặc điểm tình hình[/TD]
    [TD]14[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Đặc điểm tình hình của thành phố Vĩnh Yên[/TD]
    [TD]14[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Một số thông tin về thực trạng tệ nạn ma tuý ở Vĩnh Phúc[/TD]
    [TD]15[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Quan điểm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố Vĩnh Yên về công tác phòng, chống ma tuý[/TD]
    [TD]16[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4. Thực trạng về công tác phòng chống tệ nạn ma tuý trong thanh, thiếu niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Vĩnh Yên[/TD]
    [TD]17[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1. Thực trạng tệ nạn ma tuý trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên[/TD]
    [TD]17[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.2. Thực trạng công tác phòng, chống ma tuý ở thành phố Vĩnh Yên[/TD]
    [TD]19[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.3. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Vĩnh Yên với công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý trong thanh niên[/TD]
    [TD]27[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PHẦN THỨ BA. NHỮNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ[/TD]
    [TD]37[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I. Một số nội dung giải pháp[/TD]
    [TD]37[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên .[/TD]
    [TD]37[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Đoàn về công tác phòng chống ma tuý[/TD]
    [TD]38[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Xây dựng và phát triển các mô hình can thiệp tại cộng đồng[/TD]
    [TD]38[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4. Chú trọng duy trì và phát triển các sinh hoạt văn hoá, thể thao trong thanh thiếu nhi nhằm ngăn chặn .[/TD]
    [TD]39
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5. Tăng cường công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác quản lý, giáo dục, dạy nghề .[/TD]
    [TD]39[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6. Đẩy mạnh các biện pháp đấu tranh, trấn áp, xử lý nghiêm minh, kịp thời các loại tội phạm ma tuý[/TD]
    [TD]40[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II. Một số kiến nghị - đề xuất[/TD]
    [TD]41[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KẾT LUẬN[/TD]
    [TD]45[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TÀI LIỆU THAM KHẢO[/TD]
    [TD]48[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




    XEM THÊM CÁC ĐỀ TÀI TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TẠI ====>>>> ĐÂY
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...