Thạc Sĩ Công tác phát triển đảng viên ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    \MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đảng Cộng sản là một tổ chức chặt chẽ nhất, thống nhất nhất, tập trung nhất, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc cơ bản trong xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng. Đảng bao gồm những người ưu tú, tiên tiến nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đảng ra đời là do đòi hỏi tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp cần có sự lãnh đạo thống nhất mọi hoạt động của giai cấp, nhằm mục đích lật đổ nhà nước thống trị của giai cấp đối lập để xây dựng chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
    Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, Đảng phải luôn chăm lo xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cho ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ. Đó là một yêu cầu tất yếu khách quan, là nhiệm vụ thường xuyên của Đảng.
    Công tác phát triển đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng Đảng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng muốn tăng cường vai trò lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và mở rộng ảnh hưởng của mình đối với xã hội, phải thường xuyên chăm lo, coi trọng công tác phát triển đảng viên. Vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ đảng viên và công tác phát triển đảng viên. Chất lượng của từng đảng viên và của cả đội ngũ đảng viên phụ thuộc vào công tác xây dựng đội ngũ đảng viên và công tác phát triển đảng viên.
    Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng, chăm lo phát triển đảng viên, coi đó là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng, nhằm bảo đảm cho Đảng không ngừng phát triển, xứng đáng là đội tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng cũng như trong công cuộc đổi mới đất nước đã chứng minh rằng: vai trò và năng lực lãnh đạo của Đảng không chỉ phụ thuộc vào chất lượng của đội ngũ đảng viên mà còn phụ thuộc rất lớn vào số lượng đảng viên. Có số lượng đảng viên hùng hậu là cơ sở để xây dựng Đảng, củng cố hệ thống tổ chức của Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) cho đến nay, công tác xây dựng đội ngũ đảng viên và phát triển đảng viên đã có nhiều đổi mới, đã đạt được những kết quả nhất định. Trong công tác phát triển đảng viên, Trung ương Đảng đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị, qui định về nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên, khắc phục tình trạng một số cơ sở, địa bàn chưa có đảng viên, chưa có tổ chức đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng của Đảng trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, cho đến nay, cả về lý luận và thực tiễn, công tác phát triển đảng viên vẫn còn nhiều nội dung cần được nghiên cứu nghiêm túc để có những lời giải đáp thiết thực góp phần vào việc xây dựng các văn bản, qui định về công tác phát triển đảng viên cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới; góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Đây là một vấn đề quan trọng và cần thiết trong cuộc vận động đổi mới, chỉnh đốn Đảng hiện nay.
    Các tỉnh miền núi phía bắc nước ta hiện nay gồm 15 tỉnh là: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh. Đây là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, an ninh, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc và là địa bàn trọng yếu về phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Tuy vậy, các tỉnh miền núi phía bắc cũng là nơi còn gặp rất nhiều khó khăn trên nhiều mặt: địa hình hiểm trở, dân cư thưa thớt, phân tán, hội tụ 37 dân tộc thiểu số với gần 5 triệu người sinh sống, chiếm gần 60% dân số trong vùng; là vùng thuộc diện phát triển ở mức thấp so với cả nước, kết cấu hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, hiện tượng truyền đạo trái phép gia tăng v.v Những đặc điểm đó đã tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, đến công tác xây dựng Đảng, trong đó có công tác phát triển đảng viên.
    Từ sau khi có Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) Về "Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở", trọng tâm là xây dựng tổ chức cơ sở đảng và xây dựng đội ngũ đảng viên cho đến nay, các cấp uỷ đảng thuộc các tỉnh miền núi phía bắc nước ta đã có nhiều chủ trương, nghị quyết, đề án về xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đảng viên, tăng cường công tác phát triển đảng viên để khắc phục tình trạng các thôn, bản, trường, trạm . chưa có đảng viên, chưa có tổ chức đảng. Nhờ vậy, công tác phát triển đảng viên đã đạt được những kết quả rất đáng phấn khởi: tỷ lệ đảng viên mới kết nạp tăng qua các năm, bình quân mỗi năm tăng 3,9%; chất lượng đảng viên mới kết nạp ngày càng cao; cơ cấu trong đội ngũ đảng viên khá hợp lý, góp phần nâng cao chất lượng và trẻ hoá đội ngũ đảng viên, từng bước xoá thôn, bản "trắng" đảng viên, "trắng" tổ chức đảng, xoá chi bộ ghép.
    Tuy nhiên, những tiến bộ trên đây chỉ mới đáp ứng được một phần so với nhu cầu hiện tại. Tính riêng trong công tác xây dựng Đảng việc củng cố hệ thống chi bộ ở thôn, bản, xoá điểm "trắng" đảng viên, "trắng" chi bộ, xoá chi bộ ghép đang là vấn đề lớn, cần được quan tâm thực hiện. Hiện tại công tác phát triển đảng viên ở vùng đồng bào dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, do thiếu nguồn kết nạp đảng viên, chưa bảo đảm những tiêu chí, điều kiện để trở thành đảng viên như như trình độ học vấn, nhận thức về đảng; khó khăn cả về việc tổ chức giáo dục, bồi dưỡng để nâng cao nhận thức cho quần chúng; ảnh hưởng của những tập tục lạc hậu của vùng dân tộc để lại rất nặng nề; về tính bảo thủ của đội ngũ đảng viên cao tuổi (như già làng, trưởng bản) khi xem xét kết nạp đảng viên trẻ v.v Tất cả những yếu tố đó đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác phát triển đảng viên ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta hiện nay.
    Những vấn đề trên đây đang là những bức xúc đặt ra cho công tác phát triển đảng viên ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta trong thời kỳ mới, đòi hỏi phải nghiên cứu, luận giải một cách có căn cứ khoa học cả về lý luận và thực tiễn. Việc chúng tôi chọn đề tài “Công tác phát triển đảng viên ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta - Thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu là nhằm góp phần giải đáp những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, phục vụ nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung, công tác phát triển đảng viên ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta nói riêng trong thời kỳ mới.
    2. Mục tiêu của đề tài
    - Đánh giá đúng tình hình đảng viên và công tác phát triển đảng viên ở các tình miền núi phía bắc nước ta từ Đại hội IX đến nay (2001 - 2007).
    - Dự báo xu hướng, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cần thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển đảng viên ở các tỉnh miền núi nói chung, phía bắc nước ta nói riêng trong tình hình mới.
    3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Công tác phát triển đảng viên là một nội dung cơ bản trong công tác xây dựng Đảng. Vấn đề này được đề cập nhiều trong các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; trong các văn kiện và nhiều nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam; trong các bài viết, bài nói của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Đó là cơ sở lý luận và phương pháp luận có ý nghĩa chỉ đạo cho quá trình nghiên cứu của đề tài này.
    Trong giai đoạn cách mạng mới, nhất là từ Đại hội IX của Đảng đến nay, khi Đảng ta có nhiều nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn về xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, đã có một số công trình khoa học được công bố. Sau đây là một số công trình chủ yếu mà các tác giả đã tham khảo, kế thừa, chọn lọc những nội dung có liên quan:
    - Đề tài khoa học cấp nhà nước KX 03.04 chương trình khoa học xã hội cấp nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 “Xây dựng Đảng trong điều kiện mới” được công bố và xuất bản thành sách: “Vấn đề đảng viên và phát triển đảng viên trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” do GS.TS Mạch Quang Thắng làm chủ biên, xuất bản năm 2006. Đề tài khoa học này đã đi sâu nghiên cứu nhiều vấn đề cơ bản như: tình hình đảng viên và công tác phát triển đảng viên trong thời gian qua (từ Đại hội VIII của Đảng đến nay); làm rõ phương hướng phấn đấu của người đảng viên theo những tiêu chuẩn đảng viên được xác định trong Điều lệ Đảng và những yêu cầu có tính đặc thù do quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi; đề xuất những đổi mới cần thiết trong công tác xây dựng đội ngũ đảng viên và phát triển đảng viên cho phù hợp với tình hình mới.
    Xét tổng thể thì đề tài trên có phạm vi nghiên cứu rộng, bao gồm công tác xây dựng đội ngũ đảng viên; vấn đề chất lượng đảng viên; mối quan hệ giữa số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn với chất lượng đội ngũ đảng viên; những nhân tố tác động đến chất lượng đội ngũ đảng viên . Về công tác phát triển đảng viên, đề tài trên được nghiên cứu trong mối quan hệ với vấn đề đảng viên và nâng cao chất lượng đảng viên, chứ không có chủ đích đi sâu nghiên cứu về công tác phát triển đảng viên ở các tỉnh miền núi phía bắc. Do đó, đề tài của chúng tôi không trùng lặp với đề tài trên; tuy nhiên, đó cũng là một đề tài cần thiết phải được tham khảo, kế thừa ở một mức độ nhất định.
    - Đề tài khoa học cấp ban đảng, mã số KHBĐ (2007) - 08 về "Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên" do TS Đỗ Ngọc Thịnh làm chủ nhiệm, đã nghiệm thu, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến đề tài này. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu của đề tài trên là của toàn Đảng, biểu hiện ở cả tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đảng viên, không đi sâu và nhiều về công tác phát triển đảng viên.
    - Đề án "Những giải pháp nhằm củng cố tổ chức cơ sở đảng đối với cấp uỷ ở các tỉnh miền núi phía bắc", KHBD (2002) - 03 của Trần Ngọc Tín, Nguyễn Đình Phu đã khái quát về tình hình, đặc điểm của vùng miền núi phía bắc, những yếu tố tác động và biện pháp xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở các tỉnh miền núi phía bắc.
    - Chương trình khoa học cấp nhà nước về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chủ động hội nhập quốc tế", do PGS.TS Trần Đình Hoan làm chủ nhiệm, là một công trình khoa học tổng kết thực tiễn trên nhiều lĩnh vực hoạt động của hệ thống chính trị, trong đó có xây dựng Đảng và xây dựng đội ngũ đảng viên trong tình hình hiện nay.
    - Đề tài khoa học cấp nhà nước "Các giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị các tỉnh miền núi nước ta hiện nay", do PGS.TS Tô Huy Rứa, PGS.TS Nguyễn Cúc, PGS.TS Trần Khắc Việt đồng chủ nhiệm, đã xuất bản thành sách năm 2006, là một đề tài có nhiều vấn đề liên quan đến đặc điểm của khu vực miền núi tác động đến hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể, trong đó có việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở khu vực này.
    Ngoài các đề tài khoa học nêu trên, về công tác phát triển đảng viên cũng được các học viên cao học, các nghiên cứu sinh nghiên cứu, trình bày trong các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, đã bảo vệ thành công như: Luận án tiến sĩ: “Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong học viện ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam” năm 2000 của Lê Văn Bình; Luận văn thạc sĩ: “Công tác phát triển đảng trong thanh niên của Đảng bộ thành phố Hà Nội” 1995 của Lê Thị Minh Loan; Luận văn thạc sĩ: “Xây dựng đội ngũ đảng viên là người dân tộc thiểu số ở các Đảng bộ xã tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn hiện nay” năm 2006 của Hà Sơn Long; Luận văn thạc sĩ: “Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên các trường đại học công an nhân dân ở các tỉnh phía bắc trong giai đoạn hiện nay”, năm 2007 của Vũ Thế Kỳ v.v
    Trong thời gian gần đây, trên các báo, tạp chí đã có nhiều bài viết liên quan đến công tác phát triển đảng viên. Một số địa phương, cơ quan khoa học cũng đã có những cuộc hội thảo chuyên đề về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, có nhiều bàn luận về công tác phát triển đảng viên. Đây cũng là một nguồn tài liệu cần thiết cho đề tài.
    Tất cả các công trình khoa học, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, các bài viết, các cuộc hội thảo nêu trên đều có đề cập đến công tác phát triển đảng viên nhưng ở nhiều lĩnh vực, nhiều môi trường, nhiều địa phương khác nhau và chưa một công trình nào có chủ đích nghiên cứu sâu về công tác phát triển đảng viên ở các tỉnh miền núi phía bắc. Do vậy, vấn đề nghiên cứu của đề tài này là hoàn toàn mới và không trùng lặp. Tuy vậy, những công trình khoa học trên là nguồn tài liệu quí báu để tập thể tác giả chọn lọc, kế thừa một cách hợp lý những vấn đề có liên quan đến đề tài.
    4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    - Công tác phát triển đảng viên được nghiên cứu trong đề tài này bao gồm: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng về công tác phát triển đảng viên; việc tạo nguồn, lựa chọn, bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện và quản lý quần chúng ưu tú để kết nạp đảng viên, tăng cường số lượng và chất lượng đảng viên; việc thực hiện qui đinh về kết nạp đảng viên; công tác giáo dục, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đảng viên mới.
    - Địa bàn nghiên cứu của đề tài là 15 tỉnh miền núi phía bắc nước ta, bao gồm các tỉnh: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh. Tuy vậy, do thời gian và kinh phí hạn hẹp, đề tài chỉ có điều kiện khảo sát tình hình thực hiện ở một số tỉnh nhất định.
    - Thời gian nghiên cứu tập trung chủ yếu từ năm 2001 đến năm 2007. Phần phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta được xây dựng cho những năm tiếp theo.
    5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
    - Cơ sở lý luận của đề tài là: chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng ta. Những nội dung lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng ta không bố cục thành mục riêng mà được quán triệt, kiến giải trong các nội dung nghiên cứu.
    - Cơ sở thực tiễn của đề tài là: công tác phát triển đảng viên ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta trong những năm vừa qua và yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng, của đất nước đang đặt ra trong giai đoạn mới.
    - Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Đề tài lấy phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp chỉ đạo; kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, v.v
    Đề tài còn tổ chức các đợt điều tra, khảo sát thực tế, tổ chức toạ đàm, trao đổi ý kiến, thảo luận chuyên đề với các chuyên gia và lãnh đạo một số địa phương nơi khảo sát.
    6. Ý nghĩa của đề tài
    - Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hoá các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng ta về những vấn đề liên quan như: tính tất yếu phải phát triển đảng viên, điều kiện trở thành đảng viên và tiêu chuẩn đảng viên, về công tác phát triển đảng viên và chất lượng công tác phát triển đảng viên v.v
    - Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần giúp các cấp uỷ đảng, các nhà hoạch định chủ trương, chính sách, những người chỉ đạo thực tiễn có cách nhìn khái quát về thực trạng; từ đó có những nghị quyết, qui định, hướng dẫn về công tác phát triển đảng viên phù hợp với điều kiện đặc thù của các tỉnh miền núi phía bắc nước ta.
    - Kết quả nghiên cứu cũng sẽ góp phần bổ sung kiến thức thực tiễn cho những người nghiên cứu, giảng dạy trong hệ thống Học viện, các trường chính trị tỉnh, các trung tâm giáo dục chính trị huyện, nhất là đối với các khoa xây dựng Đảng về những nội dung liên quan đến công tác phát triển đảng viên.
    7. Kết cấu của Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học
    Ngoài Mở đầu, Kiến nghị và kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học kết cấu thành 3 chương:
    Chương 1. Công tác phát triển đảng viên ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta - Những vấn đề lý luận và quan điểm
    Chương 2. Thực trạng công tác phát triển đảng viên ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta thời gian qua (2001- 2007).
    Chương 3. Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta trong thời gian tới
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...