Luận Văn Công tác lưu trữ ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công tác lưu trữ ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - thực trạng vàgiải pháp



    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Công tác văn thư - lưu trữ chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước và nhất là trong việc cải cách nền hành chính quốc gia hiện nay.
    Công tác lưu trữ ở nước ta từ lâu đã được Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp quan tâm; từ đó nhiều văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn cụ thể đã được ban hành. Do đó, công tác lưu trữ đã có nhiều tiến bộ, trong đó có hệ thống lưu trữ của Đảng Cộng sản Việt Nam, một bộ phận quan trọng trong thành phần Phông lưu trữ tài liệu Quốc gia Việt Nam. Ngay từ tháng 12-1955, Ban Bí thư Trung ương Đảng lao động Việt Nam ra Thông tri số 079-TT/TW về việc gửi giấy tờ trong Đảng [36; 24,28]. Sau đó một loạt văn bản về công tác văn thư lưu- trữ trong các cơ quan của Đảng tiếp tục được ban hành. Ngày 8-9-1959, Ban Bí thư Trung ương đã ra Thông tri số 259 TT/TW về một số điểm về công tác lưu trữ công văn, tài liệu [36; 32,36]; Về nhiệm vụ và chế độ công tác văn thư, lưu trữ công văn tài liệu mật đã được Văn phòng Trung ương Đảng quy định trong Công văn số 171-VP/TW ngày 1-10-1968 [36;79,93]. Ngày 6- 4-1971, Văn phòng Trung ương lại ban hành Quy định về chế độ sưu tầm, tập trung và quản lý tài liệu lưu trữ ở các cấp bộ Đảng [36;110.119]. Năm 1977, Văn phòng Trung ương ra quy định về thể thức công văn giấy tờ trong các cơ quan Đảng. Ngày 23-9-1987, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Quyết định số 20- QĐ/TW về việc thành lập Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt nam. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thuộc Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam do Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức nộp lưu tài liệu vào kho lưu trữ lịch sử.
    Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là một trung tâm đào tạo chính trị lớn nhất của cả nước. Theo Quyết định số 149/QĐ-TW ngày 02-8-2005 của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị định 48/2006/NĐ- CP ngày 17 -5-2006 “Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trung, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị- xã hội; là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nghiên cứu về khoa học chính trị” [4;1]. Học viện bao gồm Trung tâm Học viện và 5 Học viện Chính trị trực thuộc: Học viện Chính trị khu vực I Hà Nội, Học viện Chính trị khu vực II Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị khu vực III thành phố Đà Nẵng, Học viện Chính trị khu vực VI thành phố Cần Thơ và Học viện Báo chí và Tuyên truyền[phụ lục: 01]. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị giao, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã ban hành nhiều loại văn bản có gía trị phản ánh chức năng, nhiệm vụ của Học viện. Những tài liệu này cần được tổ chức khoa học để phục vụ hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý hành chớnh đạt chất lượng và hiệu quả cao.
    Trong những năm qua, nhờ sự chỉ đạo của Ban Giám đốc, Văn Phòng Học viện, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ lưu trữ phòng Hành chính Văn phòng Học viện, công tác lưu trữ ở Học viện đã được tổ chức, bước đầu đi vào nề nếp. Tuy nhiên, còn có những mặt hạn chế trong công tác quản lý và tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ, các Học viện khu vực chưa tổ phòng lưu trữ nên chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ học tập và giảng dạy, nghiên cứu khoa học của Học viện trong giai đoạn hiện nay.
    Chính vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài "Công tác lưu trữ ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - thực trạng và giải pháp" cho luận văn thạc sĩ lưu trữ, chuyên ngành Lưu trữ học và tư liệu học.
    2. Mục tiêu của đề tài
    Trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng của công tác lưu trữ ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có thể rút ra những kết quả và những hạn chế của công tác lưu trữ. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp, kiến nghị với mục tiêu đưa công tác lưu trữ hoàn thiện một bước, góp phần cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lưu trữ ở Trung tâm Học viện; mặt khác để làm tài liệu tham khảo về công tác lưu trữ ở các Học viện Chính trị khu vực.
    3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài
    - Phạm vi của Luận văn này chỉ giới hạn việc nghiên cứu, khảo sát công tác lưu trữ của trung tâm Học viện trong giai đoạn từ năm 1955 - 2006 vì: Học viện được thành lập từ năm 1949, nhưng tài liệu trước năm 1955 không còn tài liệu nào, tài liệu từ năm 1955 đến năm 1977 còn lại hầu như không đáng kể. Tài liệu từ năm 1977 chủ yếu là tài liệu của Văn phòng, Ban Giám đốc. Còn tài liệu của các đơn vị trực thuộc thiếu nhiều, có đơn vị không còn tài liệu. Năm 2007, Học viện sáp nhập với Học viện Hành chính đổi tên thành Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, vì vậy đề tài chỉ nghiên cứu đến năm 2006.
    - Đối tượng nghiên cứu:
    Công tác lưu trữ ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Tóm lược quá trình hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy. Trên cơ đó khảo sát thành phần, nội dung tài liệu lưu trữ của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    - Tiến hành khảo sát, nghiên cứu công tác lưu trữ ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    - Nhận xét những kết quả và hạn chế công tác lưu trữ ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh từ đó nêu các giải pháp và kiến nghị về công tác lưu trữ ở Học viện.
    5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Trong quá trình thực hiện Luận văn, chúng tôi đã tìm hiểu và khái quát các công trình nghiên cứu về vấn này thành 3 nhóm như sau:
    + Nhóm thứ nhất các khoá luận tốt nghiệp của các sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Hà Nội), được bảo quản tại Phòng Tư liệu của Khoa cụ thể như: Quản Tố Trinh, “Tổ chức khoa học tài liệu ở Trung tâm Thông tin tư liệu địa chính Tổng cục Địa chính”, năm 2001; Nguyễn Thị Nga; “Tổ chức khoa học tài liệu tại Tỉnh uỷ Nghệ An”, năm 2002; Dương Thị Quế, “Tổ chức khoa học tài liệu tại Trường Đại học khoa học và hội và Nhân văn Hà Nội”, năm 2002 Các tác giả trên đã nghiên cứu về tổ chức khoa học tài liệu ở các loại hình tài liệu: tài liệu hành chính, tài liệu nghe nhìn và tài liệu khoa học kỹ thuật ở các cơ quan quản lý Nhà nước như các bộ và các cơ quan chuyên ngành (Tổng cục Địa chính), cơ quan Đảng (Tỉnh uỷ), cơ quan sự nghiệp (Trường Đại học).
    - Nhóm thứ hai là các luận văn thạc sĩ của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Đại học quốc gia Hà Nội như: Hà Văn Huề, “xác định các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”, năm 2002; Đỗ Thị Huấn, “tổ chức khoa học tài liệu của Ban Kinh tế Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam”, năm 1998. Đây là các công trình nghiên cứu chuyên sâu về tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ tại các cơ quan, trên quan điểm so sánh, vận dụng lý luận vào thực tiễn để nhận xét và đưa ra các giải pháp, kiến nghị thích hợp cho mỗi loại cơ quan.
    - Nhóm thứ ba tài liệu ở Học viện bao gồm: Quyết định về công tác lưu trữ của Giám đốc Học viện; các hướng dẫn, các báo cáo quý năm; một số bài viết về văn bản quản lý nhà nước, tài liệu chỉnh lý phông lưu trữ Học viện đợt I,II của Văn phòng Học viện.
    Về công tác lưu trữ ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh từ trước đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu đề cập về tổ chức quản lý và tổ chức thực hiện nghiệp vụ lưu trữ ở Học viện.
    Đây là những tài liệu tham khảo để xây dựng đề cương đề tài. Vì vậy, đề tài luận văn mà chúng tôi chọn ở đây hoàn toàn không có sự trùng lặp với bất cứ công trình nghiên cứu nào đã có từ trước.
    6. Các nguồn tài liệu tham khảo
    - Pháp Lệnh Lưu trữ quốc gia số 34/2001/PL- UBTVQH của Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội ngày 04- 4-2001.
    - Các Nghị định số110/2004/NĐ- CP, số111/2004/NĐ- CP về công tác văn thư- lưu trữ, năm 2004.
    - Thông tư số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP của Bộ Nội Vụ-Văn phòng Chính phủ, Thông tư số 21/2005/TT-BNV hướng dẫn về văn bản, về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của văn thư-lưu trữ.
    - Đào Xuân Chúc-Nguyễn Văn Hàm- Vương Đình Quyền- Nguyễn Văn Thâm “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ”, Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội 1990.
    - Các Quyết định của Bộ Chính trị, Nghị định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Kho lưu trữ Học viện.
    - Các Quyết định, Quy chế của Học viện về công tác văn thư lưu trữ.
    - Các báo cáo tổng kết năm học và phương hướng, nhiệm vụ của Học viện các năm 2004, 2005, 2006.
    - Các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn của cácViện trong Học viện:
    + Đề tài nghiên cứu cấp bộ về đổi mới tổ chức và hoạt động hành chính Nhà nước của khoa Nhà nước Pháp luật, năm 1997.
    + Đề tài tiềm lực về chức năng nhiệm vụ tổ chức bộ máy và biên chế của các đơn vị trong Học viện của Vụ Tổ chức cán bộ, năm 2004.
    - Các luận văn cao học Khoa lưu trữ học- Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    Để tiến hành nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
    - Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để làm rõ mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ ở Học viện;
    - Phương pháp luận của lưu trữ:
    Vận dụng nguyên tắc tính đảng, nguyên tắc lịch sử, nguyên tắc toàn diện tổng hợp khi xem xét thành phần, nội dung tài liệu; cơ sở lý luận vào việc xác định giá trị, thu thập, bổ sung, phân loại và xây dựng công cụ tra cứu và đề xuất những giải pháp đối với công tác lưu trữ ở Học viện.
    - Phương pháp hệ thống:
    Phương pháp hệ thống đã được vận dụng vào việc tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của Học viện qua từng thời kỳ lịch sử. Các tài liệu được phân tích theo hệ thống mà chúng đã xuất hiện và tồn tại. Chúng được sắp xếp theo hệ thống trên cơ sở trình tự thời gian hình thành và phát triển của Học viện từ năm 1949 đến năm 2006. Phương pháp hệ thống còn thể hiện trong việc xác định, phân loại tài liệu về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Học viện qua các giai đoạn phát triển của đất nước. Phương pháp hệ thống còn được sử dụng để xác định giá trị tài liệu, để nghiên cứu hệ thống văn bản quản lý chung về công tác lưu trữ, hệ thống văn bản quản lý của Học viện.
    - Phương pháp phân tích chức năng:
    Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Học viện qua các giai đoạn khác nhau, ứng với một giai đoạn có chức năng nhiệm vụ để chia tài liệu qua các gia đoạn, để chọn phương án phân loại phù hợp.
    - Phương pháp khảo sát thực tế: Luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tư liệu, điều tra, khảo sát, phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu với thực tế công tác lưu trữ ở Học viện.
    8. Đóng góp của đề tài:
    - Từ kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tiễn công tác lưu trữ ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, rút ra những kết quả và những hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác lưu trữ ở Học viện.
    - Mặt khác kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cải tiến, nâng cao chất lượng công tác lưu trữ ở Trung tâm Học viện và sẽ là tài liệu tham khảo cho các Học viện khu vực trong việc tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ.
    9.Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận phần nội dung của luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và thành phần, nội dung, ý nghĩa tài liệu lưu trữ của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    Chương 2: Thực trạng của công tác lưu trữ ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác lưu trữ ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.


    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ THÀNH PHẦN, NỘI DUNG, Ý NGHĨ TÀI LIỆU LƯU TRỮ 8
    Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 8
    1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 8
    1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 11
    1.2.1. Chức năng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 11
    1.2.2. Nhiệm vụ của Học viện Chính trị quốc gia Hồ chí Minh. 12
    1.2.3. Tổ chức bộ máy của Học viện. 13
    1.3. NHỮNG HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 17
    1.3.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp của Đảng. 17
    1.3.1.1. Đào tạo đại học, cao cấp lý luận chính trị 17
    1.3.1.2. Đào tạo sau đại học (bao gồm thạc sĩ, tiến sĩ) 19
    1.3.1.4. Hoạt động nghiên cứu khoa học. 20
    1.3.1.5. Hoạt động đối ngoại của Học viện. 21
    1.3.1.6. Giúp các Học viện Chính trị khu vực, 22
    1.4. THÀNH PHẦN, NỘI DUNG, Ý NGHĨA TÀI LIỆU LƯU TRỮ CỦA PHÔNG LƯU TRỮ HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 22
    1.4.1. Thành phần, nội dung tài liệu lưu trữ của Phông lưu trữ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 22
    1.4.1.1. Thành phần tài liệu lưu trữ trong Phông Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 22
    1.4.1.2. Nội dung tài liệu lưu trữ trong Phông Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 23
    1.4.2. Ý nghĩa tài liệu lưu trữ Phông Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí minh 24
    Tiểu kết chương 1. 25
    Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LƯU TRỮ Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 29
    2.1. Ý NGHĨA CÔNG TÁC LƯU TRỮ Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 29
    2.2. NHỮNG VĂN BẢN CHỈ ĐẠO, HƯỚNG DẪN VỀ CÔNG TÁC LƯU TRỮ Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 31
    2.2.1. Những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên về công tác lưu trữ của Đảng 31
    2.2.2. Những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác lưu trữ của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 34
    2.2.3. Công tác kiểm tra, đánh gía công tác lưu trữ ở Học viện. 36
    2.3. THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ CÁN BỘ LƯU TRỮ Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 36
    2.3.1. Về tổ chức lưu trữ hiện nay ở Học viện. 36
    2.3.2. Về cán bộ làm công tác lưu trữ ở Học viện. 37
    2.3.2.1. Tiêu chuẩn lưu trữ viên ở Học viện. 37
    2.3.2.2. Cán bộ làm công tác lưu trữ hiện nay của Học viện. 39
    2.4. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHOA HỌC LƯU TRỮ Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 40
    2.4.1. Công tác thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ 40
    2.4.1.1. Những kết quả đã đạt được. 40
    2.4.1.2.Những hạn chế. 42
    2.4.2. Công tác phân loại tài liệu. 43
    2.4.2.1. Chọn phương án phân loại tài liệu phông lưu trữ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 43
    2.4.2.2. Hệ thống hoá tài liệu theo phương án phân loại 46
    2.4.3. Công tác xác định giá trị tài liệu. 48
    2.4.3.1. Vận dụng lý luận công tác lưu trữ để xác định giá trị tài liệulưu trữ phông lưu trữ Học viện. 49
    2.4.3.2. Lập bảng kê tài liệu. 50
    2.4.4. Công tác biên mục hồ sơ. 52
    2.4.5. Thống kế và xây dựng các công cụ tra cứu tài liệu. 52
    2.4.5.1. Thống kê tài liệu lưu trữ. 52
    2.4.5.2. Xây dựng các công cụ tra cứu. 53
    2.5. VỀ TỔ CHỨC KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ 55
    2.5.1. Xác định đúng đối tượng khai thác, sử dụng và nội dung thông tin cần phục vụ đối tượng ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 55
    2.5.2. Tổ chức các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ 56
    2.5.3. Những kết quả đã đạt được. 58
    2.5.4. Những hạn chế. 58
    2.6. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT- KỸ THUẬT PHỤC VỤ BẢO QUẢN TÀI LIỆU LƯU TRỮ Ở HỌC VIỆN 59
    2.6.1. Những kết quả đạt được. 59
    2.6.2. Những hạn chế. 60
    2.7. VỀ ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CÔNG TÁC LƯU TRỮ 61
    2.7.1. Những kết quả đạt được. 61
    2.7.1.1. Khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu. 63
    2.7.1.2. Bảo mật và an toàn cơ sở dữ liệu. 64
    2.7.2. Những hạn chế. 65
    2.8. NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC LƯU TRỮ Ở HỌC VIỆN 66
    Tiểu kết chương 2. 68
    Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC LƯU TRỮ
    Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 70
    3.1. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO NHẬN THỨC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC LƯU TRỮ Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 71
    3.1.1. Tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo của Ban cán sự Đảng, Ban Giám đốc và Đảng uỷ Học viện đối với công tác lưu trữ 71
    3.1.2. Nâng cao nhận thức về công tác lưu trữ của cán bộ, công chức của Học viện 71
    3.2. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ BỔ SUNG, HOÀN THIỆN QUY CHẾ VỀ VĂN THƯ- LƯU TRỮ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 72
    3.2.1. Về tổ chức bộ máy - cán bộ làm công tác lưu trữ ở Học viện. 74
    3.2.2. Về chức năng, nhiệm vụ của Phòng Văn thư-Lưu trữ 75
    3.3. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU LƯU TRỮ Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 77
    3.3.1. Phân loại tài liệu. 77
    3.3.2. Về xác định giá trị, thu thập, bổ sung tài liệu. 77
    3.3.3. Về biên mục, thống kê và xây dựng các công cụ tra cứu tài liệu. 78
    3.4. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ Ở HỌC VIỆN 80
    3.4.1. Ban hành văn bản qui định tổ chức khai thác, sử dụng tài liệulưu trữ ở Học viện và các đơn vị trực thuộc. 80
    3.4.2. Tăng cường các hình thức tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ ở kho lưu trữ Học viện. 81
    3.4.3. Hoàn thiện các công cụ tra cứu tài liệu lưu trữ 81
    3.5. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ HIỆN ĐẠI HOÁ CƠ SỞ VẬT CHẤT- KỸ THUẬT TRONG CÔNG TÁC LƯU TRỮ 82
    3.5.1 Đầu tư cơ sở vật chất- kỹ thuật vào công tác bảo quản tài liệu lưu trữ 82
    3.5.2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác lưu trữ 83
    PHẦN KIẾN NGHỊ 86
    KẾT LUẬN 87
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90


    [HR][/HR]​Đề cương bạn đang xem tại Thuvienluanvan.com được trích dẫn từ bản nội dung đầy đủ.
    Trường hợp có nhu cầu tham khảo toàn bộ nội dung, độc giả có thể đặt mua tài liệu này từ thư
     
Đang tải...