Tiểu Luận Công tác kiểm tra nội bộ trường học ở trường tiểu học Mương Mán. Giải pháp và thực trạng

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN A. MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    Sự nghiệp giáo dục đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
    Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là: “Tiếp tục nâng cao giáo dục chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục”. Muốn tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục trước hết là nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Bởi vì, đội ngũ nhà giáo là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, loại bỏ những giáo viên yếu kém về phẩm chất, đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ ra khỏi khỏi hệ thống giáo dục là yêu cầu cấp bách để giáo dục phát triển.
    Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo quyết định 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 đã xác định mục tiêu giáo dục của nước ta đến năm 2010 là: “ Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới ; phù hợp với thực tiễn Việt Nam phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của từng vùng, từng địa phương ; hướng tới một xã hội học tập. Phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực
    Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp bậc học và trình độ đào tạo ; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy - học ; đổi mới quản lý giáo dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục”.
    Chính vì vậy, Ngành giáo dục huyện Hàm Thuận Nam luôn quan tâm và coi trọng vấn đề kiểm tra nội bộ trường học. Phòng Giáo dục đã thành lập các đoàn thanh tra về dưới cơ sở đơn vị trường học để làm công tác thanh tra toàn diện các cơ sở giáo dục, thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy của cán bộ giáo viên thuộc các đơn vị trường học nhằm giúp đỡ họ hoàn thành nhiệm vụ năm học.
    Mặt khác, công tác kiểm tra nội bộ trường học là một nội dung quan trọng không thể thiếu trong kế hoạch, nhiệm vụ năm học hàng năm của người quản lý. Bởi vì, mục đích của công tác này là đánh giá toàn diện tất cả các mặt hoạt động của cán bộ, giáo viên, nhân viên, các bộ phận và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường trong từng năm học. Trên cơ sở kiểm tra nội bộ trường học, Hiệu trưởng đối chiếu với các văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp ; các hướng dẫn công tác thanh-kiểm tra trong năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo, của Phòng Giáo dục về mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn ; việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục, để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học của nhà trường. Lấy kết quả kiểm tra làm cơ sở đánh giá, xếp loại việc thực hiện nhiệm vụ được phân công của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong đơn vị mình.
    Thực tế cho thấy, công tác kiểm tra nội bộ trường học trong nhiều năm qua của Hiệu trưởng một số trường còn mang tính hình thức, thực hiện chưa thật đầy đủ theo tinh thần các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của ngành. Cá biệt, có Hiệu trưởng còn giao cho các tổ chuyên môn và các bộ phận trong nhà trường tự tổ chức kiểm tra, đánh giá xếp loại hoạt động của các bộ phận nên chưa có tác dụng tích cực thúc đẩy các hoạt động trong nhà trường và làm giảm hiệu lực công tác quản lý của Hiệu trưởng.
    Riêng trường Tiểu học Mương Mán chúng tôi, công tác kiểm tra nội bộ trường học đã được tiến hành thường xuyên theo kế hoạch năm, tháng, tuần nhưng hiệu quả chưa cao vì chưa có giải pháp cụ thể sau khi kiểm tra.
    Vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Công tác kiểm tra nội bộ trường học ở trường tiểu học Mương Mán. Giải pháp và thực trạng” để làm đề tài nghiên cứu.
    2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu:
    Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo.
    Điều 22- Chương VI –Quy chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống Thanh tra giáo dục nêu rõ: “Hiệu trưởng các trường, thủ trưởng các cơ sở giáo dục có trách nhiệm sử dụng bộ máy quản lý và các cán bộ trong đơn vị để kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của cá nhân và đơn vị”. “Các hoạt động kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên, công khai, dân chủ, kết quả kiểm tra phải được ghi biên bản và lưu giữ. Hiệu trưởng hay thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm về các kết luận kiểm tra này”.
    Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định về tồ chức và hoạt động thanh tra, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của người cán bộ thanh tra, đồng thời cũng xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của đối tượng thanh tra.
    Dự án đào tạo cán bộ Thanh tra và quản lý giáo dục –Ficev đã ban hành một số văn bản pháp quy, công cụ đào tạo về Nghiệp vụ thanh tra giáo dục Việt Nam.
    3. Mục đích nghiên cứu:
    Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích: Xem xét lại việc thực hiện, công tác kiểm tra nội bộ trường học của Hiệu trưởng tại trường tiểu học Mương Mán – Hàm Thuận Nam trong những năm học vừa qua. Từ đó , đưa ra những biện pháp tích cực , nhằm thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học để nâng cao hiệu lực quản lý trường học của Hiệu trưởng.
    4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
    4.1. Khách thể nghiên cứu:
    Tất cả cán bộ, giáo viên và nhân viên trường tiểu học Mương Mán – Hàm Thuận Nam.
    4.2. Đối tượng nghiên cứu:
    Công tác kiểm tra nội bộ trường học ở trường tiểu học Mương Mán trong những năm học vừa qua.
    5. Phạm vi nghiên cứu:
    Nghiên cứu công tác kiểm tra nội bộ trường học của trường Tiểu học Mương Mán – Hàm Thuận Nam từ năm học 2006-2007 đến nay.
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Để nghiên cứu đề tài này một cách khoa học và đạt kết quả chúng tôi đã vạch ra các nhiệm vụ sau:
    - Nghiên cứu lý luận về nghiệp vụ thanh kiểm tra, kiểm tra nội bộ trường học, đi sâu vào các nội dung có liên quan đến việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học của Hiệu trưởng.
    - Xem xét việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học của trường Tiểu học Mương Mán – Hàm Thuận Nam từ năm học 2006-2007 đến nay để rút ra những mặt mạnh và những hạn chế, thiếu sót.
    - Tìm hiểu và phân tích thực trạng của những hạn chế, thiếu sót trong công tác kiểm tra nội bộ trường học của trường Tiểu học Mương Mán từ năm học 2006-2007 đến nay.
    - Trên cơ sơ xác định được nguyên nhân của những hạn chế , thiếu sót để đề ra những giải pháp tích cực nhằm xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể và phù hợp với tình hình thực tế của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên được biên chế trong từng năm học. Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ đúng quy trình. Rút ra những bài học kinh nghiệm cụ thể, thiết thực để tích cực nâng cao hiệu lực quản lý trường học của Hiệu trưởng.
    7. Phương pháp nghiên cứu:
    7.1. Phương pháp quan sát:
    Quan sát thái độ của các thành viên trong ban kiểm tra nội bộ trường học và cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường để thu thập dữ liệu liên quan nhằm bổ sung cho nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
    7.2. Phương pháp trò chuyện :
    Tiếp xúc, trao đổi với cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường để tìm hiểu, nắm bắt kịp thời những suy nghĩ ,nhận thức, hiểu biết của đội ngũ về công tác kiểm tra nội bộ trường học.
    7.3. Phương pháp điều tra:
    Sử dụng phiếu điều tra ( phiếu thăm dò, phiếu trắc nghiệm, phiếu khảo sát, ) thu thập thông tin cần thiết để làm căn cứ xác định nguyên nhân những hạn chế, thiếu sót trong công tác kiểm tra nội bộ trường học của Hiệu trưởng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...