Báo Cáo Công tác kế toán vật liệu trong công ty xấy lắp và vật tư xây dựng I

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu


    Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế tài chính có vai trò tích cực trong việc giúp các nhà quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế một cách hiệu quả nhất trong các


    Năm gần đây cùng với sự phát triển nền kinh tế. Sự đổi mới của cơ chế quản lý kinh tế hệ thống kế toán Việt nam với tư cách là công cụ quản lý kinh tế tài chính đã không ngừng được đổi mới hoàn thiện và phát triển góp phần tích cực vào quản lý tài chính Nhà nước nói chung và của doanh nghiệp nói chung đứng trước biến động của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm và lựa chọn cho mình phương thức sản xuất tối ưu nhất sao cho các yếu tố của đầu vào là hợp lý kết quả đầu ra là cao nhất với giá cả và chất lượng được thị trường đón nhận lâu dài


    Mục đích của bất kỳ doang nghiệp nào cũng là tối đa hoá lợi nhuận một trong những biện pháp quan trọng là quản lý và sử dụng nguyên vật liệu một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất. Muốn vậy doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở tính toán chính xác nhập_xuất_tồn nguyên vật liệu thì mới có thể xác định đúng đắn kết quả hoạt động kinh doanh đồng thời góp phần được các biện pháp quản lý hạch toán nhập _xuất_tồn nguyên vật liệu, có tác dụng quan trọng trong việc thực hiện các chế độ hạch toán kinh tế.


    Công ty xây lắp và vật tư xây dựng I là một doanh nghiệp Nhà nước. Trải qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đã tìm được cho mình mộ chỗ đứng nhất định trên thị trường. Có được kết quả đó là do sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty và quan trọng hơn nữa là do công ty nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán. Đặc biệt, là công tác kinh tế nguyên vật liệu vì vậy qua thời gian thực tập tại công ty xây lắp và vật tư xây dựng i, em đã chọn cho mình đề tài này.



    Chương i :


    Khái quát chung về công tác kế toán


    vật liệu ở các doanh nghiệp xây dựng cơ bản


    I - Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản
    Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt có chức năng tái sản xuất tài sản cố định cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân, nó tạo ra cơ sở vật chất cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế quốc phòng cho đất nước. So với các ngành kinh tế khác, xây dựng cơ bản có những điểm kỹ thuật cơ bản, thể hiện rõ nét ở vật liệu xây dựng sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành. Sản phẩm của ngành xây dựng là những công trình phục vụ cho sản xuất hoặc dân dụng, chúng được gắn liền trên một địa hình nhất định như: đất đai, mặt nước , mặt biển và thềm lục địa, nó được tạo thành bằng vật liệu xây dựng, nó cũng là máy móc thiết bị.


    Đặc điểm của ngành xây dựng là có quy mô kết cấu phức tạp, thời gian sử dụng lâu dài và có giá trị lớn. Sản phẩm mang tính cố định nơi sản xuất sản phẩm sau khi hoàn thành cũng là nơi tiêu thụ đưa và đưa vào sử dụng sản phẩm đa dạng nhưng mang tính đơn chiếc, một công trình được thiết kế kỹ thuật riêng, có giá trị dự toán riêng tại một thời điểm nhất định. Quá trình khởi công xây dựng cho đến khi công trình bàn giao được đưa vào sử dụng thường là thời gian dài bởi vì nó phụ thuộc vào quy mô tính chất phức tạp về kỹ thuật từng công trình.


    Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, một giai đoạn thi công có nhiều công việc khác nhau. Việc thực hiện xây dựng chủ yếu là làm ngoài trời cho nên chịu sự ảnh hưởng lớn đến thời tiết như: nắng, mưa Đó là những yếu tố tạo nên điều kiện thi công không có tính ổn định. Các công trình được tiến hành thi công theo đơn đặt hàng cụ thể. Khi thực hiện thi công, đơn vị xây lắp phải bàn giao đúng tiến độ, đúng thiết kế kỹ thuật đảm bảo đúng mỹ quan chất lượng công trình. Do những đặc diểm trên chúng ta

    cần phải xem xét nghiên cứu những yếu tố cấu thành của sản phẩm xây dựng. Một trong những yếu tố quan trọng, đó là công tác kế toán ngyên vật liệu ở doanh nghiệp xây dựng cơ bản


    II Đặc điểm của công tác kế toán vật liệu trong xây dựng cơ bản


    1) Khái niệm và đặc điểm của vật liệu


    Vật liệu trong các doanh nghiệp xây dựng cơ bản chính là những đối tượng lao động, đó là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm.


    Vật liệu sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất xây lắp rất đa dạng phong phú về chủng loại, phức tạp về kỹ thuật. Vật liệu là cơ sở của vật chất để hình thành nên thực thể của sản phẩm. Trong mỗi quá trình sản xuất vật liệu, khồng ngừng chuyển hoá biến đổi về mặt hiện vật và giá trị. Về mặt hiện vật nó chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất vật liệu được tiêu dùng toàn bộ, không giữ nguyên hình thái ban đầu. Giá trị của vật liệu được chuyển dịch một lần vào giá trị của sản phẩm mới tạo ra. Về mặt kỹ htuật vật liệu là những tài sản vật chất tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau, phức tạp về đặc tính lý hoá dễ bị tác động của thời tiết, khí hậu và môi trường xung quanh.


    2) Vị trí, vai trò của vật liệu


    Tử đặc điểm của vật liệu ta thấy rõ vị trí quan trọng của vật liệu trong quá trình sản xuất. Kế hoạch sản xuất sẽ bị ảnh hưởng lớn nếu việc cung cấp vật liệu không đầy đủ kịp thời. Mặt khác, chất lượng sản phẩm đảm bảo hay không là phụ thuộc vào chất lượng vật liệu. Chi phí vật liệu thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất. Do vậy tập chung quản lý chi phí vật liệu một cách chặt chẽ ở các khâu như thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu một cách hợp lý, tiết kiệm. Như vậy có thể khẳng định rằng vật liệu có vị trí quan trọng có vai trò to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cho nên cần tăng cường quản lý vật liệu .

    3) Công tác quản lý vật liệu


    Quản lý vật liệu là công tác không thể thiếu được trong các doanh nghiệo xây lắp. Muốn hạ thấp được giá thành, giảm chi phí sản xuất phải quản lý tốt vật liệu. Đó là yêu cầu khách quan trong nền kinh tế thị trường. Vậy yêu cầu quản lý vật liệu cần đặt ra là :


    - ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất ngay từ khâu nhập kho, bảo


    quản, xuất kho đều phải kiểm tra sử dụng một cách hợp lý.


    - Trong khâu thu mua cần quản lý về số lượng, chất lượng, giá cả chủng


    loại sao cho hao phí, chi phí là thấp nhất với chất lượng sản phẩm cao nhất.


    - Đối với khâu bảo quản cần phải bảo đảm đúng chế độ phù hợp với từng


    tính chất lý hoá của mỗi loại nguyên vật liệu.


    - Đối với khâu dự trữ đảm bảo một lượng nhất định để quá trình sản xuất không bị gián đoạn nghĩa là phải dự trữ sao cho không vượt quá mức dự trữ tối đa (để sản xuất được liên tuc).


    - Cuối cùng là khâu sử dụng cần thực hiện theo đúng định mức tiêu hao theo bảng định mức, sao cho việc sử dụng đó là hợp lý, tiết kiệm.


    4) Nhiệm vụ của kế toán vật liệu


    Công tác kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu về mua nguyên vật liệu là việc thực hiện chức năng giám đốc là công cụ quản lý kinh tế. Xuất phát từ vị trí và yêu cầu quản lý trong doanh nghiệp, kế toán vật liệu phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ sau:


    - Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp về tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản tình hình nhập xuất và tồn kho vật liệu. Tính toán đúng đắn trị giá vốn thực tế vật liệu đã thu mua và nhập kho, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu mua vật tư về các mặt số lượng, chủng loại, giá cả thời hạn nhằm đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời đúng chủng loại cho quá trình sản xuất kinh doanh.

    - áp dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán vật liệu, hướng dẫn các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ hạch toán ban đầu về vật liệu, mở sổ, thẻ kho, kế toán chi tiết đúng chế độ, đúng phương pháp quy định nhằm bảo đảm sự thống nhất trong công tác kế toán, tạo đều kiện thuận lợi cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác kỹ thuật trong phạm vi ngành hàng kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.


    - Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản dự trữ và sử dụng vật tư , phát hiên ngăn ngừa và đề xuất các biện pháp sử lý vật tư thừa, thiếu, ứ đọng, kém hoặc mất phẩm chất. Tính toán chính xác số lượng và giá trị vật liệu thực tế đưa vào sử dụng và tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh.


    5) Nội dung chủ yếu về hạch toán vật liệu:


    Để thực hiện tốt các yêu câu quản lý vật liệu, nhiệm vụ của kế toán vật liệu đòi hỏi quá trình hạch toán phải bao gồm những nội dung sau:


    - Phân loại và lập bảng danh biểu vật liệu


    - Xây dựng các nội quy, quy chế trong bảo quản vật liệu


    - Xây dựng mức định mức cần thiết, các định mức dự trữ vật liệu tối đa, tối


    thiểu, các đinh mức tăng cường quản lý vật liệu.










    3- Công tác quản lý vật liệu.




    Quản lý vật liệu là công tác không thể thiếu được trong các doanh nghiệp xấy lắp. Muốn hạ thấp được giá thành, giảm chi phí sản xuất phải quản lý tốt vật liệu đó là yêu cầu khách quan trong nền kinh tế thị trường. Vậy yêu cầu quản lý vậy liệu cần đặt ra là:


    - ở tất cả các khấu của quá trình sản xuất ngay từ khâu bảo quản, nhập


    kho, xuất kho đều phải kiểm tra, xử dụng một cách hợp lý.

    - Trong khâu thu mua cần quản lý về số lượng chất lượng giá cả, chủng loại sao cho hao phí, chi phí là thấp nhất. với chất lượng sản phẩm là cao nhất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...