Luận Văn công tác kế toán vật liệu ở Công ty Cơ nhiệt và Điện lạnh Bách khoa Hà Nội

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục

    Lời nói đầu: 1

    Chương I: Cơ sở lý luận chung về hạch toán vật liệu 3

    I1.- Khái niệm, đặc điểm, vai trò của vật liệu đối với hoạt động

    sản xuất kinh doanh: 3

    I1.1.Khại niệm và đặc điểm 3

    I1.2.Vại trò của vật liệu và sự cần thiết của kế toán vật liệu 3

    I2.- Phân loại và tính giá vật liệu 6

    I2.1 Phân loại vật liệu 6

    I2.2 Tính giá vật liệu 8

    I2.2.1 Giá thực tế nhập kho 8

    I2.2.2 Giá thực tế xuất kho 10

    I3.- hạch toán chi tiết vật liệu 13

    I3.1 Phương pháp thẻ song song 14

    I3.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 18

    I3.3 Phương pháp sổ số dư 20

    I4.- Hạch toán tổng hợp vật liệu 24

    I4.1 Hạch toán tổng hợp trong doanh nghiệp áp dụng phương

    pháp kê khai thường xuyên (KKTX) 24

    I4.1.1 Đặc điểm hạch toán vật liệu trong doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp khấu trừ 25

    I4.1.2 Đặc điểm hạch toán vật liệu trong doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp trực tiếp 30

    I4.2 Hạch toán tổng hợp vật liệu trong doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK) 33

    I4.3 Hạch toán dự phòng giảm giá HTK 35

    I5.- Tổ chức sổ sách kế toán 37

    I5.1 Hình thức Nhật ký chung 37

    I5.2 Hình thức Nhật ký – sổ cái 38

    I5.3 Hình thức Chứng từ ghi sổ 39

    I5.4 Hình thức Nhật ký chứng từ 40

    I6.- Hạch toán kế toán trong doanh nghiệp vừa và nhỏ 42

    Chương II- Thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán nguyên, vật liệu tại công ty Cơ nhiệt và Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội (POLYCO) 45

    II1.- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động của công ty POLYCO 45

    II1.1 Quá trình hình thành và phát triển 45

    II1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty POLYCO 48

    II2. - Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty 50

    II2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 50

    II2.2 Tổ chức công tác kế toán 52

    II3.- Tình hình chung về vật liệu tại công ty POLYCO 55

    II3.1 Đặc điểm vật liệu của công ty POLYCO 55

    II3.2 Công tác quản lý vật liệu ở công ty POLYCO 56

    II3.3 Tính giavất liệu 58

    II4-Kệ toán thu mua và nhập kho vật liệu tại công ty POLYCO 60

    II4.1 Thủ tục thu mua và nhập kho 60

    II4.2 Hạch toán chi tiết nhập kho vật liệu 64

    II4.3 Hạch toán tổng hợp nhập kho vật liệu 64

    II4.4 Hạch toán xuất kho vật liệu 66

    II4.4.1 Thủ tục xuất kho vật liệu 66

    II4.4.2 Hạch toán chi tiết 68

    Chương III- Phương hướng hoàn thiện tổ chức hạch toán vật liệu tại công ty Cơ nhiệt và Điện lạnh Bách khoa Hà Nội (POLYCO) 70

    III1. - Đánh giá chung tình hình hạch toán vật liệu tại công ty POLYCO 70

    III1.1 Ưu điểm 71

    III1.2 Nhược điểm 72

    III2.- một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại công ty POLYCO 73

    Kết luận 75

    Tài liệu tham khảo 76



    Lời nói đầu

    Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Sản xuất phát triển kéo theo sự phát triển của xã hội qua các hình thái khác nhau.

    Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường với sự ra đời của nhiều thành phần kinh tế và loại hình doanh nghiệp như ở nước ta hiện nay đã dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các loại hình doanh nghiệp, giữa các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Những thử thách đó đặt ra cho mỗi doanh nghiệp, muốn tồn tại và dứng vững phải tự nghiên cứu tìm ra hướng đi phù hợp và thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập, lấy thu bù chi, đảm bảo có hãi.

    Để đáp ứng được nhu cầu đó, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến tất cả các khâu của quá trình sản xuất, đảm bảo thu nhập cho doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà Nước, không ngừng nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên và phấn đấu mở rộng quá trình sản xuất. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải thực hiện tổng hoà nhiều biện pháp, trong đó biện pháp quan trọng hàng đầu và không thể thiếu được là thực hiện quản lý kinh tế với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

    Hạch toán kế toán là một trong những công cụ quan trọng của hệ thống quản lý kinh tế ở các doanh nghiệp, kế toán được sử dụng như một công cụ có hiệu lực nhất để phản ánh khách quan và giám đốc có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt được tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh, từ đó đề ra biện pháp, quyết định kịp thời, đúng đắn nhằm phát triển không ngừng mọi hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp.

    Toàn bộ công tác kế toán ở mỗi doanh nghiệp bao gồm nhiều phần hành kế toán khác nhau, mỗi phần hành kế toán có chức năng riêng góp phần vào chức năng chung của kế toán trong đó kế toán nguyên, vật liệu không thể thiếu. Nó là công cụ quan trọng phục vụ cho công tác quản lý vật liệu ở doanh nghiệp. Chất lượng công tác quản lý vật liệu ở doanh nghiệp chỉ được coi là hiệu quả nếu kế toán vật liệu phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác số hiện có và tình hình biến động của vật liệu ở doanh nghiệp, phục vụ kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh.

    ở các doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên, vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp (65%- 75% tổng chi phí). Do vậy, mọi biến động dù là rất nhỏ của vật liệu cũng ảnh hưởng tới thu nhập, lợi nhuận của doanh nghiệp. Có thể nói tiết kiệm chi phí về vật liệu đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

    Để tiết kiệm được chi phí nguyên, vật liệu trong giá thành sản phẩm cần phải quản lý tốt vật liệu. Điều đó đòi hỏi công tác kế toán vật liệu ở doanh nghiệp phải được tổ chức khoa học. Vì vậy, việc hoàn thiện kế toán vật liệu ở doanh nghiệp là nhu cầu tất yếu khách quan.

    Qua thời gian tìm hiểu ở Công ty Cơ nhiệt và Điện lạnh Bách khoa Hà Nội (POLYCO), được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo của công ty, đặc biệt là cán bộ phòng kế toán, sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Ngọc Quang em đã tìm hiểu công tác kế toán tại đơn vị và đặc biệt là công tác kế toán vật liệu.

    Trong phạm vi chuyên đề này em xin trình bày những vấn đề quan trọng nhất của công tác kế toán vật liệu ở Công ty Cơ nhiệt và Điện lạnh Bách khoa Hà Nội với những mặt mạnh, mặt tồn tại và em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán vật liệu, đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch toán vật liệu ở công ty.

    Nội dung chuyên đề gồm 3 chương:

    ã Chương I: Lý luận chung về kế toán vật liệu.

    ã Chương II:Thực tế công tác kế toán vật liệu tại công ty Cơ nhiệt và Điện lạnh Bách khoa HN

    ã Chương III: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán vật liệu tại công ty Cơ nhiệt và Điện lạnh Bách khoa Hà Nội.

    Thời gian thực tập ở công ty không những giúp em hiểu sâu hơn nữa về phần lý luận đã học ở trường mà còn bổ sung thêm những kiến thức thực tế cho em rất nhiều. Song do thời gian thực tập có hạn và kiến thức của bản thân hạn chế nên chuyên đề thực tập này của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cán bộ kế toán công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...