Tiểu Luận Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong Doanh nghiệp sản xuất.

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.

    1- Khái niệm chi phí sản xuất (CPSX ) và Gía thành sản phẩm
    1.1- khái niệm chi phí sản xuất:

    Để tiến hành hoạt động SXKD, doanh nghiệp phải kết hợp ba yếu tố cơ bản, đó là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Hao phí của những yếu tố này biểu hiện dưới hình thức giá trị được gọi là CPSX .
    Như vậy, CPSX là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá, chi phí về các loại dịch vụ và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ, dịch vụ trong một kỳ nhất định.
    1.2- Khái niệm giá thành sản phẩm :
    Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
    Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm hai mặt : Mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang ) và các chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
    1.3- Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
    Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì nội dung cơ bản của chúng là biểu hiện bằng tiền của những chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Chi phí sản xuất là cơ sở để tính toán xác định giá thành sản phẩm. Tuy vậy, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có những mặt khác nhau:
    Chi phí sản xuất luôn gắn liền với một thời kỳ phát sinh chi phí còn giá thành sản phẩm gắn liền với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất đã hoàn thành.
    Chi phí sản xuất không chỉ liên quan đến sản phẩm lao vụ đã hoàn thành mà còn liên quan đến sản phẩm hỏng, sản phẩm làm dở cuối kỳ, cả những chi phí trích trước nhưng thực tế chưa phát sinh. Giá thành lại liên quan đến sản phẩm làm dở cuối kỳ trước chuyển sang.
    Giá thành sản phẩm có thể được giới hạn hẹp hơn so với chi phí sản xuất tuỳ thuộc vào yêu cầu quản trị của doanh nghiệp .
    1.4- Phân loại chi phí sản xuất.
    Dựa vào các tiêu thức khác nhau, người ta có thể phân loại chi phí sản xuất theo nhiều cách khác nhau:
    a- Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí :
    Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí mà không phân biệt chúng phát sinh ở đâu, dùng vào mục đích gì để chia thành các yếu tố chi phí . Bao gồm các chi phí sau :
    + Chi phí nguyên vật liệu
    + Chi phí nhân công
    + Chi phí khấu hao TSCĐ
    + Chi phí dịch vụ mua ngoài
    + Chi phí khác bằng tiền
    ý nghĩa của cách phân loại này cho ta biết tỷ trọng và kết cấu của từng loại chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã chi ra trong một kỳ nhất định.
    b- Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mục đích và công dụng:
    Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào mục đích công dụng của chi phí để chia toàn bộ chi phí sản xuất theo các khoản mục bao gồm :
    + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT)
    + Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT)
    + Chi phí sản xuất chung bao gồm 6 yếu tố: Chi phí nhân viên phân xưởng; chi phí vật liệu; chi phí dụng cụ sản xuất; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí bằng tiền khác.
    Cách phân loại này có tác dụng quản lý CPSX theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm và là cơ sở để lập định mức CPSX và kế hoạch tính giá thành cho kỳ sau.
    c- Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất trong kỳ :
    Chi phí được chia thành hai loại :
    + Chi phí khả biến (biến phí)
    + Chi phí bất biến (định phí)
    Cách phân loại này có tác dụng lớn đối với quản trị kinh doanh, để phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra các quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh.
    d- Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo phương pháp tập hợp CPSX và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí :
    Toàn bộ CPSX được chia thành :
    + Chi phí trực tiếp
    + Chi phí gián tiếp
    Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ CPSX cho các đối tượng một cách đúng đắn và hợp lý.
    1.5- Phân loại giá thành sản phẩm :
    a- Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành :

    Theo cách phân loại này giá thành được chia làm 3 loại :
    + Giá thành kế hoạch : Việc tính toán xác định giá thành kế hoạch sản phẩm được tiến hành trước khi tiến hành quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm do bộ phận kế hoạch thực hiện. Giá thành kế hoạch sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch đồng thời được xem là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp , là căn cứ để so sánh, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp .
    + Giá thành định mức : Giống như giá thành kế hoạch, việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành quá trình sản xuất và được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm.
    + Giá thành thực tế : Khác với hai loại giá thành trên, giá thành thực tế của sản phẩm chỉ có thể tính toán được sau khi đã kết thúc quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm và dựa trên cơ sở chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh tập hợp được trong kỳ.
    b- Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán bao gồm ;
    - Giá thành sản xuất (hay giá thành công xưởng) : Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , chi phí nhân công trực tiếp , chi phí sản xuất chung).
    - Giá thành toàn bộ (hay giá thành tiêu thụ) : Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và được tính theo công thức :

    [​IMG]
     
Đang tải...