Luận Văn Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cấp nước Thái Nguyên

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN
    XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH
    NGHIỆP
    I. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
    1) Bản chất và khái niệm chi phí sản xuất:
    Trải qua quá trình phát triển lâu dài, con người từ những phương thức sản
    xuất thô sơ, giản đơn đã dần dần thay thế bằng những phương thức sản xuất
    hiện đại để tạo ra vô số của cải và đẩy nhu cầu của con người lên cao.
    Nhưng dù bất kì phương thức sản xuất nào thì cũng tạo nên 3 yếu tố: tư liệu
    sản xuất, sức lao động, đối tượng lao động.
    Việc sử dụng và làm tiêu hao các yếu tố trên theo một cách thức nào đó
    để tạo ra sản phẩm được gọi là hoạt động sản xuất, còn những yếu tố được
    sử dụng trong hoạt động đó được gọi là chi phí sản xuất.
    Vậy chi phí sản xuất là sự biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí về
    lao động sống và lao động hóa, chi phí về các loại dịch vụ và chi phí khác
    bằng tiền mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất và chế tạo sản
    phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ, dịch vụ trong một kì nhất định.
    Chi phí sản xuất có ý nghĩa hết sức quan trọng gắn liền với quá trình hoạt
    động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gắn liền với việc sử dụng tài
    sản, vật tư, lao động. Vì vậy, chi phí SX thực chất là việc sử dụng hợp lý, tiết
    kiệm các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn của doanh nghiệp trong hoạt
    động SXKD. Mặt khác, chi phí sản xuất là cơ sở để tạo nên giá thành sản
    phẩm, lao vụ, dịch vu hoàn thành, nên quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất là
    mục tiêu hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
    Việc làm rõ khái niệm, bản chất, nội dung kinh tế của chi phí sản xuất
    trong doanh nghiệp giúp kế toán tính đúng, đủ chi phi sản xuất vào giá thành
    sản phẩm, từ đó phát huy được chỉ tiêu giá thành trong công tác quản lý,kiểm tra và giám đốc quá trình SX của doanh nghiệp.
    2) Phân loại chi phí sản xuất:
    Bất kì doanh nghiệp nào khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh
    đều phải tiêu hao một lượng vốn, tài sản dưới nhiều hình thức để tiến hành
    SXKD nên chi phí sản xuất cũng rất đa dạng. Chính vì vậy, để thuận lợi cho
    công tác hạch toán nhằm mục đích tạo ra khối lượng sản phẩm nhiều nhất
    với chi phí thấp nhất cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất.
    2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi
    phí
    Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào nội dung tính chất kinh tế
    của chi phí, không phân biệt vào việc chúng phát sinh ở đâu, dùng vào mục
    đích gì để chia thành các yếu tố chi phí sau:
    - Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên
    vật liệu phụ, phụ tùng thay thế sử dụng vào mục đích kinh doanh (trừ phế
    liệu thu hồi)
    - Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ tiền công, phụ cấp tính theo
    lương, chi ăn ca, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ
    - Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu
    hao TSCĐ trong kì của tất cả các TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh
    của doanh nghiệp.
    - Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp
    bỏ ra chi trả cho các loại dịch vụ mua ngoài như: điện, nước, điện thoại
    phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
    - Chi phí khác bằng tiền: bao gồm toàn bộ các chi phí bằng tiền chi ra
    dùng cho sản xuất kinh doanh mà chưa phản ánh ở các chi phí kể trên.
    Cách phân loại trên có tác dụng quan trọng trong công tác quản lý cụ thể
    là:+ Cho biết kết cấu, tỉ trọng của từng yếu tố chi phí
    + Giúp cho việc phân tích đánh giá tình hình thực tế kế hoạch,
    dự toán
    + Làm cơ sở lập dự toán chi phí sản xuất kì sau
    + Làm cơ sở lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tè
    + Cung cấp tài liệu để tính thu nhập kinh tế quốc dân
    2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công cụ của chi phí
    Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào mục đích công dụng của chi
    phí để chia toàn bộ chi phí sản xuất theo các khoản mục bao gồm:
    - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật
    liệu liên quan trực tiếp đến việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện
    cung cấp lao vụ dịch vụ.
    - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm toàn bộ tiền công các khoản
    phụ cấp và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ phải trả cho công nhân
    viên trực tiếp sản xuất để chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ
    dịch vụ.
    - Chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ chi phí còn lại phát sinh
    trong các phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất bao gồm: Chi phí nhân viên
    phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài
    sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
    Cách phân loại này có tác dụng sau:
    + Quản lý chi phí sản xuất theo định mức
    + Làm cơ sở cho việc tính toán, phân tích tình hình thực hiện kế
    hoạch
    + Làm cơ sở lập định mức CPSX và kế hoạch giá thành sản phẩm
    cho kì sau
    2.3 Phân loại CPSX theo mối quan hệ với khối lượng hoạt độngCách phân loại này xem xét mối quan hệ giữa chi phí với kết quả sản
    xuất, khối lượng hoạt động thực hiện được đó là những sản phẩm công việc
    lao vụ dịch vụ đã cung cấp thực hiện, toàn bộ chi phí được chia thành hai
    loại:
    - Chi phí biến đổi (biến phí): là những chi phí có sự thay đổi tỷ lệ
    thuận với khối lượng hoạt động trong kì, như chi phí NVLTT, tiền công phải
    trả theo sản phẩm
    - Chi phí cố định (định phí): là những chi phí không có sự thay đổi khi
    khối lượng hoạt động thay đổi. Tính cố định của chi phí cần được hiểu ở
    mức độ tương đối, bởi vì khi có sự thay đổi lớn đến một mức độ nhất định sẽ
    kéo theo sù thay đổi về chi phí
    Đối với chi phí cố định có đặc điểm là tổng chi phí cố định thì “không
    thay đổi” nhưng chi phí cố định tính cho một đơn vị khối lượng hoạt động
    lại thay đổi tỉ lệ nghịch với khối lượng hoạt động. Nó có thể chia làm 3 loại:
    chi phí cố định tương đối (cấp bậc), chi phí cố định tương đối, chi phí cố
    định tuỳ ý.
    2.4 Phân loại CPSX theo quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản
    phẩm
    Toàn bé chi phí sản xuất được chia thành:
    - Chi phí cơ bản: là những chi phí có mối quan hệ trực tiếp với quy
    trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm như chi phí NVLTT, chi phí
    NCTT, khấu hao tài sản cố định dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản
    phẩm
    - Chi phí chung: là những chi phí phục vụ và quản lý sản xuất mang
    tính chất chung của toàn phân xưởng, bộ phận sản xuất.
    Cách phân loại này giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp xác định đúng
    hướng và biện pháp sử dụng tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩmlao vụ dịch vụ
    2.5 Phân loại CPSX theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối
    tượng chịu chi phí
    - Chi phí trực tiếp: là những chi phí có liên quan trực tiếp đến một đối
    tượng chịu chi phí, những chi phí này kế toán có căn cứ vào số liệu chứng từ
    để ghi trực tiếp cho đối ttượng chịu chi phí
    - Chi phí gián tiếp: là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng
    chịu chi phí nên cần phân bổ các chi phí này bằng các tiêu chuẩn hợp lý
    Cách phân loại này có tác dụng trong việc xác định phương pháp tập hợp
    chi phí vào các đối tượng tính giá thành sản phẩm lao vụ dịch vô .
    II. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH SẢN
    PHẨM
    1. Bản chất và khái niệm giá thành sản phẩm
    Nếu trong sản xuất kinh doanh, chi phí là một mặt để tính sự hao phí, để
    đánh giá khả năng kinh doanh thì giá thành là kết quả của việc đầu tư đó,
    phản ánh được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Giá thành là một chỉ tiêu kinh
    tế tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong
    quá trình sản xuất cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức kinh tế,
    kĩ thuật và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất
    lao động chất lượng sản xuất, hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận của doanh
    nghiệp. Giá thành còn là một căn cứ quan trọng để xác định giá bán và xác
    định kết quả kinh tế của hoạt động sản xuất.
    Vậy giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí sản
    xuất cho một khối lượng đơn vị sản phẩm và công việc lao vụ dịch vụ hoàn
    thành .
     
Đang tải...