Luận Văn Công tác kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp Xây lắp Điện

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Công tác kế toán NVL tại XN Xây lắp Điện


    Lời nói đầu
    ​Hiện nay trong nền điều kiện kinh tế thị trường, các đơn vị sản xuất kinh doanh muốn sản xuất ngày càng phát triển thì một trong các biện pháp quan trọng là phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất.
    Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí của doanh nghiệp. Chỉ cần một sự biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp. Từ đó, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc chi phí tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất trên cơ sở đảm bảo chất lượng sản phẩm.
    Vì vậy kế toán nói chung và phần hành kế toán nguyên vật liệu nói riêng là công cụ quan trọng phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nguyên vật liệu. Hạch toán đầy đủ, chính xác nguyên vật liệu dựa vào sản xuất là yếu tố quan trọng giúp cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành được chính xác. Đồng thời là căn cứ để đề ra các biện pháp giảm chi phí nguyên vật liệu, hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    Trong doanh nghiệp xí nghiệp Xây Lắp Điện với đặc thù là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nên nguyên vật liệu mua về không tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Nhưng các chi phí về nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng đến giá thành sản xuất. Vì vậy công tác kế toán nguyên vật liệu ở doanh nghiệp cũng được cải tiến và hoàn thiện.
    Sau một thời gian đi thực tập tại xí nghiệp Xây Lắp Điện, em nhận thấy công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán. Với sự giúp đỡ của thầy giáo Nguyễn Ngọc Toản cùng các bác, các cô, các chú ở xí nghiệp với những lý luận trong thực tế và bẵng những kiến thức của mình trong quá trình học tập rèn luyện. Em mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: "Công tác kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp Xây Lắp Điện".
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài viết này được chia thành ba phần như sau:
    Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản trong công tác kế toán nguyên vật liệu ở doanh nghiệp sản xuất.
    Phần II: Thực tế công tác kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp Xây Lắp Điện.
    Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp Xây Lắp Điện .


    Phần I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

    I. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, YÊU CẦU QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.
    1. Khái niêm, vai trò của nguyên vật liệu.
    Vật liệu là những đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật hoá.
    Vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vật liệu bị tiêu hao và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
    2. Đặc điểm của vật liệu.
    Vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị vật liệu được chuyển hết một lần vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
    Việc tổ chức bến bãi, kho tàng phải được thực hiện tốt để độ bảo quản đối với từng loại vật liệu, tránh hư hỏng, mất mát hao hụt. Đảm bảo là một trong những yêu cầu quản lý đối với vật liệu.
    Sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở xác định mức và dự toán chi phí.
    Trong khâu dự trữ, đòi hỏi phải xác định được mức dự trữ tối đa và tối thiểu.
    Xuất phát từ vai trò, đặc điểm của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ vật liệu sử dụng ở mọi khâu từ khâu mua, bảo quản tới khâu sử dụng và dự trữ.
    3. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu.
    Vật liệu là một trong những tài sản lưu động của doanh nghiệp đồng thời là một yếu tố chi phí của doanh nghiệp. Do đó yêu cầu quản lý chúng thể hiện ở một số điểm sau:
    Doanh nghiệp cần phải có đầy đủ những thông tin tổng hợp vật liệu cũng như từng thứ vật liệu kể cả chỉ tiêu hiện vật và giá trị về tình hình nhập, xuất, tồn kho.
    Từng kho, từng người bảo quản đảm bảo an toàn cho vật tư. Phát hiện ngăn ngừa những vi phạm làm thất thoát vật tư, tài sản.
    Cần phải quản lý vật liệu cho sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng sử dụng như: từng loại sản phẩm, từng đơn vị, từng bộ phận sử dụng theo từng đối tượng tập hợp chi phí để phục vụ cho tính giá thành sản phẩm, dịch vụ.
    Ngoài ra, doanh nghiệp có thể quản lý định mức dự trữ, tránh tình trạng ứ đọng hoặc khan hiếm vật tư, ảnh hưởng đến tình hình tài chính hoặc tiến độ sản xuất kinh doanh.
    II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.
    1. Nhiệm vụ của công tác kế toán nguyên vật liệu.
    Tổ chức đánh giá, phân loại vật liệu phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của nhà nước và của doanh nghiệp.
    Tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho của doanh nghiệp để ghi chép, phân loại tổng hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh, cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành.
    Tiến hành việc phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch mua, tình hình sử dụng vật liệu trong sản xuất kinh doanh.
    2. Phân loại vật liệu.
    Căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh, vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Vật liệu được chia thành các loại sau:
    Nguyên vật liệu chính: là loại vật liệu khi sử dụng vào quá trình sản xuất thì nó tham gia cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm. Trong những doanh nghiệp khác nhau thì nguyên vật liệu chính cũng khác nhau. Nguyên vật liệu chính dùng vào sản xuất hình thành nên chi phí vật liệu trực tiếp.
    Nguyên vật liệu phụ: là khi tham vào quá trình sản xuất thì nó kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã phong phú .
    Nhiên liệu: là những thứ tạo ra nhiệt năng như: than đá, củi, xăng, dầu . Nhiên liệu được sử dụng phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, cho phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh.
    Bao bì đóng gói: là những thứ vật liệu dùng để đóng gói những sản phẩm đã làm ra.
    Phụ tùng thay thế: là phụ tùng thay thế một số bộ phận của dụng cụ, máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải và tài sản cố định như: săm lốp .
    Thiết bị xây dựng cơ bản: là thiết bị dùng để đầu tư cho xây dựng cơ bản, bao gồm các loại thiết bị cần lắp và thiết bị không cần lắp, công cụ, khí cụ .
    Phế liệu: là những thứ loại ra trong quá trình sản xuất, có thể sử dụng lại hoặc bán ra ngoài. Phế liệu còn có thể thu hồi được khi thanh lý tài sản cố định hay công cụ dụng cụ khi có sản phẩm hỏng không thể thay thế được.
    3. Nội dung của công tác kế toán nguyên vật liệu.
    3.1. Cách tính giá thành thực tế vật liệu.
    a) Giá thành thực tế nhập kho.
    Đối với vật liệu, công cụ dụng cụ mua ngoài thì giá thành thực tế là giá mua ghi trên hoá đơn bao gồm cả thuế nhập khẩu( Nếu có) cộng với các chi phí thu mua thực tế(chi phí vận chuyển, bốc rỡ, bảo quản, phân loại .) từ khi mua về đến kho của doanh nghiệp.
    Đối với nguyên vật liệu, công cụ thuê ngoài gia công chế biến thì giá thực tế là giá vật liệu xuất chế biến cùng các chi phí vận chuyển và số tiền phải trả cho bên nhận gia công chế biến.
    Đối với nguyên vật liệu tự chế thì giá thực tế là giá xuất kho cộng với các chi phí về chế biến.
    Đối với nguyên vật liệu đơn vị khác góp vốn liên doanh thì giá thực tế vật liệu là giá do hội đồng liên doanh quyết định.
    b) Giá thực tế xuất kho
    Để tính giá thực tế xuất kho kế toán áp dụng các phương pháp sau:
    hướng pháp Giá thực tế bình quân gia quyền:
    =
    hương pháp Giá thực tế nhập trước xuất trước:
    Theo phương pháp này ta phải xác định được đơn giá thực tế nhập kho của từng lần nhập. Sau đó, căn cứ vào số lượng xuất tính ra giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc: tính theo đơn giá nhập trước xuất trước đối với lượng xuất kho thuộc lần nhập trước, số còn lại được tính theo đơn giá thực tế các lần nhập sau. Như vậy, giá thực tế của vật liệu tồn cuối kỳ chính là giá thực tế của vật liệu thuộc lần mua sau cùng.
    hương pháp Giá thực tế nhập sau xuất trước:
    Ta cũng phải xác định đơn giá thực tế của từng lần nhập. Nhưng khi xuất sẽ căn cứ vào số lượng xuất và đơn giá thực tế nhập kho lần cuối, sau đó mới lần lượt đến các lần nhập trước để tính giá thực tế xuất kho. Như vậy giá thực tế của vật liệu tồn cuối kỳ lại là giá thực tế vật liệu tính theo đơn giá của các lần nhập đầu kỳ.
    hương pháp Giá thực tế bình quân kỳ trước:
    Theo phương pháp này, giá thực tế vật liệu xuất kho được tính trên cơ sở số lượng vật liệu xuất dùng và đơn giá bình quân vật liệu tồn đầu kỳ.
    Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất Đơn giá đầu kỳ.
    Đơn giá đầu kỳ =
    hướng pháp Giá thực tế đích danh:
    Phương pháp này thường được áp dụng đối với các loại vật liệu có giá trị cao, các loại vật tư đặc chủng. Giá thực tế vật liệu xuất kho trong kỳ trên cơ sở hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán theo công thức:
    = x
    =

     
Đang tải...