Luận Văn Công tác Kế toán nguyên vật liệu tại nhà máy thiết bị bưu điện Hà nội

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Bống Hà, 5/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

    1.1 Vai trò của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh .
    1.1.1 Vai trò của vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất:

    Trong doanh nghiệp sản xuất , vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, là đối tượng lao động quan trọng cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm.
    Với vị trí đó, trong các doanh nghiệp sản xuất chi phí về nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành của sản phẩm, là bộ phận dự trữ quan trọng của Doanh nghiệp. Do vậy có thể nói vật liệu không chỉ quyết định mặt số lượng của sản phẩm mà còn quyết định chất lượng của sản phẩm. Nguyên vật liệu có đảm bảo chất lượng cao,đúng qui cách, chủng loại thì sản phẩm sản xuất ra mới đạt yêu cầu về mặt chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

    1.1.2 Đặc điểm và yêu cầu quản lý vật liệu
    1.1.2.1 Đặc điểm của vật liệu:

    Vật liệu tham gia vào giai đoạn đầu của quá trình sản xuất kinh doanh để hình thành nên sản phẩm mới. Chúng rất đa dạng, phong phú về chủng loại, phức tạp về kỹ thuật . Trong mỗi quá trình sản xuất vật liệu không ngừng chuyển hoá , biến đổi cả về mặt hiện vật và giá trị.
    - Về mặt hiện vật : Nó chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và được tiêu dùng toàn bộ không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu.
    -Về mặt giá trị: Khi tham gia vào quá trình sản xuất toàn bộ giá trị vật liệu được chuyển dịch hết một lần vào giá trị sản phẩm mới tạo ra.

    Vật liệu là những tài sản vật chất, tồn tại dưới nhiều trạng thái khác nhau, phức tạp về đặc tính lý, hoá học nên dễ bị tác động của thời tiết, khí hậu và môi trường xung quanh.
    Trong các doanh nghiệp sản xuất, vật liệu chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số tài sản lưu động chi phí sản xuất để tạo ra sản phẩm thì chi phí sản xuất vật liệu cũng thường chiếm một tỷ trọng lớn.

    1.1.2.2 Yêu cầu quản lý vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất :
    Trên cơ sở vai trò và đặc điểm của nguyên vật liệu như vậy, một vấn đề đặt ra là phải quản lý vật liệu như thế nào để đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được thường xuyên, liên tục , vừa có hiệu quả cao vừa đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm? Như đã trình bày, vật liệu xuất hiện ở mọi khâu của quá trình sản xuất , muốn thực hiện được yêu cầu đặt ra thì phải tăng cường công tác quản lý, công tác kế toán vật liệu kể từ khâu mua, bảo quản, dự trữ đến sử dụng.Cụ thể như sau:
    + Đối với khâu mua : Cần quản lý về mặt số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách , phẩm chất, giá cả Sao cho vừa đảm bảo chất lượng yêu cầu, vừa tiết kiệm chi phí .
    + Đối với khâu bảo quản : Cần đảm bảo theo đúng chế độ quy định phù hợp với từng tính chất lý hoá của mỗi loại vật tư .
    + Đối với khâu dự trữ : Xác định và phản ánh chính xác số lượng và giá trị vật liệu tồn kho, kiểm tra việc chấp hành các định mức dự trữ vật liệu, tổ chức bảo quản và thực hiện các thủ tục nhập kho, xuất kho, phát hiện kịp thời và nguyên nhân thừa thiếu, ứ đọng, hư hỏng, mất phẩm chất của vật liệu, bảo đảm cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn và đọng vốn.
    + Đối với khâu sử dụng :Tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác số lượng, giá trị vật liệu khi xuất kho, vật liệu thực tế tiêu hao trong sản xuất, phân bổ cho các đối tượng sử dụng, góp phần kiểm tra tình hìng thực hiện các định mức tiêu hao sử dụng vật liệu, sao cho sử dụng hợp lý và tiết kiệm nhất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...