Luận Văn Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Tư vấn sản xuất giấy Hoàng Hà

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Tư vấn sản xuất giấy Hoàng Hà
    CHƯƠNG I
    TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG
    DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH

    I-/ Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh:
    1. Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu :
    Nguyên vật liệu là đối tượng lao động trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm.
    Đặc điểm:
    - Chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh, thay đổi hình thái vật chất ban đầu.
    - Nguyên vật liệu chuyển dịch toàn bộ giá trị vào giá trị sản phẩm.
    - Nguyên vật liệu được xếp vào loại tài sản ngắn hạn hay còn gọi tài sản lưu động.
    2. Vai trò của nguyên vật liệu :
    NVL là đối tượng lao động cấu thành nên thực thể sản phẩm, chi phí NVL chiếm tỉ trọng lớn (50-80%) trong giá thành sản phẩm. Bởi vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải tập trung quản lý vật liệu một cách chặt chẽ ở tất cả các khâu thu mua, bảo quản dự trữ, sử dụng nhằm hạ thấp chi phí vật liệu, giảm mức tiêu hao vật liệu trong sản xuất và điều đó đồng nghĩa với việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và tăng lợi nhuận, thu nhập cho doanh nghiệp .
    3. Phân loại, tính giá nguyên vật liệu :
    3.1. Phân loại nguyên vật liệu :
    Có nhiều cách phân loại NVL, tùy thuộc vào từng tiêu thức khác nhau thì NVL được phân loại khác nhau. Sau đây luận văn xin đưa ra một số tiêu thức phân loại NVL:
    v Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu của kế toán quản trị thì nguyên vật liệu được phân loại như sau:
    - Nguyên vật liệu chính: Bao gồm các loại nguyên liệu, vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để cấu tạo nên thực thể của sản phẩm, ví dụ: gỗ trong các doanh nghiệp sản xuất đồ mỹ nghệ, vải trong doanh nghiệp may
    - Vật liệu phụ: Bao gồm các loại vật liệu được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để nâng cao chất lượng cũng như tính năng, tác dụng của sản phẩm như: gia vị, dầu nhờn, sơn, thuốc tẩy
    - Nhiên liệu: Bao gồm các loại vật liệu được dùng để tạo ra năng lượng phục vụ cho sự hoạt động của các loại máy móc thiết bị và dùng trực tiếp cho sản xuất như : than, củi, xăng, dầu, hơi đốt phục vụ cho máy móc có thể hoạt động.
    - Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết, bộ phận dùng để thay thế sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải như: ốc vít, mỡ công nghiệp nó làm cho quá trình sản xuất diễn ra một cách thuận lợi hơn.
    - Vật liệu xây dựng và thiết bị cần lắp: Là những vật liệu thiết bị doanh nghiệp mua về phục vụ cho đầu tư xây dựng cơ bản như: doanh nghiệp thương mại không phải là các doanh nghiệp xây lắp nhưng trong năm họ có nhu cầu sửa chữa cửa hàng như cạo vôi chát lại tường do vậy họ mua các vật liệu xây dựng như : cát, xi măng về để sửa chữa.
    - Phế liệu và vật liệu khác: Phế liệu là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất sản phẩm như gỗ, sắt thép vụn hoặc phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định hoặc các sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất. Vật liệu khác là loại vật liệu không thuộc những loại vật liệu đã nêu ở trên như bao bì đóng gói sản phẩm.
    v Căn cứ vào nguồn hình thành:
    - Nguyên vật liệu mua ngoài
    - Nguyên vật liệu được cấp đó là nhận các nguyên vật liệu do cấp trên cấp cho để sản xuất.
    - Nguyên vật liệu nhận vốn góp liên doanh
    - Nguyên vật liệu tự sản xuất, gia công đó là nguyên vật liệu còn thô sơ, phải qua quá trình sơ chế thì nó mới có thể đưa vào sản xuất được. Ví dụ: Khi làm chiếu thì trước khi dệt được chiếu thì cói họ phải xe nhỏ thành sợi khi đó mới có thể dệt chiếu được, do vậy trước khi tiến hành dệt chiếu doanh nghiệp phải qua giai đoạn gia công đó là xe sợi cói nhỏ lại.
    - Nguyên vật liệu được viện trợ biếu tặng
    3.2. Đánh giá nguyên vật liệu :
    Theo quy định của chuẩn mực số 02: " Chuẩn mực về hàng tồn kho". Thì hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
    - Giá gốc của hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
    - Chi phí mua: Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại, và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua.
    - Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm: Những chi phí có liên hệ trực tiếp đến sản phẩm sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hoá nguyên vật liệu thành thành phẩm.
    - Chi phí liên quan trực tiếp khác: Tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho. Ví dụ: Trong giá gốc thành phẩm có thể bao gồm chi phí thiết kế sản phẩm cho 1 đơn đặt hàng cụ thể.
    Giá thực tế nhập kho: Tuỳ theo từng nguồn nhập mà cấu thành giá vốn thực tế của nguyên vật liệu có sự khác nhau. Cụ thể:
    v Đối với nguyên vật liệu mua ngoài. Cần phân biệt 2 trường hợp sau:
    - Đối với nguyên vật liệu mua vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh thu ộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ:
     
Đang tải...