Chuyên Đề Công tác kế toán nguyên vật liệu & CCDC tại công ty CP Xuân Hoà Viglacera

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công tác kế toán NVL & CCDC tại C.ty CP Xuân Hoà Viglacera

    CHƯƠNG 1
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
    1.1 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
    Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải có các yếu tố sản xuất cơ bản, đó là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Trong đó nguyên vật liệu đóng vai trò là đối tượng lao động cấu thành nên thực thể sản phẩm, còn tài sản cố định và những công cụ, dụng cụ khác là tư liệu lao động, lao động của con người chính là yếu tố sức lao động. Như vậy nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong khâu sản xuất.
    Về mặt hình thái, khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, dưới tác động của sức lao động và tư liệu lao động, NVL sẽ thay đổi hình thái vật chất ban đầu. Chính vì tác dụng cấu thành nên thực thể sản phẩm mà đặc điểm, tính chất của các loại nguyên vật liệu sẽ chi phối đặc điểm, tính chất của những sản phẩm do chúng tạo nên.
    Về mặt giá trị ,chúng chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và chuyển dịch một lần toàn bộ giá trị vào giá trị sản phẩm mới tạo ra. Sự chuyển dịch giá trị của nguyên vật liệu đồng nghĩa với sự phát sinh chi phí nguyên vật liệu. Nói đến chi phí là phải nói đến giá thành, vì chỉ dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí thì các doanh nghiệp mới có thể hạ giá thành. Chi phí về NVL thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất, như công nghiệp chế biến: khoảng 70%, công nghiệp nhẹ: 65%, công nghiệp cơ khí: 50-60%
    Hiện nay hạ giá thành là một trong những biện pháp tối quan trọng của các doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Muốn vậy các doanh nghiệp không thể không quan tâm đến việc giảm yếu tố chi phí nguyên vật liệu một cách hợp lý.
    Như vậy nguyên vật liệu có vị trí rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ về mặt hiện vật mà nó còn ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung.
    1.2 YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU
    1.2.1 Sự cần thiết của việc quản lý nguyên vật liệu.
    Trong mọi hình thái kinh tế xã hội, tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là mục tiêu không thể không xét đến, cho dù làm việc gì và hoạt động trên lĩnh vực nào, con người luôn mong muốn có được lợi ích cao nhất với mức hao phí bỏ ra là thấp nhất, đặc biệt mục tiêu này càng thể hiện rõ hơn trong nền kinh tế thị trường, khi mà vấn đề tối đa hoá lợi nhuận được đặt lên hàng đầu. Muốn tối đa hoá lợi nhuận, trước tiên phải phấn đấu giảm chi phí sản xuất, trong đó có yếu tố chi phí nguyên vật liệu.
    Xuất phát từ lý do trên và xuất phát từ đặc điểm, vị trí của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh, thì việc quản lý NVL là một nhu cầu khách quan của mọi nền sản xuất xã hội.
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
    1.1 Vị trí, vai trò của nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất 1
    1.2 Yêu cầu của công tác quản lý nguyên vật liệu 2
    1.2.1 Sự cần thiết của việc quản lý nguyên vật liệu. 2
    1.2.2 Yêu cầu của công tác quản lý nguyên vật liệu. 2
    1.3 Vai trò, sự cần thiết và nhiệm vụ của công tác kế toán nguyên vật liệu 4
    1.3.1 Vai trò, sự cần thiết của công tác kế toán nguyên vật liệu. 4
    1.3.2. Nhiệm vụ của công tác kế toán nguyên vật liệu 5
    1.4. Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất. 6
    1.4.1 phân loại nguyên vật liệu. 6
    1. 4.2 Đánh giá nguyên vật liệu. 7
    1.4.2.1 Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu: 7
    1.4.2.2 Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu. 8
    1.4.3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu. 11
    1.4.3.1 Chứng từ sử dụng: 11
    1.4.3.2 Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu: 12
    1.4.4 Tổ chức kế toán NVL trong điều kiện kế toán máy. 17
    1.4.4.1 Nguyên tắc: 17
    1.4.4.2 Các đối tượng cần quản lý thông tin trong tổ chức kế toán nvl: 17
    1.4.3.3 Nội dung tổ chức kế toán NVL trên máy vi tính: 19
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY GỐM XÂY DỰNG XUÂN HOÀ 23
    2.1. Đặc điểm chung của công ty gốm xây dựng Xuân Hoà 23
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 23
    2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ của công ty. 25
    2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh: 25
    2.1.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất của công ty: 25
    2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty. 28
    2.1.4 Cơ cấu bộ máy kế toán và đặc điểm tổ chức công tác kế toán. 30
    2.1.4.1. Cơ cấu bộ máy kế toán: 30
    2.1.4.2 Hình thức kế toán của công ty: 32
    2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán NVL ở Công ty gốm xây dựng Xuân Hoà. 34
    2.2.1. Đặc điểm NVL của Công ty. 34
    2.2.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu. 35
    2.2.2.1 Phân loại nguyên vật liệu: 35
    2.2.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu: 36
    2.2.3. Các đối tượng cần quản lý thông tin liên quan đến tổ chức công tác kế toán NVL của Công ty. 37
    2.2.4. Kế toán nhập NVL. 40
    2.2.5. Tổ chức kế toán xuất NVL. 46
    2.2.6. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu. 53
    CHƯƠNG 3
    MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL Ở CÔNG TY GỐM XÂY DỰNG XUÂN HOÀ.
    3.1. Nhận xét chung về công tác kế toán NVL tại Công ty Gốm xây dựng Xuân Hoà. 56
    3.1.1 Những ưu điểm: 56
    3.1.1.2 Công tác quản lý NVL nói chung của Công ty: 57
    3.1.1.2 Công tác kế toán NVL: 57
    3.1.2. Những hạn chế: 58
    3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL tại Công ty Gốm xây dựng Xuân Hoà. 60
     
Đang tải...