Luận Văn Công tác kế toán của Công ty sợi Trà Lý

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

    TÌM HIỂU CÔNG TY SỢI TRÀ LÝ


    I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY

    Tên gọi: Công ty sợi Trà Lý - Thái Bình

    Địa chỉ: Số 184 - Phan Chu Trinh - TX Thái Bình

    Tổng số CNV: 483

    1. Quá trình hình thành và phát triển

    Tại công ty sợi Trà Lý - Thái Bình trực thuộc Tổng công ty may Việt Nam. Là một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các loại sợi đay và bao đay.

    Công ty được thành lập theo quyết định của tỉnh Thái Bình năm 1978 bắt đầu khởi công xây dựng, toàn bộ nguồn vốn xây dựng và mua sắm thiết bị đều do Ngân sách Nhà nước cấp.

    Tháng 5 năm 1980 công ty bắt đầu đi vào hoạt động với tên gọi "Nhà máy sợi đay thảm Thái bình".

    Tháng 7 năm 1995 theo quyết định của bộ công nghiệp "Nhà máy sợi đay thảm Thái Bình" đổi tên thành "Công ty sợi Trà Lý Thái Bình". Hiện nay số CNV toàn công ty là 483 người với cấp bậc bình quân là 4/7.

    Cùng với sự chuyển đổi kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp từng bước chuyển cơ chế kinh tế hoạch toán XHCN, rồi đến cơ chế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo hướng XHCN. Công ty cũng đã thay đổi mặt hàng sản xuất phù hợp.

    Từ khi đi vào hoạt động, năm 1980-1990 nước ta, ký kết hiệp định kinh tế về xuất khẩu thảm đay với Liên Xô (cũ) nên nhiệm vụ chính của công ty giai đoạn này là kéo đay tơ thành sợi để làm thảm xuất khẩu, ngoài ra còn xuất sợi đay làm nguyên liệu dệt bao phục vụ các nhu cầu khác trong XH.

    Tháng 5 năm 1990 do tình hình kinh tế chính trị của Liên Xô có sợ thay đổi làm hiệp định kinh tế giữa Việt Nam và Liên Xô về xuất khẩu thảm đay bị cắt bỏ. Sản phẩm làm ra bị ứ đọng với số lượng hàng rất lớn không tiêu thụ được, tổ chức sản xuất lúc này chỉ mang tính chất duy trì và bắt buộc. Trước tình hình cấp bách đó khiến công ty phải tìm ra một hướng đi mới, công ty quyết định chuyển từ sản xuất thảm đay sang sản xuất sợi đay để dệt bao và nó trở thành nhiệm vụ chính của công ty từ đó đến nay.

    Với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong công nghiệp nước ta, cùng với tinh thần đoàn kết gắn bó, chủ động sáng tạo, cần cù lao động của toàn bộ CBCNV của đơn vị nói chung và của ban lãnh đạo và phòng tài vụ nói riêng đã từng bước khắc phục khó khăn, nắm bắt và phát huy được những thuận lợi, ổn định tổ chức sản xuất. Công ty đã nắm được kịp thời nhu cầu lao động trên thị trường do Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng: gạo, lạc, cà phê, hạt điều . nên việc tiêu thụ từng bước đi vào ổn định, được thị trường chấp nhận. Đó là kết quả đánh dấu một bước trưởng thành và phát triển của côgn ty đay Trà Lý. Cụ thể được thể hiện qua các chỉ tiêu sau.


    Chỉ tiêu 1999 2000 2001

    Tổng doanh thu

    Thuế phải nộp

    Sản phẩm chủ yếu

    Tổng số lao động bình quân

    Thu nhập bình quân một người

    Nền kinh tế nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước có sự thay đổi sâu sắc, đặc biệt là bộ tài chính ban hành luật thuế GTGT và TNDN điều đó đã tác động rất lớn tới các đơn vị sản xuất kinh doanh.

    Với nền kinh tế như vậy làm cho các doanh nghiệp phải đứng trước sự cạnh tranh hết sức quyết liệt, chịu sự điều tiết của qui luật kinh tế khách quan. Do đó để DN có thể đứng vững và phát triển thì hoạt động của doanh nghiệp phải mang lợi nhuận, đây chính là tiền đề cho công ty có thể chiếm lĩnh thị trường.

    Trong điều kiện hiện nay các DN được nhà nước giao quyền tự sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập, tức là lấy thu bù chi để phát triển mở rộng không ngừng.

    Để thực hiện điều đó DN phải tổng hợp được nhiều biện pháp quản lý đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, đặc biệt là tổ chức quản lý tốt việc sản xuất kinh doanh nhằm giảm chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm.

    Đơn vị có tổng số vốn ban đầu: 18.570.000.000đ

    Trong đó - Vốn cố định: 14.000.000.000đ

    - Vốn lưu động: 4.570.000.000đ

    và được phân chia theo nguồn vốn như sau:

    - Vốn cố định:

    + Do NSNN cấp: 8.687.735.041đ

    + Do DN tự bổ xung: 5.312.264.959đ

    - Vốn lưu động:

    + Do NSNN cấp: 2.182.003.024đ

    + Do DN tự bổ xung: 2.387.996.976đ

    2. Tổ chức bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.

    Ta có thể tóm tắt bằng sơ đồ bộ máy quản lý ở công ty sợi Trà Lý - Thái Bình như sau:


    CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN

    CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ














    + Ban giám đốc có 3 người:

    - Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty, chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy, quản lý tất cả bộ phận sản xuất của công ty.

    - Một phó giám đốc phụ trách công tác sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp sản xuất kinh doanh và tổ chức sản xuất của công ty. Người chỉ đạo sản xuất trực tiếp các phân xưởng và các phòng ban có liên quan đến trực tiếp sản xuất.

    - Một phó giám đốc phụ trách công tác đời sống, giúp Giám Đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh và các phòng ban.

    + Các phòng ban của công ty.

    - Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ xây dựng qui trình công nghệ, thiết bị sửa chữa máy móc và chế tạo sản phẩm, quản lý các trang thiết bị trong toàn công ty, lập kế hoạch sửa chữa, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Phòng còn có chức năng giúp việc trực tiếp cho Giám Đốc về công tác kỹ thuật.

    - Phòng KCS: Có nhiệm vụ về việc kiểm tra chất lượng sản phẩm khi sản phẩm hoàn thành.

    - Phòng kế toán tài vụ: Có chức năng giúp cho ban Giám Đốc trong việc quản lý và việc bảo toàn vốn, cho nên bộ phận kế toán trong công ty ghi chép một cách chính xác, kịp thời và liên tục, có hệ thống tình hình hiện có và biến động trong công ty, có kế hoạch định hướng cung cấp thông tin trong quá trình sản xuất kinh doanh.

    SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN







    + Kế toán trưởng đồng thời là trưởng phòng kế toán phụ trách chung, chịu trách nhiệm về hạch toán tập hợp chi phí - tính giá thành và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về các cơ quan cấp trên, về công tác hạch toán kinh doanh toàn công ty.

    + Kế toán tổng hợp: Chuyên theo dõi tổng hợp chứng từ số liệu để ghi vào sổ tổng hợp, sổ cái, sổ chi tiết, bảng cân đối tài khoản, bảng tổng kết tài sản, lập các bảng biểu báo cáo tài chính và giúp kế toán trưởng trong việc hạch toán.

    + Kế toán vật liệu TSC: Chuyên theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ và tình hình Nhập, xuất vật liệu, theo dõiTK 212, 214, 152 . và tính khấu hao TSCĐ.

    + Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi chi tiết, căn cứ vào các phiếu thu và phiếu chi theo dõi các TK: 131, 138, 331, 627, 621, 642, .

    + Kế toán tiền mặt kiêm thủ quĩ: Chịu trách nhiệm theo dõi TK 111, và thanh toán các khoản tiền mặt thu - chi tiền mặt.

    3. Cơ cấu hệ thống sản xuất kinh doanh.

    Công ty đay Trà Lý là một công ty có dây chuyền sản xuất tiên tiến, dây chuyền sản xuất hoàn toàn liên tục, thành phẩm của công đoạn này lại là nguyên liệu của công đoạn sau. Cơ cấu sản xuất sản phẩm của công ty được bố trí thành hai phân xưởng chính: Phân xưởng sợi và phân xưởng dệt.

    + Phân xưởng sợi có nhiệm vụ chế biến các loại sợi là nguyên liệu chính là đay tơ thành sợi đơn, sợi se để bán ra ngoài hoặc chuyển vào kho gia công để chuyển sang phân xưởng dệt.

    + Phân xưởng dệt: Có nhiệm vụ nhận để dệt ra các loại bao có kích cỡ khác nhau theo yêu cầu kỹ thuật: bao 50, bao 70, bao 100.

    Trong mỗi phân xưởng sản xuất chính được tổ chức thành các tổ sản xuất sắp xếp theo một trình tự hợp lý, mỗi công nhân thực hiện một hoặc một số bước công nghệ nhất định.

    Ngoài các phân xưởng chính ra để phục vụ tốt cho việc sản xuất chính công ty còn tổ chức thêm bộ phận sản xuất phụ: Bộ phận vận tải, bộ phận nhà ăn, bộ phận cơ điện.

    + Bộ phận vận tải : Có nhiệm vụ phục vụ tất cả các yêu cầu chuyên trở trong công ty.

    + Bộ phận nhà ăn: Phục vụ bữa ăn trưa cho công nhân.

    + Bộ phận cơ điện: Phục vụ sản xuất

    * Tình hình sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ

    - Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh trong chứng từ gốc đều được phân loại để ghi vào nhật ký chứng từ, cuối tháng tổng hợp số liệu từ các nhật ký chứng từ để ghi vào sổ cái.

    - Nhật ký chứng từ là sổ kế toán được sử dụng để ghi chép các hoạt động kinh tế tài chính theo số phát sinh bên có của từng tài khoản kế toán có quan hệ đối ứng với bên nợ các tài khoản khác có liên quan.

    - Sổ NKCT được xây dựng theo hai loại mẫu sổ:

    + Mẫu sổ kiểu nhiều cột được sử dụng để ghi hành ngày các hoạt động kinh tế tài chính theo số phát sinh bên có của một từng tài khoản có liên quan đối ứng với bên nợ các tài khoản khác có liên quan. Trên sổ NKCT loại này có thể kết hợp ghi sổ kế toán tổng hợp và ghi sổ kế toán chi tiết trên cùng trang sổ.

    + Mẫu sổ kiểu bàn cờ được sử dụng để ghi vào cuối tháng các hoạt động kinh tế tài chính đã được hệ thống theo số phát sinh bên có của nhiều tài khoản đối ứng với bên nợ các tài khoản có liên quan.

    - Bảng phân bổ: Dùng để phân bổ chi phí ( chi phí NVL, chi phí về nhân công, chi phí về khấu hao TSCĐ .)cho các đối tượng có liên quan

    - Sổ cái TK: Là sổ kế toán tổng hợp được xây dựng trên mẫu biểu kiểu bàn cờ theo từng TK tổng hợp được sử dụng cho cả năm để ghi vào cuối tháng các hoạt động kinh tế tài chính đã được hệ thống hoá trên các sổ NKCT theo quan hệ đối ứng ghi Nợ TK đối ứng với ghi có các tài khoản liên quan.

    - Sổ kế toán chi tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...