Luận Văn Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty trách nhiệm hữu hạn

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng & thương mại Thành Trung


    Nội dung đề tài được chia thành 3 chương:


    Chương 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản


    phẩm xây lắp.


    Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá


    thành sản phẩm xây lắp tại Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng &


    thương mại Thành Trung.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi


    phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty trách nhiệm hữu


    hạn xây dựng & thương mại Thành Trung.


    LÔØI MÔÛ ÑAÀU
    Nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang
    nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều chính sách mở cửa
    kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước. Trong giai đoạnhiện nay, Nhà nước ta đang tập
    trung việc xây dựng cơ sở kỹ thuậthạ tầng, nâng cấp cải thiện cầu cống. Đây là
    những sản phẩm thuộc nghành xây dựng cơ bản. Vì vậy, các nhà kinh doanh
    luôn quan tâm đến chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm, bởi chi phí sản xuất và
    giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng để phản ánh chất lượng hoạt động
    kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích quan trọng của các doanh nghiệp là tối đa
    hoá lợi nhuận nên công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là rất
    quan trọng, đó là điều quan tâm hàngđầu của các doanh nghiệp sản xuất. Tóm lại
    việc tổ chức tốt công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một
    điều không thể thiếu trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp
    xây dựng nói riêng.
    Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm kinh doanh riêng nên phải tìm cách quản lý chi
    phí sản xuất và giá thành sản phẩm sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình.
    Trong thời gian thực tập tại Công ty trách nhiệm hữu hạnxây dựng & thương mại
    Thành Trung, nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạchtoán chi phí sản xuất
    và tính giá thành sản phẩm tại công ty, cùng với sự giúp đỡ của các cô chú trong
    phòng kế toán Công ty, em đã chọn đề tàicho đồ ántốtnghiệplà : “ Công tác kế
    toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty trách
    nhiệm hữu hạnxây dựng & thương mại Thành Trung” để trình bày trong luận văn
    này.
    Nội dung đềt ài được chia thành 3 chương:
    Chương 1: Lý luận chung vềkế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
    phẩm xây lắp.
    Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá
    thành sản phẩm xây lắp tại Công ty trách nhiệm hữu hạnxây dựng &
    thương mại Thành Trung.
    Chương 3: Mộtsố giải pháp nhằm gópphần hoàn thiện công tác kế toán chi
    phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty trách nhiệm hữu
    hạnxây dựng & thương mại Thành Trung.


    CHÖÔNG 1 : LYÙ LUAÄN CHUNG VEÀ KEÁ TOAÙN CHI PHÍ
    SAÛN XUAÁT VAØ TÍNH GIAÙ THAØNH SAÛN PHAÅM XAÂY LAÉP
    1.1 Đặc điểm của hoạt động xây lắp
    Xây dựng cơ bản là ngành sản xuấtvật chất quan trọng mang tính chất công
    nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Thông thường, công
    tác xây dựng cơ bản do các đơn vị xây lắp nhận thầu tiến hành. Ngành sản xuất này có
    những đặc thù riêng chi phối đến việc tổ chức công tác kế toán nói chung và tổ
    chức kế toán chi phí và tính giá thành nói riêng. Những đặc thù đó là:
    Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc kết cấuphức tạp, mang
    tính đơn chiếc Do vậy, việc tổ chức quản lý và hạch toánsản phẩm xây lắp nhất
    thiết phải lập dự toán(dự toán thiết kế, dự toán thi công), quá trình sản xuất xây lắp
    phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, kiểm tra việc thực hiện dự to án
    ch i phí, xem xét nguyên nhân vư ợt , hụt dự to án v à đánh giá hi ệu quả kinh doanh.
    S ản phẩm xây lắp thường có khối lượng v à giá trị lớn, thời gian thi công tương đối
    dài, do đó đối tượng tính giá thành có th ể l à sản phẩm xây lắp ho àn chỉnh hoặc sản phẩm
    hoàn thành đ ến giai đoạn quy ước.
    Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc theo giá thỏa thuận
    với chủ đầu tư từ trước, do đó, tính chất hàng hoá của sản phẩm thể hiện không rõ.
    Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất phải di
    chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm, do đó thường phát sinh thêm các chi phí như
    xây dựng lán trại, công trình tạm phục vụ cho việc cất giữ, bảo quản nguyên vật
    liệu, công cụ dụng cụ .
    Sản xuất xây dựng cơ bản thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi
    điều kiện môi trường, thiên nhiên, thời tiết và do đó việc thi công xây lắp ở một
    mức độ nào đó mang tính chất thời vụ.
    -4-1.2 Nhiệm vụ kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp
    Phản ánhmột cách chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình phát sinh chi phí sản
    xuất ở các công trình, hạng mục công trình.
    Tính toán chính xác, kịp thời giá thành của từng công trình, hạng mục công
    trình theo tiến độ thi công.
    Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và dự toán chi phí
    nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí không đúng kế
    hoạch sai mục đích.
    Lập báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
    Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành để đề xuất biện pháp để tiết
    kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
    1.3 Vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
    Việc phân tích đúng đắn các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có thể
    dựa trên giá thành sản phẩm chính xác. Về phần mình, giá thành lại chịu ảnh hưởng
    của kết quả tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp. Do vậy, tổ chức tốt công tác kế toán
    chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp để xác định nội dung, phạm vi
    chi phí cấu thành trong giá thành cũng như lượng giá trị các yếu tố chi phí đã dịch
    chuyển vào sản phẩm hoàn thành là yêu cầu cấp bách trong nền kinh tế thị trường.
    Tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là tiền đề để xác định kết quả hoạt động kinh
    doanh của doanh nghiệp, tránh tình trạng lãi giả lỗ thật như một số năm trước đây.
    Khi nền kinh tế đang trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp hoạt
    động theo chỉ tiêu pháp lệnh, vật tư, tiền vốn do cấp trên cấp, giá thành là giá thành
    kế hoạch định sẵn. Vì vậy, công tác tập hợp chi phívà tính giá thành chỉ mang tính
    hình thức.
    Chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp được chủ động hành động
    theo phương hướng riêng và tự phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của
    mình. Để có thể cạnh tranh được trên thị trường, công tác hạch toán chi phí và tính
    giá thành sản phẩm còn phải thực hiện đúng theo quy luật khách quan. Như vậy, kế
    toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phần không thể thiếu được khi
    thực hiện chế độhạch toán kế toán, hơn nữa nó có ý nghĩa to lớn và chi phối chất
    lượng công tác kế toán trong toàn doanh nghiệp.
    -5-1.4 Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
    1.4.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất xây lắp
    1.4.1.1 Khái niệm
    Trong hoạt động sản xuấtkinh doanh ở bất kỳ ngành nghề nào đều cần phải có
    3 yếu tố cơ bản trong sản xuất đó là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao
    động. Hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp cũng dựa trên sự kết hợp của
    3 yếu tố cơ bản đó. Sự tham gia của các yếu tố này vào quá trình sản xuất tạo nên
    các chi phí tương ứng và các chi phí cụ thể trong doanh nghiệp xây lắp là chi phí
    nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí về nhân công, chi
    phí về máy móc.
    Các khoản chi phí sản xuấtxây lắp này chính là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
    hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình sản xuất mà
    doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc xây lắp trong một kỳ nhất định.
    1.4.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
    Chi phí sản xuất kinh doanh có nhiều loại, nhiều khoản khác nhau về nội dung,
    tính chất, công dụng, vai trò, vị trí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Người ta có
    thể đứng trên các góc độ quản lý khác nhau để phân loại chi phí.
    Để quản lý chi phí phục vụ cho việc chỉ đạo kinh doanh hàng ngày và hoạch
    định các chính sách đầu tư cho tương lai thì chi phí sản xuất thường được phân loại
    theo tiêu thức sau:
    1.4.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí
    Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí chúng ta giữ được tính nguyên vẹn của
    từngyếu tố cũng như từng khoản mục chi phí theo mỗi yếu tố, không kể nó được
    phát sinh từ đâu, có quan hệ như thế nào đến quá trình sản xuất.
    Đối với doanh nghiệp xây lắp, toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ đều được chia
    thành các yếu tố:
    -Chi phí nguyên vậtliệu: Xi măng, gạch, sắt, thép và các vật liệu phụ khác.
    -Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất: Quần áo bảo hộ, mặt nạ
    -Chi phí nhiên liệu: Xăng, dầu, mỡ
    -6--Chi phí nhân công: là tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân
    viên trực tiếp, gián tiếp thi công và quản lý.
    -Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố
    định sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: nhà làm việc, máy thi công và tài
    sản vô hình khác
    -Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả về các loại dịch vụ mua ngoài
    phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh: điện thoại, điện, nước,
    -Chi phí bằng tiền khác: bao gồm các chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất
    ngoài các yếu tố chi phí sản xuất đã nêu trên.
    1.4.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giá
    thành sản phẩm xây lắp
    Cách phân loại này dựa trên ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm, đồng
    thời giúp cho người làm kế toán dễ dàng hạch toán chi phí và tính giá thành. Theo
    cách này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia làm 3 khoản mục chính: Chi phí
    nguyên vật liệutrực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Nhưng
    do đặc thù của sản xuất xây lắp có chi phí máy thi công lớn, phức tạp nên chi phí
    sản xuất sản phẩm xây lắp được chia thành 4 khoản mụcsau:
    -Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí về nguyên liệu, vật liệu,
    nhiên liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, không tính vào
    khoản mục này những chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng vào mục đích sản xuất
    chung và những hoạt động ngoài sản xuất.
    -Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản
    chi phí được tính theo tỷ lệ tiền lương của bộ phận nhân công trực tiếp sản xuất tạo
    ra sản phẩm.
    -Chi phí sử dụng máy thi công: là toàn bộ chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhân
    công, các chi phí khác trực tiếp dùng trong quá trình sử dụng máy phục vụ cho các
    công trình xây lắp.
    -Chi phí sản xuất chung: là những chi phí dùng chung cho hoạt động sản xuất
    của công trình.
    * Ngoài ra còn có các cách phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức:
    -7--Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất vào các
    đối tượng chịu chi phí được chia thành: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
    -Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối
    lượng công việc hoàn thành bao gồm: chi phí sản xuất cố định và chi phí biến đổi
    1.4.2 Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm xây lắp
    1.4.2.2 Khái niệm
    Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ những chi phí về lao động sống, lao
    động vật hoá vàcác chi phí bằng tiền khác mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra để
    hoàn thành khối lượng xây lắp công trình, hạng mục công trình theo quy định.
    1.4.2.3 Phân loại
    * Theo thời điểm và nguồn số liệu tính giá thành, chỉ tiêu giá thành trong xây
    lắp bao gồm: giá thành dự toán, giá thành kế hoạch và giá thành thực tế.
    Giá thành dự toán:là toàn bộ các chi phí trực tiếp, gián tiếp tạo nên sản phẩm
    tính theo đơn giá tổng hợp cho từng khu vực và theo các định mức kinh tế kỹ thuật
    do Nhà nước ban hành để xây dựng công trình xâydựng cơ bản.
    Giá trị dự toán xây lắp trước thuếđược xác định dựa theo mức tiêu hao về vật
    tư, lao động, sử dụng máy và mặt bằng giá cả của khu vực từng thời kỳ do các cơ
    quan có thẩm quyền ban hành.
    Thu nhập chịu thuế tính trước được xác định dựa trên cơ sở lãi định mức trong
    xây dựng cơ bản được Nhà nước xác định trong từng thời kỳ, cho từng loại công
    trình.
    Giá thành dự toán được xây dựng và tồn tại trong một thời gian nhất định, nó
    được xác định trong những điều kiện trung bình về sản xuất thi công, về tổ chức
    quản lý về hao phí lao động vật tư cho từng loại công trình hoặc công trình hoặc
    công việc nhất định. Giá thành dự toán có tính cố định tương đối và mang tính chất
    xã hội.
    Giá thành kế hoạch:là giá thành được xác định từ những điều kiện và đặc
    điểm cụ thể của một doanh nghiệp xây lắp trong một kỳ kế hoạch nhất định.
    Giá thành d ự toán
    xây l ắp của c ông
    trình
    Giá trị dự toán xây
    l ắp tr ư ớ c thuế
    T hu nh ập chịu
    thu ế tính tr ư ớc
    = -
    -8-Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán -Mức hạ giá thành
    Giá thành kế hoạch là một chỉ tiêu để doanh nghiệp xây lắp tự phấn đấu để thực
    hiện mức lợi nhuận do hạ giá thành trong kỳ kế hoạch.
    Giá thành thực tế: là toàn bộ chi phí thực tế đã bỏ ra để hoàn thành công tác
    xây lắp và được xác định theo số liệu kế toán.
    Giá thành thực tế biểu hiện chất lượng, hiệu quả về kết quả hoạt động của doanh
    nghiệp xây lắp.
    * Bên cạnh đó, theo phạm vi của chỉ tiêu giá thành, giá thành sản phẩm xây lắp
    bao gồm: giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ.
    Giá thành sản xuất: là toàn bộ chi phí của doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành
    sản xuất sản phẩm.
    Giá thành toàn bộ:bao gồm toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn
    thành việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.
    1.4.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
    Trong Doanh nghiệp xây lắp, chi phí là cơ sở để tính giá thành sản phẩm. Cả hai
    yếu tố này đều là những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra. Chi phí sản xuất luôn gắn
    liền với một loại sản phẩm nhất định đã hoàn thành. Chi phí sản phẩm không chỉ
    liên quan đến sản phẩm, hạng mục công trình, công trình đã hoàn thành mà còn liên
    quan đến sản phẩm hỏng, sản phẩm làm dở cuối kỳ và những chi phí thực tế chưa
    phát sinh đã trích trước. Giá thành sản phẩm còn liên quan đến sản phẩm làm dở
    cuối kỳ trước chuyển sang, và không bao gồm giá trị làm dở cuối kỳ này.
    1.5 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sây
    lắp
    1.5.1 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất trong doanh
    nghiệp xây lắp
    1.5.1.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
    Là phạm vi giới hạn mà các chi phí sản xuất cần được tổ chức tập hợp theo đó.
    Trong sản xuất xây lắp, do đặc điểm sản phẩm có tính đơn chiếc nên đối tượng hạch
    toán chi phí sản xuất thường là theo từng đơn đặt hàng hoặc cũng có thể đó là một
    công trình, hạng mục công trình, một bộ phận của một hạng mục công trình, nhóm
    hạng mục công trình.
    -9-Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng có tác dụng phục vụ tốt cho việc
    tăng cường quản lý sản xuất và chi phí sản xuất, cho công tác hạch toán kinh tế nội
    bộ và hạch toán kinh tế toàn doanh nghiệp, phục vụ cho công tác tính giá thành sản
    phẩm được kịp thời, chính xác.
    1.5.1.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
    Có thể khái quát chung việc tập hợp chi phí sản xuất qua các bước:
    Bước 1:Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng công trình,
    hạng mục công trình.
    Bước 2:Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ có
    liên quan trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình sử dụng trên cơ sở khối
    lượng lao vụ phục vụ giá thành đơn vị lao vụ.
    Bước 3:Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công trình, hạng
    mục công trình.
    Bước 4:Kiểm kê, đánh giá những sản phẩm dở dang cuối kỳ, tính tổng giá
    thành và giá thành hoàn thành công trình.
    1.5.2 Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp
    1.5.2.1 Đối tượng tính giá thành
    Xuất phát từ đặc điểm của ngành xây dựng là sản phẩm mang tính đơn chiếc,
    mỗi sản phẩm có dự toán riêng và yêu cầu quản lý theo dự toán. Do vậy, đối tượng
    tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành, các khối lượng
    xây lắp có dự toán riêng đã hoàn thành ( gọi chung là sản phẩm xây lắp).
    1.5.2.2 Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp
    Do sản phẩm xây dựng cơ bản là những công trình, hạng mục công trình hoàn
    thành khi kết thúc một chu kỳ sản xuất sản phẩm nên kỳ tính giá thành thường được
    chọn là thời điểm mà công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào
    sử dụng hoặc hoàn thành một giai đoạn quy ước nào đó.
    Cuối mỗi tháng kết chuyển chi phí để tiến hành cộng sổ trên tài khoản chi phí
    sản xuất kinh doanh dở dang.
    1.5.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
    1.5.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...