Luận Văn Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty xăng dầu Quảng Bình

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thu's Miuu, 28/5/12.

  1. Thu's Miuu

    Thu's Miuu New Member

    Bài viết:
    295
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

    1.1 Sự cần thiết tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại.
    1.1.1 Quá trình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại.
    Như chúng ta đã biết, thương mại là khâu trung gian nối liền sản xuất và tiêu dùng. Hoạt động kinh tế cơ bản của kinh doanh thương mại là lưu chuyển hàng hóa. Đó là sự tổng hợp các hoạt động thuộc quá trình mua bán, trao đổi và dự trữ hàng hóa.
    Quá trình bán hàng ở các doanh nghiệp thương mại là quá trình vận động của vốn kinh doanh từ vốn hàng hóa sang vốn bằng tiền và hình thành kết quả kinh doanh thương mại.
    Bán hàng là nghiệp vụ quan trọng trong quá trình lưu chuyển hàng hóa và là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Bán hàng là việc chuyển quyền sỡ hữu về hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng đồng thời doanh nghiệp thu được tiền hoặc được quyền thu tiền hay một loại hàng hóa khác và hình thành doanh thu.
    Theo quy định hiện hành, quá trình bán hàng được coi như là hoàn thành khi thỏa mãn các điều kiện:
    -Hàng hóa phải thông qua quá trình mua, bán và thanh toán bằng một phương thức nhất định.
    -Hàng hóa phải được chuyển giao quyền sở hữu gắn liền với lợi ích và rủi ro cho khách hàng và được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
    -Hàng hóa bán ra phải thuộc diện kinh doanh của doanh nghiệp, được doanh nghiệp mua vào hoặc gia công chế biến rồi bán.
    Ngoài ra, một số trường hợp sau cũng được gọi là bán hàng:
    -Hàng hóa xuất ra cho các đơn vị nội bộ.
    -Hàng hóa dùng để trao đổi lấy hàng hóa khác không tương tự về bản chất.
    -Hàng hóa doanh nghiệp mua về xuất ra làm hàng mẫu.
    -Hàng hóa xuất để biếu tặng, trả lương, thưởng cho cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp, chia lãi cho các bên góp vốn hoặc đối tác liên doanh.
    Việc bán hàng và thu tiền có thể diễn ra đồng thời một lúc đối với các doanh nghiệp bán hàng thu tiền trực tiếp. Nhưng trong thực tế phần lớn việc giao hàng và thu tiền giữa các doanh nghiệp là tách rời nhau, có thể giao hàng trước nhận tiền sau hoặc giao hàng sau nhận tiền trước, từ đó dẫn đến sự chênh lệch giữ doanh thu bán hàng và tiền bán hàng nhập quỹ. Tiền bán hàng nhập quỹ phản ánh số tiền mua hàng mà người mua đã trả cho doanh nghiệp, nhưng doanh thu chỉ được ghi nhận khi hàng hóa của doanh nghiệp xác định là đã bán.
    Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán ( nếu có ).
    Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá doanh nghiệp phải chi ra các khoản chi phí phục vụ cho khâu này.
    Đồng thời doanh nghiệp xác định kết quả kinh doanh dựa trên việc so sánh giữa doanh thu và chi phí.
    1.1.2 Yêu cầu quản lý quá trình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại.
    Quản lý công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh thực chất là việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch trong từng thời kỳ đối với từng khách hàng, từng hợp đồng kinh tế. Ngoài ra, đó còn là hoạt động quản lý về số lượng, chất lượng hàng hóa, thời gian tiêu thụ, cơ cấu các mặt hàng tiêu thụ, trị giá vốn hàng xuất bán, các loại chi phí (chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp .), tình hình thanh toán của khách hàng và thanh toán các khoản phải trích nộp cho Nhà nước.
    Yêu cầu quản lý bán hàng và xác định kết quả kinh doanh bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
    - Nắm bắt, theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng, từng phương thức thanh toán, từng loại sản phẩm tiêu thụ và từng khách hàng, đảm bảo thu hồi nhanh, đầy đủ tiền bán hàng. Đối với các khoản giảm trừ phải có cơ chế quản lý công khai, đối với các khoản chiết khấu, giảm giá cho số hàng tiêu thụ trong kỳ phải đảm bảo cho doanh nghiệp có lãi.
    - Lựa chọn phương pháp xác định giá vốn hàng xuất bán phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, giám sát, kiểm tra chặt chẽ tính hợp lý, hợp pháp của các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh.
    - Tập hợp chính xác, đúng đắn kết quả bán hàng nói chung cũng như kết quả tiêu thụ từng mặt hàng nói riêng.
    1.1.3 Vai trò, nhiệm vụ kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại.
    1.1.3.1 Vai trò.
    Đối với một doanh nghiệp, tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là phần hành kế toán có vai trò rất quan trọng. Nó hạn chế được sự thất thoát sản phẩm, hàng hoá, phát hiện và ngăn ngừa những hàng hóa chậm luân chuyển, tồn kho từ đó có biện pháp xử lý thích đáng nhằm thúc đẩy quá trình tuần hoàn vốn.
    Phần hành này cung cấp các thông tin chủ yếu phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính, đặc biệt là báo cáo xác định kết quả kinh doanh, từ đó giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đánh giá một cách tương đối đồng bộ hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như xu hướng phát triển của doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách ngắn hạn và dài hạn phù hợp để đạt được mục tiêu cuối cùng.
    Đồng thời, từ các thông tin về quá trình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cũng giúp nhà nước nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó nhà nước có thể kiểm tra kiểm soát việc chấp hành pháp luật của doanh nghiêp.
    1.1.3.2 Nhiệm vụ.
    Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động bán hàng, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhằm kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động đó. Để thực hiện được vai trò đó, kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
    - Theo dõi, phản ánh, giám sát chặt chẽ quá trình bán hàng, ghi chép đầy đủ, kịp thời các khoản doanh thu bán hàng, chi phí bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng .
    - Theo dõi chặt chẽ tình hình thanh toánủa khách hàng, đôn đốc, đảm bảo thu đủ tiền hàng. Xác định chính xác kết quả bán hàng, phản ánh, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch bán hàng, kế hoạch lợi nhuận và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước.
    - Cung cấp thông tin cần thiết cho các bộ phận có liên quan, định kỳ tiến hành phân tích kinh tế đối với hoạt động bán hàng và kết quả bán hàng.
    Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh phải thực hiện tốt các nội quy sau:
    - Tổ chức tốt việc luân chuyển chứng từ, hạch toán ban đầu, ghi sổ kế toán về doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, .
    - Tổ chức thiết kế, sử dụng hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán tổng hợp và chi tiết theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp về nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.
    - Tổ chức lập báo cáo doanh thu, báo cáo bán hàng, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của doanh nghiệp và của các cơ quan quản lý cấp trên.
    1.2 Lý luận chung về tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại.
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG Ở CÔNG TY XĂNG DẦU QUẢNG BÌNH
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG Ở CÔNG TY XĂNG DẦU QUẢNG BÌNH.
    Tài liệu này có độ dài 96 trang, chỉ có ở TaiTaiLieu.edu.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...