Chuyên Đề Công tác huy động vốn- thực trạng và giải pháp tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thà

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công tác huy động vốn- thực trạng và giải pháp tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Thái Bình
    LỜI NÓI ĐẦU
    Cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của cả nước Thái Bình cũng đang lỗ lực vươn lên trên con đường Công nghiệp hoá hiện đại hoá. Mà một trong những đầu vào để phát triển kinh tế là vốn thì Thái Bình đang rất thiếu.Chủ trương hiện nay về vốn Ngân sách chỉ chi cho việc đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng, còn toàn bộ nhu cầu vốn của sản xuất kinh doanh, kể cả đầu tư, xây dựng, vốn cố định, vốn lưu động . đều phải đi vay. Nếu không có vốn thì không thể thay đổi được cơ cấu kinh tế, không thể xây dựng được các cơ sở công nghiệp, các trung tâm dịch vụ lớn. Bước vào thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá, vốn nổi lên là một yêu cầu hết sức nóng bỏng, cấp bách. Giải quyết nhu cầu vốn là một đòi hỏi thách thức lớn đối với nền kinh tế. Ngân hàng với tư cách là một trung gian tài chính hoạt động trên thị trường, hoạt động theo nguyên tắc đi vay để cho vay cần phải nỗ lực để thu hút vốn phục vụ cho nền kinh tế. Các ngành kinh tế và nhân dân hiện nay đang đòi hỏi ở ngành Ngân hàng là phải góp phần làm thay đổi luồng chảy của vốn hướng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi vào các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống.
    Nguồn vốn trong kinh doanh của Ngân hàng có vai trò đặc biệt quan trọng, nó là cơ sở cho công tác tín dụng. Muốn mở rộng việc cho vay, phát triển sản xuất kinh doanh không thể trông chờ vào nguồn vốn ngân sách như ở thời kỳ bao cấp mà bản thân Ngân hàng phải tổ chức huy động vốn từ nền kinh tế để làm nguồn vốn tín dụng, nâng cao khả năng huy động vốn, hoàn thiện thêm những hình thức huy động vốn cho Ngân hàng trong tương lai.
    Vì vậy vấn đề đặt ra cho các Ngân hàng thương mại hiện nay là: Làm thế nào để tìm ra được giải pháp tối ưu nhằm khai thác triệt để nguồn vốn nhàn rỗi nằm trong dân cư và các thành phần kinh tế phục vụ cho tiến trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
    Để làm rõ vấn đề này em xin viết chuyên đề với đề tài: “ Công tác huy động vốn- thực trạng và giải pháp tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Thái Bình ”. Nội dung chuyên đề, ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề được bố cục thành ba chương:
    Chương I: Huy động vốn của các Ngân hàng thương mại.
    Chương II: Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Thái Bình.
    Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thị xó Thỏi Bỡnh.
    Bản thân em, sau khi học tập, nghiên cứu lý luận và cùng với những kiến thức thực tế khi thực tập tại Ngân hàng trong hoạt động huy động vốn tại địa phương, qua bài viết này em chỉ mong muốn được đóng góp thêm một số ý kiến nhỏ bé vào lời bàn huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Vì đề tài huy động vốn rất rộng và phức tạp, khả năng nhận thức của bản thân còn có những hạn chế, nên chắc chắn không tránh khỏi khiếm khuyết nhất định về bố cục nội dung. Em rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ và cảm thông của thầy cô.
    Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Học viện Ngân hàng, các cô chú anh chị Tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Thái Bình đã giúp đỡ em rất nhiều trong qua trình thực tập, tìm hiểu về mọi mặt hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đặc biệt về hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng. Đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo TS.Vũ Thị Lợi trong quá trình em viết chuyên đề này.





    MỤC LỤC

    Lời nói đầu 1
    Chương I Vốn và vấn đề huy động vốn của các Ngân hàng thương mại 3
    1.1.Vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 3
    1.1.1 Khái niệm về vốn 3
    1.1.2 Nội dung các nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại . 4
    1.2 Các hình thức huy động vốn của ngân hàng 9
    1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn 13
    1.3.1. Lãi suất huy động 13
    1.3.2. Tính đa dạng của các hình thức huy động vốn 13
    1.3.3. Cơ sở vật chất và đội ngũ nhân sự 14
    3.4. Chính sách kinh doanh của Ngân hàng 14
    1.3.5. Các dịch vụ do Ngân hàng cung ứng 14
    1.3.6. Địa điểm và mạng lưới huy động 15
    1.3.7. Uy tín của Ngân hàng 15
    1.3.8. Các thủ tục giấy tờ và việc an toàn tiền gửi cho khách hàng 16
    1.3.9. Các nhân tố khác 16
    1.4. Kinh nghiệm huy động vốn ở một vài nước 17
    Chương II:Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Thành Phố Thái Bình 19
    2. Đặc điểm của chi nhánh NHNo&PTNT Thành Phố Thái Bình 19
    2.1. Sơ lược sự ra đời và mô hình tổ chức của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Thái Bình 19
    2.2. Khái quát tình hình hoạt động của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Thái Bình (Từ năm 2003 - 2005) 20
    2.2.1 Đặc trưng hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Thái Bình 20
    2.2.2 Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn (môi trường kinh doanh) 21
    2.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Thành Phố Thái Bình 22
    2.3. Thực trạng công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT Thành Phố Thái Bình 28
    2.3.1. Tình hình công tác huy động vốn 28
    2.3.2 Kết quả đạt được và một số tồn tại trong công tác huy động vốn 33
    Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Thành Phố Thái Bình 39
    3.1 Tăng cường cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại 39
    3.2. Xây dựng một mạng lưới huy động có hiệu quả 40
    3.3. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ huy động vốn 41
    3.4. Tăng cường tuyên truyền quảng bá về hình ảnh và sản phẩm của ngân hàng 41
    3.5 Cần có biện pháp tuyên truyền, khuyến khích tiết kiệm
    3.6 Xây dựng một chính sách huy động vốn hợp lý 42
    3.7 Nghiên cứu khách hàng 43
    3.8 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh 46
    3.9. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng NN&PTNT TP Thái bình 47
    3.9. Đối với Chính Phủ 47
    3.9.1 Giảm chỉ số lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền 47
    3.9.2. Ổn định và phát triển kinh tế là tiền đề cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng 47
    3.9.3. Phải xây dựng hệ thống luật hoàn chỉnh 47
    3.10. Ngân hàng nhà nước 48
    3.10.1. Tăng cường sức mạnh của các tổ chức tài chính trung gian 48
    3.10.2. Tổ chức để hình thành và phát triển thị trường vốn 48
    3.10.3. Tiếp tục hoàn thiện các công cụ điều hành chính sách tiền tệ 48
    3.11 Với NHNo TW 49
    3.11.1 Phải xây dựng được chính sách lãi suất hợp lý 49
    3.11.2. Có chính sách điều chuyển vốn hợp lý 50
    KẾT LUẬN 51
     
Đang tải...