Luận Văn Công tác hoạch định trong quản trị

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 26/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU .2
    Vấn đề 1: Đặc tính của mục đích được cho là thiết kế tốt 4
    1. Mục đích là gì? .4
    2. Mục tiêu là gì? Mối quan hệ giữa mục tiêu và mục đích .4
    3. Đặc tính của mục đích được cho là thiết kế tốt 6
    Vấn đề 2: Công tác hoạch định trong tương lai 9
    1. Khái niệm hoạch định .9
    2. Mục đích của hoạch định .11
    3.Vai trò của công tác hoạch định trong quản trị 12
    4.Ý nghĩa của công tác hoạch định trong quản trị 13
    5. Sự cần thiết của hoạch định .14
    6. Kết luận .14
    Vấn đề 3: Kịch bản phức tạp trong hoạch định 15
    LỜI KẾT 18
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 21


    LỜI MỞ ĐẦU

    Hoạt động của con người để thực hiện một việc gì đó khác loài vật ở chổ con người biết tư duy, suy nghĩ, hình dung, lựa chọn cách làm trước khi con người bắt tay vào thực hiện. Đây là các hoạt động có kế hoạch của con người, hay nói cách khác kế hoạch hóa hay hoạch định là một việc cần thiết và rất đặc trưng trong các hoạt động của con người. Hoạt động quản trị là một trong những dạng hoạt động của con người và chính vì thế cũng rất cần được kế hoạch hóa. Về phương diện khoa học, kế hoạch được xem là một chương trình hành động cụ thể, còn hoạch định là quá trình tổ chức soạn thảo và thực hiện các kế hoạch cụ thể đã được đề ra.
    Hoạch định bao gồm việc xác định mục tiêu, hình thành chiến lược tổng thể nhằm đạt được mục tiêu và xây dựng các kế hoạch hành động để phối hợp các hoạt động trong tổ chức. Theo Harold Koonzt, Cyril Odonnel và Heinz thì hoạch định là “quyết định trước xem phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai làm cái đó”. Như vậy hoạch định chính là phương thức xử lý và giải quyết các vấn đề có kế hoạch cụ thể từ trước. Tuy nhiên khi tình huống xảy ra có thể làm đảo lộn cả kế hoạch. Nhưng dù sao người ta chỉ có thể đạt được mục tiêu trong hoạt động của tổ chức bằng việc vạch ra và thực hiện các kế hoạch mang tính khoa học và thực tế cao chứ không phải nhờ vào sự may rủi.
    Hoạch định là một trong bốn chức năng thiết yếu của một nhà quản trị, đồng thời được coi là một chức năng ưu tiên hay là nền tảng của quản trị. Là quá trình đối phó với sự không chắc chắn, bằng việc hình thành các phương án hành động để đạt được kết quả cụ thể. Nói cách khác, chức năng hoạch định bao gồm quá trình xác định mục tiêu trong tương lai và những phương tiện thích hợp để đạt được mục tiêu đó.
    Hoạch định có thể có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của cá nhân và tổ chức. Nhờ hoạch định trước, một tổ chức có thể nhận ra và tận dụng cơ hội của môi trường và giúp các nhà quản trị ứng phó với sự bất định và thay đổi các yếu tố môi trường do đó có thể định hướng được số phận của tổ chức. Hướng dẫn các nhà quản trị cách thức để đạt mục tiêu và kết quả mong đợi cuối cùng. Mặt khác, nhờ có hoạch định, các nhà quản trị có thể biết tập trung chú ý vào việc thực hiện các mục tiêu trọng điểm trong những thời điểm khác nhau.
    Hoạch định giúp con người đạt được các công trình vĩ đại bằng việc phác họa một lộ trình từ khái niệm đến hiện thực. Sứ mệnh càng vĩ đại, lộ trình càng dài và càng thách thức. Hoạch định là một quá trình không bao giờ kết thúc bởi sự thay đổi thường xuyên, sự không chắc chắn, các đối thủ cạnh tranh mới, các vấn đề bất ngờ và các cơ hội mới nổi lên.
    Trong bài làm này, nhóm xin trình bày về công tác hoạch định trong quản trị. Qua qua trình tìm hiểu chắc chắn bài làm của nhóm còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của Thầy và nhóm xin chân thành cảm ơn Thầy đã hướng dẫn nhóm để có thể hoàn thành bài tập này.


    Vấn đề 1: Mô tả các đặc tính của mục đích được cho là thiết kế tốt (well-designed goals).
    1. Mục đích là gì?
    - Bước đầu tiên để bắt đầu một dự án hoặc kế hoạch dù là trong công việc hay học tập đó là thiết lập các mục đích và mục tiêu.
    - Mục đích là những nguyện vọng, mong muốn vươn tới và có những đặc điểm sau:
    + Được phát biểu qua những câu phát biểu, có chủ ý và liên quan đến những khuynh hướng chung;
    + Không bị ràng buộc về thời gian;
    + Không liên quan đến thành tựu đặc biệt trong khoảng thời gian cụ thể;
    + Liên quan đến nhiệm vụ chung, có tính chiến lược.
    2. Mục tiêu là gì? Mối quan hệ giữa mục tiêu và mục đích.
    - Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm vào việc gì” hoặc “để phục vục cho điều gì”. Thường thì mục đích khó có thể đo lường hay định lượng được và thiếu những bước cụ thể để đạt đến kết quả cuối cùng. Đó là tại sao chúng ta cần mục tiêu. Mục tiêu trả lời cho câu hỏi “như thế nào”, nếu mục đích là cái chúng ta muốn hướng tới thì mục tiêu là những cách thức để đạt được cái ta muốn, là mục đích.
    - Mục tiêu là những mong đợi sẽ xảy ra sau một thời gian nhất định và có những đặc điểm sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...