Luận Văn Công tác hạch toán – kế toán trong Doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công tác hạch toán – kế toán trong Doanh nghiệp



    LỜI MỞ ĐẦU.

    Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh luôn diễn ra gay gắt và quyết liệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt, hình thức đẹp phù hợp với thị hiếu tiêu dùng, với giá cả thích hợp. Muốn đạt được điều đó,các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, áp dụng khoa học kỹ thuật và côngnghệ tiên tiến. Bên cạnh đó còn phải luôn phấn đấu để tạo ra mọi biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.
    Để quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp , các chủ thể quản lý sử dụng nhiều công cụ khác nhau, trong đó công cụ kế toán là một trong những công cụ đáng tin cậy và có hiệu quả nhất. ở doanh nghiệp nào cũng vậy, kế toán thực hiện công việc ghi chép, thu thập xử lý và cung cấp thông tin kinh tế tài chính trong các doanh nghiệp bằng các phương pháp chứng từ kế toán , phương pháp tài khoản, phương pháp tính giá, phương pháp tổng hợp cân đối kế toán để cung cấp những thông tin cần thiết về các hoạt động kinh tế tài chính nhằm giúp các chủ doanh nghiệp đưa ra những quyết định hợp lý để điều chỉnh các mối quan hệ tài chính tiền tệ.
    Xuất phát từ thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh và bản chất công tác tài chính – kế toán , ta thấy tài chính – kế toán là phương tiện hiệu quả nhất để kiểm tra, phân tích, đánh giá quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
    Mọi hoạt động kinh tế dù xảy ra ở đâu, vào thời điểm nào cũng đều được nhận biết một cách chính xác, đầy đủ thông qua công tác hạch toán – kế toán tại doanh nghiệp . Từ đó nhà quản lý có thể có được những quyết định đúng đắn kịp thời giúp doanh nghiệp ngày càng có thêm nhiều cơ hội thăng tiến, phát triển, nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh.





    Chương 1.
    TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
    TRONG DOANH NGHIỆP.

    I. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp .
    Để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngành cũng như yêu cầu của các cơ quan quản lí kinh tế, hầu hết các doanh nghiệp tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Tại doanh nghiệp , công tác kế được thực hiện tại phòng tài vụ. Nghĩa là phòng kế toán có chức năng tham mưu giúp việc giám đốc và công tác tài chính kế toán cuả doanh nghiệp nhằm sử dụng đồng tiền và đồng vốn đúng mục đích,đúng chế độ chính sách,hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
    1.Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp .







    Trong đó:
    -Kế toán trưởng là người phụ trách chung, kèm tập hợp chi phí , tính giá thành, xác định kết quả sản xuất kinh doanh, lập báo cáo kế toán đúng theo quy định.
    -Kế toán nguyên vật liệu kiêm kế toán tài sản cố định theo dõi hạch toán các kho nguyên vật liệu . Phản ánh số lượng, chất lượng nguyên vật liệu có trong kho,mua vào bán ra đồng thời tính phân bổ chi phí nguyên vật liệu vạo chi phí sản xuất.Về kế toán tài sản cố định phải phản ánh số hiện có,tình hình tăng giảm tình hình sử dụng tài sản cố định và tính khấu hao tài sản cố định.
    - Kế toán thanh toán và ngân hàng hạch toán khoản vốn bằng tiền. Là người kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ thanh toán, bảo quản và lưu trữ theo quy định
    - Kế toán quỹ là người quản lý các khoả vốn bằng tiền phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm quỹ.
    2.Hình thức kế toán .
    Để phù hợp với tổ chức bộ máy kế toán , doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ, tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung. Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, kế toán phân loại vào các sổ nhật ký chứng từ. Tại các xí nghiệp trực thuộc, khi có nghiệp vụ phát sinh thì kế toán xí nghiệp ghi chứng từ vào các bảng kê, bảng phân loại rồi hằng tuần, hàng tháng nộp lên phòng tài vụ. Nhân viên kế toán của doanh nghiệp tiếp nhận và kiểm tra chứng từ, đến cuối tháng chuyển vào các bảng kê, nhật ký chứng từ liên quan. đối với các nghiệp vụ cần theo dõi riêng và tài sản cố định thì mở sổ và thẻ chi tiết lập bảng tổng hợp , bảng chi tiết. Sau đó đối chiếu sổ nhật ký chúng từ với nhau và căn cứ vào nhật ký chứng từ để ghi sổ cái. Từ đó đối chiếu số liệu giữa sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết. Cuối kỳ căn cứ vào nhật ký chứng từ, vào sổ cái,bảng tổng hợp, chi tiết để lập báo cáo kế toán .
     
Đang tải...