Luận Văn Công tác hạch toán kế toán trong Doanh nghiệp công nghiệp

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công tác hạch toán kế toán trong Doanh nghiệp công nghiệp
    Lời mở đầu

    Trong những năm qua thực hiện đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế nước ta đã có sự biến đổi sâu sắc và phát triển mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, để tồn tại và phát triển bền vững, các doanh nghiệp phải đáp ứng đươc nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Không những sản xuất những sản phẩm có chất lượng tốt mà phải bằng mọi cách tìm ra biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hợp lý sẽ là tiền đề tích cực giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay vốn và đem lại nhiều lợi nhuận, từ đó có thể mở rộng quy mô sản xuất, tăng tích luỹ và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
    Để đạt được điều này thì vấn đề đầu tiên là các doanh nghiệp phải quản lý tốt chi phí sản xuất, tính toán chính xác giá thành sản phẩm thông qua bộ máy kế toán của công ty. Các thông tin do kế toán cung cấp sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp phân tích, đánh giá được tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn v.v. từ đó đề ra các biện pháp tối ưu phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh và công tác quản lý của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó mà việc tổ chức tốt công tác kế toán luôn là một vấn đề thời sự được các doanh nghiệp quan tâm.
    Sau một thời gian thực tập tại trường với 2 bộ chứng từ của công ty xây dựng số 5 và công ty thương mại Trọng Nghĩa, được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của cô giáo Hà Phương Dung và cô giáo Nguyễn Thị Lan đã giúp em thực hiện được báo cáo tốt nghiệp của mình.
    Nội dung của báo cáo gồm 2 phần :
    Phần A : Công tác hạch toán kế toán trong doanh nghiệp xây lắp
    Phần B : Công tác hạch toán kế toán trong doanh nghiệp công nghiệp
    Với thời gian thực tập còn hạn hẹp và kiến thức bản thân còn hạn chế, chắc chắn báo cáo của em thể không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và bạn đọc để báo cáo của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn !
    Phần A
    Doanh nghiệp công nghiệp
    Công ty thương mại trọng nghĩa
    I.Đặc điểm tình hình chung của công ty thương mại trọng nghĩa
    Công ty thương mại trọng nghĩa là một doanh nghiệp tư nhân, được xây dựng tại 26B – Nam Thành công – Hà Nội. Sản phẩm của công ty chủ yếu là những loại bánh ngọt cao cấp như: bánh mỳ pháp, bánh mỳ dài Phong phú về chủng loại và chất lượng nhằm phục vụ cho các nhà hàng, khách sạn, các đại lý lớn nhỏ. Vì vậy công ty phải tự hạch toán, lấy thu bù chi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm tạo racơ sở vật chát cho công ty nói riêng và cho nền kinh tế nói chung, hoạt động của công ty chủ yếu dựa trên phương thức mua vật liệu bán thành phẩm nên những thành phẩm của công ty không phải là những cong trình quy mô lớn, nhưng rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Do đó công tác hạch toán kế toán quản lý tài sản vật tư phải có trình độ về chuyên môn
    Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, trước sự cạnh tranh gay gắt của cơ ché thị trường thì vấn đề lợi nhuận là sự sống còn của công ty do đó bên cạnh việc nâng cao năng suất lao động hạ giá thành sản phẩm, công ty còn thực hiện theo đường lối của nhà nước là giảm bộ máy quản lý gián tiếp, đồng thời tăng cường hoạt động tiếp thị, quảng cáo, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, rút ngắn chu kỳ luân chuỷên vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động.Công ty thương mại trọng nghĩa với tổng số cán bộ và công nhân viên của công ty là 44 người, đứng đầu, công ty là giám đốc, chịu trách nhiệm cao nhất trước nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.


    Sơ đồ 1 : BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI TRỌNG NGHĨA.


    Do đặc điểm tình hình sản xuất thực tế của công ty , do yêu cầu quản lý công ty đã tổ chức tình hình nhân sự của công ty như sau:
    +Bộ phận quản lý doanh nghiệp : 10 người
    + Nhân viên bán hàng : 4 người
    + Công nhân sản xuất : 30 người được chia thành 2phân xưởng sản xuất
    ã Phân xưởng 1 : 15 người
    ã Phân xưởng 2 : 15 người
    - Sản phẩm của công ty là các loại bánh cao cấp nên được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại nên mỗi phân xưởng phải có quan hệ mật thiết với nhau, giúp cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục và nhịp nhàng.
    - Các phòng ban có nhiệm vụ bổ trợ cho giám đốc, giúp giám đốc điều hành được công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh như :
    + Phòng kế tóan cung cấp các thông tin giúp lãnh đạo quản lý tình hình chi tiêu của công ty đồng thời hạch toán và tính giá thành sản phẩm .
    + Phòng tài chính thực hiện công tác quản lý và sắp xếp nhân sự, lập các phương án về chế độ , chinh sách lao động ., kiểm tra thực hiện các phương án tổ chức bộ máy quản lý trong công ty.
    * Đặc điểm bộ máy kế toán của công ty thương mại trọng nghĩa
    - Bộ máy kế toán của công ty bao gồm:
    +Một kế toán trưởng
    + Hai nhân viên kế toán
    + Một thủ quỹ
    ã Kế toán trưởng có vai trò chỉ đạo toàn bộ phòng kế toán và giúp giám đốc điều hành công việc, có trách nhiệm thông báo với giảm đốc toàn bộ tình hình thực tế tại công ty và giúp giám đốc giải quyết công việc.
    - Công tác tổ chức bộ máy kế toán của công ty thương mại trọng nghĩa theo hình thức tập chung. Nghĩa là côngty chỉ tổ chức một phòng kế toán duy nhất, được tập trung thực hiện toàn bộ công tác kế toán ở công ty các bộ phận khác không có tổ chức kế toán riêng.
    Hình thức kế toán mà công ty áp dụng là hình thức hạch toán theo phương thức nhật ký chung và nhật ký chuyên dùng.
    -Đặc điểm của phương pháp nhật ký chung là :
    Căn cứ vào chứng từ gốc theo trình tự thời gian các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của từng ngày kế toán tiến hành vào các nhật ký chuyên dùng và nhật ký chung. (Lưu ý là nghiệp vụ kinh tề nào đã ghi ở nhật ký chung rồi thì không ghi vào nhật ký chuyên dùng và ngược lại nghiệp vụ kinh tế nào đã ghi ở nhật ký chuyên dùng thì không đựơc ghi vào nhật ký chung).
    - Phương pháp ghi chép : hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ gốc kế toán ghi vào sổ nhật ký chung hoặc nhật ký chuyên dùng cho từng loại nghiệp vụ chủ yếu theo trình tự thời gian, theo nội dung kinh tế phát sinh, theo ngày tháng ghi sổ, số hiệu chứng , diễn giải, tài khoản đối ứng Nợ – Có. Sau đó kế toán tiến hành ghi vào sổ cái các tài khoản, cuối tháng kế toán lập bảng tổng hợp tài sản, báo cáo tài chính theo nguyên tắc
     
Đang tải...