Tài liệu Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố


    thuộc tỉnh




    Với mục tiêu góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ Tư pháp cấp huyện nói chung, kiến thức, nghiệp vụ về xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực Tư pháp cấp huyện nói
    riêng, chuyên đề này trình bày và phân tích các vấn đề chính bao gồm: vai trò của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại cơ sở và nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Tư pháp trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo; những vấn đề cơ bản về quy trình nghiệp vụ xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo.


    I. Vai trò của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại cơ sở và nhiệm vụ,


    quyền hạn của Phòng Tư pháp trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo




    1. Vai trò của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại cơ sở




    Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền tự nhiên của con người trước những vấn đề bị vi phạm để tự bảo vệ mình. Hay nói một cách khác, bản chất của quyền khiếu nại, tố cáo là quyền tự vệ hợp pháp trước những hành vi vi phạm để tự bảo vệ mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích của xã hội. Đó là quyền hiến định, quyền phản hồi, quyền dân chủ và hơn thế nữa, đó là quyền để bảo vệ quyền. Chính vì vậy, khiếu nại, tố cáo là hiện tượng khách quan trong đời sống xã hội. Khiếu nại, tố cáo là một kênh thông tin khách quan phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy nhà nước, phản ánh tình hình thực hiện công vụ của cán bộ, công chức. Do đó, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo không những có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước, mà còn thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, Đảng và Nhà nước kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp của đường lối, chính sách, pháp luật do mình ban hành, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Vì vậy, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là một vấn đề được Đảng,

    Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm. Để việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức; tạo cơ sở pháp lý trong giải quyết khiếu nại, tố cáo Nhà nước ta đã ban hành Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2004, 2005. Để phát huy và nâng cao trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của cả hệ thống chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 6-3-2002 về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay.


    Thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo và Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư, các ngành, các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhờ đó, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có những chuyển biến tích cực. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo đã góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình an ninh, chính trị, phục vụ phát triển kinh tế
    - xã hội trong những năm qua. Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân ở một số địa phương vẫn có chiều hướng gia tăng, số lượng các vụ việc khiếu kiện vượt cấp, đông người vẫn còn nhiều. Trong những người đi khiếu nại, tố cáo, có những người khiếu nại, tố cáo đúng, mong muốn được pháp luật giải quyết công minh; nhưng cũng có một số người mặc dù về việc khiếu nại đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết đúng pháp luật, nhưng hoặc vì thiếu hiểu biết, hoặc vì cố chấp mà vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài. Một số người đi khiếu nại, tố cáo có thái độ gay gắt, cực đoan, có hành vi quá khích làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội ở một số địa bàn.


    Tuy nhiên, những năm gần đây, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Nhiều nơi số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo gia tăng, thậm chí có nơi tình hình khiếu nại, tố cáo diễn biến hết sức phức tạp, làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại địa phương như Hà Tây, Hưng Yên Thời gian gần

    đây, có rất nhiều vụ việc khiếu nại liên quan đến đất đai. Nhiều trường hợp khiếu nại có liên quan đến việc Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, như đòi được bồi thường đất ở, nâng giá bồi thường, tăng tiền hỗ trợ, bố trí tái định cư, giải quyết việc làm; đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai, nhà ở. Ngoài ra, có một số khiếu nại liên quan đến việc thực hiện chính sách xã hội, kỷ luật của cán bộ, công chức . Về nội dung tố cáo, chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức làm sai chính sách, tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đất đai, tài chính, đầu tư, xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội, cổ phần hóa doanh nghiệp; thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, bao che người bị tố cáo, không xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật.


    Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thì có nhiều, nhưng có thể nói một trong nguyên nhân cơ bản là do một số nơi chính quyền cơ sở còn chưa quan tâm đúng mức tới công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là chính quyền cấp xã phường và chính quyền cấp quận, huyện và thị xã. Khi phát sinh khiếu nại, tố cáo, một số chính quyền cơ sở chưa làm tròn trách nhiệm của mình, thiếu quan tâm giải quyết từ gốc - nơi phát sinh khiếu nại, tố cáo, có nhiều vụ việc giải quyết chậm, thẩm tra, xác minh sơ sài, thu thập chứng cứ không đầy đủ, kết luận thiếu chính xác, áp dụng pháp luật cứng nhắc, phương án giải quyết thiếu thuyết phục, dân không đồng tình, tiếp tục khiếu nại, tố cáo. Trong khi đó, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước để giải quyết khiếu nại, tố cáo có lúc chưa tốt, còn có hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm, chuyển đơn lòng vòng, trả lời thiếu thống nhất. Việc tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục, hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo và công tác hòa giải ở cơ sở chưa được quan tâm thực hiện đúng mức nên có những vụ việc đơn giản vẫn phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, bọn phản động và phần tử cơ hội lợi dụng, kích động những người đi khiếu nại, tố cáo; tổ chức, lôi kéo khiếu kiện đông người, biến các vụ việc khiếu nại thuần túy trở thành vấn đề chính trị - xã hội, dẫn đến tình hình khiếu nại, tố cáo thời gian qua có những diễn biến phức tạp như vụ Thích Quảng

    Độ, Thích Không Tánh âm mưu tiến hành tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh


    vào ngày 23/8/2007.




    2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Tư pháp trong lĩnh vực giải quyết khiếu


    nại, tố cáo




    Ngày 28/4/2009 Tư pháp và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và công tác tư pháp của Ủy ban nhân dân cấp xã. Thông tư này thay thế Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-TP-NV ngày 05-5- 2005 của lien Bộ Tư pháp và Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý quản lý nhà nước về công tác tư pháp ở địa phương. Theo quy định của Thông tư số 01/2009/TTLT-BTP-BNV thì Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện; tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hoà giải ở cơ sở và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.


    Như vậy, có thể nói cùng với sự trưởng thành của ngành Tư pháp, vị trí và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Tư pháp cũng ngày càng được tăng cường. So với trước kia, Phòng Tư pháp hiện nay được quy định có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; đồng thời, Phòng Tư pháp cũng được bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn, trong đó có nhiệm vụ, quyền hạn rất mới và quan trọng như về theo dõi tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật (điểm a, khoản 6, Điều 5, Thông tư số 01/2009/TTLT-BTP-BNV)- đây là một nhiệm vụ mang tính thường xuyên, liên tục, toàn diện và kịp thời và luôn gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn của Ủy ban, trong đó có trách nhiệm nhiệm giải quyết khiếu nại, tố

    cáo của công dân theo thẩm quyền; có những nhiệm vụ quyền hạn được bổ sung rất “nhạy cảm”, liên quan đến nhiều thủ tục hành chính như thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài; chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng (điểm b, khoản 11, Điều 5, Thông tư số 01/2009/TTLT-BTP-BNV); hay
    Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi, cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch theo quy định của pháp luật (điểm b, khoản 12, Điều 5, Thông tư số 01/2009/TTLT-BTP-BNV). Đặc biệt, khoản 16, Điều 5 của Thông tư số 01/2009/TTLT-BTP-BNV quy định Phòng Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...