Luận Văn Công tác DS-GĐ-TE, Thực trạng và vấn đề.Trường hợp nghiên cứu tại xã Hương Xuân-Huyện Hương Trà- Thừ

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năm 2008 là năm thứ 8 thực hiện chiến dịch quốc gia về dân số giai đoạn 2001-2010. Trong những năm qua công tác DS - GĐ –TE hoạt động mạnh nhằm từng bứơc ổn định dân số, góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng cả nước. Để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới ở nước ta, một trong những vấn đề quan trọng có tính cấp bách và lâu dài đó là sự phát triển dân số có tính bền vững, trên cơ sở đó để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội, nhằm góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hôi của quốc gia. Từ những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ 20 cho đến nay , công tác DS – GĐ – TE luôn luôn đực xác định là một trong những chiến lược lớn của Quốc gia. Biểu hiện rõ nhất của điều này đó chính là việc triển khai các dự án lớn mang tầm cỡ Quốc gia về dân số như: Dự án VIE/ 01,VIE/02, Dự án RAS 03/P 51,RAS 03/P52 Trong những năm gần đây, một trong những nội dung cơ bản được xây dựng nhằm thực hiện chiến lược cải thiện và nang cao chất lượng dân số Việt Nam đó chính là vấn đề về công tác DS-GĐ-TE. Đây được xác định là chương trình trọng điểm và có ý nghĩa rất lớn đối với sự thành công của chiến lược Quốc gia về dân số Việt Nam. Từ việc triển khai những chương trình, dự án về DS-GĐ-TE, có thể nói rằng kết quả mà chúng ta đạt được. Thế nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều hạn chế trong nhận thức, kiến thức, và đặc biệt là trong thực tiễn của việc thực hiện DS-KHHGĐ, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ ,trẻ em.Do vậy mà các cấp,ban ngành, các nhà lãnh đạo luôn trăn trở và tìm những giải pháp phù hợp nhằm thực hiện mục tiêu: Dân số ổn định, kinh tê- xã hội phát triển, giữ vững an ninh, quốc phòng, gia đình hạnh phúc, tạo nền móng cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trong thời đại mới. Do tính thực tiễn của vấn đề tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:” Công tác DS-GĐ-TE, Thực trạng và vấn đề.Trường hợp nghiên cứu tại xã Hương Xuân-Huyện Hương Trà- Thừa Thiên Huế
    2: Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 2.1: Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu nhằm góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết xã hội học.Thuyết hành động xã hội.Thuyết lựa chọn hành vi. Lý thuyết kiểm soát xã hội. lý thuyết xã hội học kinh tế vĩ mô. Xã hội học kinh tế vĩ mô 2.2: Ý nghĩa thực tiễn - Đối với nhà nước Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho quá trình hoạch định, điều chỉnh, bổ sung những chính sách, chiến lược về DS-GĐ-TE. Đồng thời đề ra được một số biện pháp, giải pháp về phát triển dân số và phát triển dân số bền vững -Đối với chương trình Quốc gia về dân số Những thông tin từ quá trinh nghiên cứu là cơ sở cần thiết căn bản để ban quản lý lãnh đạo của chương trình có những biện pháp hợp lý và sự điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của chương trình Quốc gia về dân số, ấp dụng trong từng địa bàn cụ thể. -Đối với bản thân Qua đợt thực tế trong thời gian 10 ngày đã giúp tôi đi vào tìm hiểu , nghiên cứu thực trạng và vấn đề DS- GĐ- TE tại địa bàn , đồng thời tổng kêt được những biện pháp đem lại hiệu quả trong công tác dân số, chăm sóc sức khoẻ gia đình và trẻ em. Đợt hực tế cũng là cơ hội để tôi áp dụng các lý thuyết và phương pháp đã được học vào thực tiễn cuộc sống. Từ đó sẽ giúp tôi có kinh nghiệm hơn trong những lần nghien cứu sau và nhất là trong quá trình công tác sau này. 3. Mục tiêu của đề tài: - Tìm hiểu thực trạng, vấn đề DS-GĐ – TE. - Khảo sát tình hình gia tăng dân số tự nhiên. - Tìm hiểu nguyên nhân và những yếu tố ảnh hương đến vấn đề DS- GĐ- TE - Dự báo xu hướng biến đổi, gia tăng trong thời gian tới đối với vấn đề Dân số. - Đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp, để chương trìng Quốc gia về DS-GĐ- TE hoạt động có hiệu quả, phù hợp với thực tiễn từng địa bàn cơ sở. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Thưc trạng và vấn đề DS-GĐ-TE tại xã Hương xuân- Hương trà- TTHuế. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Tại địa bàn 11 thôn tại xã Hương xuân.(UB DSGDTE làm trưởng ban) - Thời gian: Từ 15.4 đến 25.4 năm 2008. 5. Phương pháp nghiên cứu: 5.1 Phương pháp luận: Báo cáo sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm nền tảng cơ sở cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đề tài “Thực trạng và vấn đề DS-GĐ-TE”(dựa trên chương trình trọng điểm Quốc gia về dân số). -“Là thế giới quan của chủ nghĩa Mác-Lênin chủ nghĩa duy vật biện chứng giải thích các hiện tượng và quá trình xác định trong mối quan hệ qua lại, trong sự vận động và biến đổi không ngừng . Chủ nghĩa duy vật lịch sử là sự mở rộng những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào việc nghiên cứu chính sách xã hội, sự áp dụng những nguyên lý ấy vào việc nghiên cứu xã hội cũng như nghiên cứu những hình thức sinh hoạt xã hội. ( “Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩ duy vật lịch sử’-Stalin, tr5). Cho nên khi nhìn nhận và đánh giá thực trạng và vấn đề DS-GĐ-TE ta cần xem xét nó trong mối quan hệ tương tác với các quá trình xã hội khác. Phải tìm ra nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó, về kinh tế, xã hội, văn hoá, phong tục . 5.2 Phương pháp thu thập thông tin: 5.2.1 phương pháp phân tích tài liệu. Đọc và phân tích tài liệu hướng dẫn ban quản lý dự án xã, ban quản lý nhóm giúp nhau chăm sóc SKSS và tăng thu nhập cho gia đình. Đọc và phân tích một số chính sách của Đảng và Nhà nước về cong tác dân số. Đọc và tóm lược báo cáo tổng kết công tác DS-GĐ-TE 2004-2007 tại địa bàn nghiên cứu. Tham khảo tài liệu tập huấn về công tác DS-GĐ-TE cho chuyên trách xã, phường, thị trấn. Đọc và tham khảo , thảo luận về thông tin một số biện pháp tránh thai theo chuẩn Quốc gia về chăm sóc skss. 5.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân: Tiến hành phỏng vấn 8 người. Trong đó : 3 phụ nữ thuộc diện gia đình đông con, 3 phụ nữ sinh con thứ 3 và 2 chị có con bị suy dinh dương. 5.2.3 Phương pháp quan sát: Thời gian thực tế tại xã Hương xuân, chúng tôi đã cùng ăn, cùng ở, cùng làm tại địa bàn thôn Liễu nam và đã khảo sat, tham gia sản xuất với một số hộ gia đình đông con tại địa bàn. Việc quan sát này có ý nghĩa thực tiễn và đem lại hiệu quả khách quan sát thực. 5.3 Phương pháp thông kê xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...