Báo Cáo Công tác đôn đốc thuế, chống nợ thuế kéo dài, tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Sau khi Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN), tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA/ASEAN), để mở rộng giao lưu thương mại, đẩy nhanh quá trình hợp tác quốc tế, đẩu mạnh phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, ngành Thuế và Hải quan bắt đầu thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT/AFTA) từ ngày 1/1/2003 với lộ trình cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu từ 40 – 50% xuống còn 20%, đến năm 2010 còn 5% và đến năm 2015 xuống 0%, nhằm tạo thuận lợi cho tự do thương mại khu vực và quốc tế.
    Trên thực tế, số thu từ xuất nhập khẩu trong tổng thu ngân sách Nhà nước, cũng bắt đầu giảm (từ năm 2003, trung bình giảm khoảng 1%/năm). Dự kiến, bắt đầu từ năm 2007, sẽ thực hiện biểu thuế quan chung (AHTN) và Hải quan một cửa (ASW) còn ASEAN, để tạo thuận lợi hơn nữa cho tự do thương mại trong khu vực.
    Còn theo cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO thì Thuế và Hải quan sẽ tiếp tục tạo thuận lợi cho tự do thương mại quốc tế bằng các biện pháp: đơn giản hoá và hài hoà thủ tục hải quan theo Công ước Kyoto (1999), xác định trị giá tính thuế trên cơ sở giá giao dịch (GATT); mở rộng phạm vi chống buôn lậu đối với các tội phạm buôn lậu xuyên quốc gia, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới quốc gia, nhất là các chất ma tuý, vũ khí, chất nổ, chất độc hại Thực hiện quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ tại biên giới theo Hiệp định TRIPS; Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ; luật mẫu của WCO về hệ thống pháp luật của Việt Nam liên quan đến hải quan; tham gia các điều ước quốc tế trên cơ sở pháp lý hội nhập và mở rộng; tham gia khung tiêu chuẩn AN thương mại của WCO Theo đó sẽ tiếp tục thực hiện lộ trình cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, đồng nghĩa với việc mở rộng cửa thị trường cho tự do lưu thông hàng hoá, và nguồn thu quốc gia từ xuất nhập khẩu sẽ giảm dần.
    Như vậy, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, từ AFTA đến WTO, là con đường mở rộng trước mắt để vươn lên phát triển mạnh mẽ và hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước phát triển theo hướng hiện đại, thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Song bên cạnh đó là những thách thức không nhỏ, là phải giải được những bài toán giữa lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu sẽ không ngừng tăng lên, đồng nghĩa với cường độ lao động và tốc độ hiện đại hoá ngày càng lớn, trong khi phạm vi và phương thức chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới đòi hỏi ngày càng mở rộng, ở trình độ và mức độ cao hơn, trong khi nguồn thu ngân sách nói chung và từ xuất nhập khẩu nói riêng sẽ ngày càng bị thu hẹp.
    Để giải quyết bài toán trên, đối với ngành thuế, không có con đường nào khác là phải chuyển biến rất mạnh, để làm sao tạo ra nguồn thu mới, lấy nguồn thu từ nội địa để bù đắp cho sự sụt giảm dần nguồn thu từ xuất nhập. Đây vừa là nguyên lý chung, vừa là bài học thực tiễn từ các nước đã và đang đi trước ta. Muốn chuyển mạnh từ nguồn thu xuất nhập khẩu sang nguồn thu nội địa, vấn đề cơ bản, có tính quyết định là đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, với mức tăng trưởng cao hơn hiện nay (trên 8%/năm); đồng thời phải cải cách chính sách thuế sao cho huy động được tối đa sức đóng góp của các thành phần kinh tế ở trong nước, mà vẫn đảm bảo sự phát triển bền vững, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có lãi để tái sản xuất mở rộng, đóng góp ngày càng nhiều cho đất nước, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân.
    Đối với ngành hải quan, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách, hiện đại hoá với tốc độ cao hơn; đồng thời quyết liệt chống tiêu cực, tham nhũng, xây dựng lực lượng ngày càng trong sạch, vững mạnh. Đây là con đường tất yếu của Hải quan Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế tế quốc tế, trên cơ sở lấy cải cách, đổi mới loại bỏ lạc hậu, bảo thủ, trì trệ; lấy lao động trí óc thay cho lao động cơ bắp, lấy công cụ hiện đại thay cho tác nghiệp thủ công .v.v
    Vấn để cơ bản, có tính quyết định của cải cách, hiện đại hóa Hải quan Việt Nam hiện nay là phải cải cách toàn diện, đồng bộ, triệt để từ cải cách, hoàn thiện thể chế, chính sách hải quan theo hướng hài hoà với thông lệ quốc tế, cải cách tổ chức, bộ máy, cơ chế vận hành theo hướng tinh gọn, đảm bảo thực hiện đúng chức năng quản lý Nhà nước về hải quan và nhiệm vụ hải quan; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức, lối sống tác phong công tác, phong cách làm việc cho cán bộ, công chức hải quan theo yêu cầu nhiệm vụ được giao, đến hiện đại hoá công sở và tác nghiệp hải quan trên cơ sở ứng dụng tối đa công nghệ thông tin, áp dụng kỹ thuật quản lý hải quan hiện đại, nhằm không ngừng nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hải quan và thực hiện nhiệm vụ hải quan theo quy định của pháp luật Việt Nam và hài hoà với thông lệ, luật pháp quốc tế về hải quan.
    Có thể khẳng định rằng, năm 2007 là năm Việt Nam sẽ phải thực hiện những cam kết song hành của cả AFTA và WTO. Đó là những cam kết quốc tế, với những luật chơi hết sức khắc nghiệt. Nắm vững luật chơi, ta nhất định thắng, nếu không sẽ thua ngay trên sân nhà. Chính vì vậy, đòi hỏi hoạt động của ngành Thuế và Hải quan phải chủ động, đi trước, đón đầu, không thể để nước đến chân rồi mới nhảy. Đó là việc chủ động quyền hưởng khai thác nguồn thu từ nội địa để bù đắp cho sự giảm dần của nguồn thu từ xuất nhập khẩu; nhanh chóng nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát hải quan, vừa đảm bảo thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng tăng, vừa phát hiện chính xác, kịp thời những hành vi gian lận thương mại; chuyển hướng mạnh mẽ hoạt động chống buôn lậu, vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới từ những mặt hàng tiêu dùng thông thường, sang hàng cấm, hàng giả, hàng nhái, hàng ăn cắp bản quyền, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới
    Với những thành tựu quan trọng đã đạt được trong những năm qua, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng trong thời gian tới, ngành Thuế và Hải quan sẽ không ngừng vươn lên, giành những thành tựu mới to lớn hơn nữa trong công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là sau AFTA là WTO. Từ đầu năm 2006, luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan và Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi có hiệu lực với nhiều nội dung đổi mới theo nguyên tắc áp dụng mạnh mẽ quản lý rủi ro vào các khâu nghiệp vụ, trong đó có 3 lĩnh vực cơ bản là kiểm tra trong thông quan, kiểm tra sau thông quan và điều tra chống buôn lậu. Ngành Hải quan tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho thương mại đầu tư, rà soát xây dựng các quy trình nghiệp vụ theo phương pháp quản lý rủi ro, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là việc thu thập kho dữ liệu thông tin nghiệp vụ hải quan. Trong quá trình triển khai các quy định mới, các đơn vị Hải quan tăng cường đối thoại, nắm bắt thông tin từ phía doanh nghiệp cũng như từ thực tiễn để kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc. Vì vậy về cơ bản, việc triển khai quản lý hải quan theo nguyên tắc quản lý rủi ro bước đầu đã đạt được kết quả tích cực. Quy trình thủ tục đơn giản, thời gian thông quan được rút ngắn, hàng hoá XNK được miễn kiểm tra nhiều hơn so với trước. Đồng thời với đó là số thu ngân sách được duy trì và phát triển tốt, bởi ngành đã áp dụng nhiều biện pháp chống thất thu qua giá và thuế suất, tập trung xử lý nợ đọng, khắc phục nợ xấu.
    Vì vậy, việc nghiên cứu thảo luận để đưa các biện pháp đôn đốc thuế, chống nợ đọng thuế kéo dài, nợ thuế phát sinh tại Chi cục Hải quan là việc làm hết sức cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng nêu trên, tôi mạnh dạn đi vào tìm hiểu và đưa ra chuyên đề: “Công tác đôn đốc thuế, chống nợ thuế kéo dài, tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai ”.
    Với nội dung của bài thu hoạch thực tập tốt nghiệp ngoài lời mở đầu và kết luận và tài liệu tham khảo đươc trình bày bố cục thành 3 chương:
    Chương 1: Giới thiệu về chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai
    Chương 2: Thực trạng công tác đôn đốc thuế, nợ thuế kéo dài, nợ thuế phát sinh tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường đôn đốc thuế, chống nợ đọng thuế kéo dài, nợ thuế phát sinh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...