Chuyên Đề Công tác đoàn kết tập, hợp thanh niên trên địa bàn xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài.
    Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
    Đoàn là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, là đội quân xung kích cách mạng, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ, là lực lượng nòng cốt chính trị hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước cộng hoà XHCN Việt Nam.
    Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, nước nhà thịnh hay suy yếu hay mạnh phần lớn là do thanh niên". Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng (khoá VIII) về công tác thanh niên chỉ rõ: “Thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường XHCN hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên, công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng’’. Từ khi ra đời đến nay, Đảng luôn đặt niềm tin vững chắc vào thanh niên, trao cho thanh niên những trọng trách nặng nề và đòi hỏi ở thanh niên sự phấn đấu vươn lên.
    Trong công cuộc đổi mới, Đảng luôn quan tâm xây dựng nguồn nhân lực con người. Đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ, chăm lo, đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho thanh niên phấn đấu trưởng thành sống có lý tưởng có bản lĩnh chính trị, có năng lực, trí tuệ và nghề nghiệp, có khả năng tiếp nhận tri thức có trình độ văn hóa, có sức khoẻ làm chủ khoa học và công nghệ mới vươn lên tầm thời đại để sánh vai cùng thanh niên các nước trên thế giới. Vì vậy trách nhiệm của thanh niên trước lịch sử càng nặng nề như­ng cũng vô cùng vẻ vang. Tổ chức Đoàn là môi trường để thanh niên phấn đấu học tập và rèn luyện, xung kích đi đầu trong các nhiệm vụ cách mạng, đáp ứng với yêu cầu của đất nước.
    Thanh niên có nhu cầu tham gia vào các hoạt động xã hội, có ý thức trách nhiệm của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, mang trí thức khoa học kỹ thuật để góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phần lớn thanh niên có đạo đức, lối sống lành mạnh, thích giao d­u, học hỏi, mong muốn được đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
    81 năm được xây dựng và trưởng thành, qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng, tổ chức Đoàn đã tập hợp được đông đảo thanh niên, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
    Hiện nay bước vào thời kỳ mới, đất nước đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, tổ chức Đoàn tiếp tục phát huy truyền thống quý báu của dân tộc, kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng của Đảng. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoạt động trong bối cảnh đất nước có những biến đổi sâu sắc. Kinh tế tăng trưởng v­ượt bậc, tiến bộ về văn hoá - xã hội, nhiệm vụ quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tạo điều kiện cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên. Tổ chức Đoàn các cấp luôn trú trọng xây dựng những chương trình, kế hoạch để tuyên truyền đến đoàn viên, thanh niên. Mở rộng mặt trận đoàn kết thông qua tập hợp thanh niên vào tổ chức Đoàn.
    Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình với Đảng, Nhà nước và thanh niên. Vì Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, là lực lượng nòng cốt của xã hội, là lớp người trẻ tuổi, năng động, sáng tạo là lực lượng xung kích trong sự nghiệp giải phóng dân tộc với phong trào như “Năm xung kích, Bốn đồng hành” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.
    Thông qua những phong trào và hoạt động của mình, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã góp phần định hướng giáo dục tư­ tưởng, tình cảm và hành động của thanh thiếu niên làm tăng thêm niềm tin của tuổi trẻ vào sự nghiệp lãnh đạo của Đảng. Trong thời kỳ đổi mới thanh niên thể hiện tính năng động sáng tạo, nhạy bén, thích ứng với cơ chế mới, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, hăng hái tham gia vào công cuộc đổi mới của đất nước, có ý thức tự cường. Ngày nay xuất hiện ngày càng nhiều mô hình tập thể thanh niên các tài năng trẻ trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội.
    Tuy nhiên trong điều kiện cơ chế thị trường, đứng trước những yêu cầu và thử thách mới, công tác Đoàn đã bộc lộ nhiều yếu kém và hạn chế về nội dung hoạt động cũng như­ các phương thức đoàn kết, tập hợp thanh niên. Đặc biệt đứng trước những diễn biến phức tạp của khu vực và thế giới, âm m­ưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, những tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng lôi kéo một số thanh niên lười lao động, thiếu trách nhiệm với cuộc sống xã hội, thích hưởng thụ không tham gia vào tổ chức Đoàn - Hội cùng các phong trào hoạt động của Đoàn. Do thiếu vốn sống, thiếu kinh nghiệm cho nên một số bộ phận thanh niên chạy theo lối sống không lành mạnh, thiếu lòng tin vào Đảng và chủ nghĩa xã hội nên đã mắc phải các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan. Không ít thanh niên thụ động, ỷ lại một phần cũng do xã hội biến động, cơ chế thị trường làm cho môi trường văn hoá, giáo dục bị bẩn lục. Đặc biệt ở nông thôn và các tỉnh miền núi trong đó có Quảng Ninh.
    Từ những khó khăn thách thức trên một vấn đề quan trọng đặt ra là cần phải tìm ra những phương thức hoạt động phù hợp để đoàn kết, tập hợp thanh niên và tổ chức Đoàn nhằm tạo ra môi trường cho thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành, động viên, khuyến khích thanh niên phát huy thế mạnh vốn có, đồng thời ngăn chặn, hạn chế, đẩy lùi những tiêu cực xã hội, những âm mưu lôi kéo của kẻ thù vào lớp trẻ, đào tạo thế hệ trẻ thanh niên mới xứng đáng kế tục sự nghiệp xây dựng đất nước của cha ông.
    Do vậy, tôi chọn đề tài này là do trên địa bàn xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh trong việc đoàn kết, tập hợp thanh niên còn gặp nhiều khó khăn, công tác vận động còn chậm, chưa kịp đổi mới với sự phát triển của đất nước, thanh niên chưa nhận thức rõ vị trí, vai trò của mình. Vì vậy, tôi chọn đề tài tốt nghiệp là “ Công tác đoàn kết tập, hợp thanh niên trên địa bàn xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ”.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
    2.1. Mục đích nghiên cứu.
    Trên cơ sở làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn của công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên, để tìm kiếm những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên trên địa bàn xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
    - Hệ thống hoá những kiến thức lý luận về công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên.
    - Phân tích, đánh giá, khảo sát thực trạng của công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên trên địa bàn xã để tìm ra những hạn chế và tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác đoàn kết tập hợp thanh niên trên địa bàn.
    - Đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả về công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên trên địa bàn xã trong thời gian tới.
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
    3.1 Đối tượng nghiên cứu.
    Công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên trên địa bàn xã Hải Sơn.
    3.2 Khách thể nghiên cứu.
    Công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của xã Hải Sơn
    Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Hải Sơn.
    Đoàn viên, thanh niên xã Hải Sơn
    Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam
    Cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể trên địa bàn xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
    4. Phạm vi nghiên cứu.
    - Thời gian : từ năm 2009 đến nay.
    - Không gian: Trên địa bàn xã Hải Sơn.
    5. Phương pháp nghiên cứu.
    Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:


    Phương pháp nghiên cứu tài liệu
    Phương pháp điều tra xã hội học
    Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
    Phương pháp quan sát.
    6. Kết cấu của tiểu luận.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài kiệu tham khảo, thì nội dung của tiểu luận gồm 3 chương:
    Chương 1 : Cơ sở lý luận về công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên.
    Chương 2: Thực trạng công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên trên địa bàn xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
    Chương 3: Một số giải pháp, đề xuất, kiến nghị để nâng cao hiệu quả công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên trên địa bàn xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng ninh.

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài. 1
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 4
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. 5
    4. Phạm vi nghiên cứu. 5
    5. Phương pháp nghiên cứu. 5
    6. Kết cấu của tiểu luận. 5
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐOÀN KẾT, TẬP HỢP THANH NIÊN 6
    1.1. Một số khái niệm 6
    1.1.1. Khái niệm Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 6
    1.1.2. Khái niệm thanh niên. 6
    1.1.3. Khái niệm đoàn kết, tập hợp thanh niên. 7
    1.1.4. Khái niệm về phương thức đoàn kết, tập hợp thanh niên. 7
    1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về đoàn kết, tập hợp thanh niên. 7
    1. 2. 1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tập hợp, đoàn kết thanh niên. 7
    1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên 7
    1. 2. 3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cụng tỏc đoàn kết, tập hợp thanh niên. 10
    1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên. 10
    1.3.1. Đặc điểm tâm lý tuổi thanh niên. 12
    1.3.2. Trình độ cán bộ, trình độ thanh niên. 12
    1.3.3. Điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội. 13
    1.3.4. Các phong trào hành động cách mạng. 13
    1.4. Nội dung của công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên. 14
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐOÀN KẾT, TẬP HỢP THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HẢI SƠN, THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH 15
    2.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. 15
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên. 15
    2.1 .2. Về tình hình chính trị. 15
    2.1.3. Tình hình kinh tế. 16
    2.1.4. Tình hình văn hoá - xã hội. 17
    2.1.5. Quốc phòng, an ninh. 19
    2.2. Thực trạng về công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên trên địa bàn xã Hải Sơn. 19
    2.2.1. Thực trạng hệ thống Đoàn. 19
    2.2.2. Tình hình thanh niên của địa phương. 21
    2.2.3. Thực trạng về công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên. 22
    2.3. Nguyên nhân vµ mét sè kinh nghiÖm trong công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên. 29
    2.3.1. Nguyên nhân. 29
    2.3.2. Một số bài học kinh nghiệm. 30
    CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ - NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐOÀN KẾT TẬP HỢP THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HẢI SƠN, THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH 32
    3.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên trên địa bàn xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. 32
    3.1.1. Về công tác cán bộ: 32
    3.1.2. Về nội dung, hình thức của công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên. 34
    3.1.3. Về cơ chế chính sách. 35
    3.2. Đề xuất, kiến nghị. 36
    3.2.1. Đối với Đảng và Nhà nước. 36
    3.2.2. Đối với cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương. 37
    3.2.3. Đối với Đoàn cấp trên và các ban ngành đoàn thể. 37
    KẾT LUẬN 39
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...