Luận Văn Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 24/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu​

    Hoà mình vào sự phát triển của nền kinh tế, doanh nghiệp ngày nay luôn tạo cho mình chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Muốn vậy, doanh nghiệp phải đặt vai trò, nhiệm vụ quan trọng đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên. Doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác thì đòi hỏi doanh nghiệp đó phải có một đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, năng động, sáng tạo, tay nghề vững vàng. Để làm được điều đó thì vấn đề sử dụng, quản lý, đào tạo . nguồn nhân lực phải luôn được doanh nghiệp đặt vào mục tiêu chính cho sự phát triển vững mạnh của doanh nghiệp.


    Cho nên công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực như: sử dụng con người, nâng cao trình độ chuyên môn lẫn đạo đức góp phần không nhỏ trong lợi ích chung của doanh nghiệp. Do đó, sau mỗi khoá học, Nhà trường , khoa luôn tạo một khoảng thời gian nhất định để cho sinh viên đúc kết những kiến thức đã học qua vấn đề tìm hiểu thực tế tại một doanh nghiệp.


    Được sự giảng dạy tận tâm của thầy cô giáo trong khoa Kinh tế - Viện Đại học Mở Hà Nội, được sự quan tâm ưu ái và sự chỉ dẫn nhiệt tình của các Cán bộ trong phòng Tổ chức - Hành chính của Công ty Xây dựng Quảng Nam đã giúp cho thấy tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong Công ty. Vì vậy tôi đã chọn cho mình chuyên đề "Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực" tại Công ty Xây dựng Quảng Nam để làm chuyên đề tốt nghiệp, với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn, thực tế hơn và tạo cho mình một kiến thức vững chắc để khi ra trường có thể bắt nhịp một cách tốt nhất.


    Chuyên đề gồm 3 phần:
    Phần 1. Cơ sở lý luận về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Xây dựng Xây lắp .
    Phần 2. Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Xây dựng Quảng Nam.
    Phần 3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty xây dựng Quảng Nam.

    MỤC LỤC​


    Lời mở đầu
    PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG XÂY LẮP .
    I. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
    1. Ý nghĩa của công tác xây dựng cơ bản
    2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp
    II. NỘI DUNG VÀ TÁC DỤNG CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
    1. Nội dung của việccông tác đào tạo và phát triển nguồn lực
    2. Tác dụng của việc công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
    III. NGUYÊN TẮC, MỤC ĐÍCH CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
    1. Nguyên tắc của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
    2. Mục đích của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
    IV. NHỮNG CHIẾN LƯỢC VÀ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
    1. Chiến lược
    a. Chiến lược về cơ cấu
    b. Chiến lược về công nghệ
    c. Chiến lược về con người hay về đối xử
    2. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
    V. PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC ĐÀO TẠO
    1. Theo định hướng nội dung đào tạo
    a. Định hướng công việc
    b. Định hướng doanh nghiệp
    2. Theo mục đích của nội dung đào tạo
    3. Theo cách tổ chức
    a. Chính quy
    b. Tại chức
    c. Lớp cạnh doanh nghiệp
    4. Theo địa điểm
    a. Tại nơi làm việc
    b. Ngoài nơi làm việc
    5. Theo đối tượng học viên
    a. Đào tạo mới
    b. Đào tạo lại
    VI. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
    1. Phân tích nhu cầu đào tạo và phát triển
    a. Các phân tích liên quan
    b. Biểu hiện của nhu cầu đào tạo Được diễn đạt thông qua
    2. Tiến trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
    PHẦN II.
    PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG QUẢNG NAM
    A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG QUẢNG NAM
    I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
    1. Sự hình thành và phát triển
    2. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty
    II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY
    1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
    2. Mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
    3. Quyền hạn của Công ty
    III. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY
    1. Sơ đồ tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh
    2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và các xí nghiệp trực thuộc trong bộ máy quản lý của Công ty
    IV. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG QUẢNG NAM TỪ NĂM 2001 - 2003
    1. Tình hình sử dụng các yếu tố kinh doanh
    a. Tình hình tài chính
    2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty
    3. Tình hình sử dụng lao động của Công ty
    V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
    1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2001 - 2003
    2. Đánh giá tình hình phát triển của Công ty
    3. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển của Công ty trong năm 2004
    B. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG QUẢNG NAM
    I. TIẾN TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
    1. Đối với cán bộ quản lý mới
    2. Đối với cán bộ kỹ thuật
    3. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất
    II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO
    1. Đối với cán bộ quản lý
    2. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất
    PHẦN III
    CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG QUẢNG NAM
    I. MỤC TIÊU CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG QUẢNG NAM
    1. Mục tiêu định hướng
    1.1. Trong lĩnh vực kinh doanh bêtông thương phẩm và đá xây dựng
    1.2. Trong lĩnh vực xây lắp
    2. Mục tiêu định lượng
    3. Mục tiêu dài hạn
    4. Mục tiêu ngắn hạn
    II. CÁC CĂN CỨ, ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ ĐỂ THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM ĐẾN
    1. Do khối lượng công việc cần thiết phải thực hiện
    2. Do sự thay đổi về cơ cấu ngành nghề theo yêu cầu của công việc
    3. Do tỷ lệ nghỉ việc trong nhân viên
    4. Do yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ
    5. Dựa vào khả năng tổ chức của Công ty
    III. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ
    1. Giải pháp 1
    1.1. Đối tượng được đào tạo
    1.2. Nội dung đào tạo
    1.3. Thời gian đào tạo
    1.4. Kinh phí đào tạo
    1.6. Đánh giá kết quả đào tạo
    2. Giải pháp 2
    2.1. Đối tượng đào tạo
    2.2. Nội dung đào tạo
    2.3. Thời gian đào tạo
    2.4. Kinh phí đào tạo
    2.5. Nơi đào tạo
    3. Giải pháp hỗ trợ
    Kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...