Thạc Sĩ Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia nước Cộng hoà

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là tương lai của dân tộc Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo là một bộ phận quan trọng trong chiến lược con người và chiến lược con người đứng ở vị trí trung tâm trong toàn bộ chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Con người là chủ thể sáng tạo ra mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá; do đó, việc trồng người đặt nền móng cho sự phát triển của các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Giáo dục và đào tạo sẽ làm cho trí tuệ và thể chất, đạo đức và nghề nghiệp, tính độc lập cá nhân và tinh thần cộng đồng, trách nhiệm và quyền hạn, lợi ích và đóng góp, dân chủ và kỷ cương của mỗi con người được phát triển, là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.
    Trong sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung của đất nước, công tác giaó dục và đào tạo đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị ở Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Lào là một bộ phận đặc thù, có tầm quan trọng đặc biệt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [20, tr. 269-273]. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn với vận mệnh của Đảng, của chế độ theo yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy cần phải: “ . chăm lo xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất, trí tuệ và năng lực hoạt động thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ . Đặc biệt coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt, trọng dụng nhân tài .” [8, tr. 276].
    Trong công cuộc đổi mới và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, đất nước Lào đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Kết quả đó có sự đóng góp rất quan trọng của đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên, vẫn còn một khoảng cách rất lớn giữa yêu cầu về năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ với yêu cầu, nhiệm vụ mới đặt ra. Nguyên nhân của tình trạng trên là hệ thống chính sách vẫn còn thiếu, hiệu quả của lãnh đạo, quản lý trong công tác cán bộ chưa cao; tính tích cực, tự giác và năng động trong công việc của cán bộ còn nhiều hạn chế. Việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ làm chưa tốt; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước chưa được quản lý chặt chẽ, chưa có nền nếp, chưa đảm bảo chất lượng và từ đó chưa tạo ra động lực để thúc đẩy sự nghiệp đổi mới.
    Trong bối cảnh đó việc tìm ra hệ thống các giải pháp để cải thiện chất lượng đội ngũ cán bộ hiện nay, thì công tác đào tạo, bồi dưỡng được xem là một trong những giải pháp hàng đầu của Đảng và Chính phủ.
    Để đội ngũ cán bộ đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của nhiệm vụ cách mạng và sự biến đổi của tình hình thực tế thì đòi hỏi phải phải không ngừng học tập, rèn luyện vươn lên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đã lựa chọn cán bộ cần phải dạy bảo lý luận cho cán bộ. Chỉ thực hành mà không có lý luận cũng như một mắt sáng, một mắt mù” [20, tr. 261]. Và theo tinh thần của C. Mác “người đi giáo dục cũng phải được giáo dục”. Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp của hệ thống chính trị thì điều tất yếu trước hết phải tìm cách nâng cao chất đội ngũ giảng viên ở Học viện. Vì thế, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để đổi mới và hội nhập quốc tế, việc tạo ra những thay đổi căn bản về chất cho đội ngũ cán bộ không chỉ còn là một nhu cầu mà đang trở thành một vấn đề mang tính cấp bách, quyết định sự thành bại của công cuộc đổi mới.
    Trong bối cảnh đó, với vị trí công tác của mình, tôi chọn đề tài “Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay” làm luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Vấn đề cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã và đang là đối tượng của nhiều công trình khoa học cũng như chính sách thực tiễn. Trong những năm vừa qua đã có nhiều công trình nghiên cứu được ứng dụng làm cơ sở cho một số chính sách quan trọng nhằm phát triển đội ngũ cán bộ và hoàn thiện công tác cán bộ nói chung và công tác cán bộ giảng dạy lý luận chính trị nói riêng. Tại CHDCND Lào, cũng như tại Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này.
    Tại CHDCND Lào, có thể kể đến các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như:
    - Chăn Huẩn Xay Nha Đệt, Chất lượng đội ngũ đảng viên là giáo viên ở các trường phổ thông tỉnh U-Đôm Xay, CHDCND Lào hiện nay, luận văn thạc sỹ, bảo vệ tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh năm 2004;
    - Bun Lon – Sa Luôi Sắc, Chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đào tạo sỹ quan của quân đội nhân dân Lào hiện nay, luận văn thạc sỹ, bảo vệ tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh năm 2005;
    - Sẳm Lan Phăn Kha Vông, Chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ở Trường Đại học Quốc gia Lào trong thời kỳ mới, luận văn đại học chính trị, chuyên ngành tổ chức, bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2006.
    - Thong Chăn Khổng Phum Khăm, Công tác qui hoạch cán bộ thuộc diện Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào quản lý giai đoạn hiện nay, luận văn thạc sỹ, bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2005 .
    Tại Việt Nam, có thể kể ra một số công trình nghiên cứu chủ yếu liên quan vấn đề cán bộ và việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong công cuộc đổi mới hiện nay như sau:
    - Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội;
    - Tô Tử Hạ (1999), Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay, Hà Nội;
    - Trần Xuân Sầm (1999), Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
    - Nguyễn Trọng Bảo (1998), Xây dựng đội ngũ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội;
    - Ngô Thành Can,(2001) “Cán bộ, công chức - các vấn đề và nhu cầu đào tạo”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 2;
    - Thang Văn Phúc(2003), “Định hướng đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức theo yêu cầu của Chương trình tổng thểCải cách hành chính 2001-2010”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 9;
    - Hà Anh Tuấn (2006), Công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh và tương đương ở Học viện Hành chính quốc gia giai đạon hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Chính trị học, chuyên ngành Xây dựng ĐCS Việt Nam;
    - Nguyễn Thị Bích Hường (2006), Chất lượng đào tạo cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn ở Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Chính trị học, chuyên ngành Xây dựng ĐCS Việt Nam;
    Bên cạnh đó, các công trình, kết quả nghiên cứu về công tác cán bộ và công tác đào tao, bồi dưỡng được công bố ở một số tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Xây dựng Đảng, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Tạp chí Quản lý nhà nước, Tại Lào cũng có một số nhà nghiên cứu lý luận, những người làm công tác Đảng, công tác giáo dục đã đề cập đến một số khía cạnh của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào.
    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
    * Mục đích nghiên cứu:
    Trên cơ sở khái quát một số vấn đề cơ bản về lý luận và phân tích thực trạng, luận văn đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm cao chất lượng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào.
    * Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Phân tích làm rõ sự cần thiết khách quan phải nâng cao chất lượng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào giai đoạn hiện nay.
    - Làm rõ vai trò, vị trí và chỉ ra tiêu chí đánh giá chất lượng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào từ 1996 đến nay; phân tích các nguyên nhân và kinh nghiệm.
    - Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào từ nay đến năm 2010.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    * Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề chất lượng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào.
    * Phạm vi nghiên cứu:
    Luận văn nghiên cứu những vấn đề chủ yếu trong công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào từ năm 1996 đến 2007.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    - Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về cán bộ và công tác đào tạo cán bộ.
    - Luận văn sử dụng các phương pháp lô gíc - lịch sử, điều tra, xã hội học, thu thập thông tin từ thực tế, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh; đồng thời tham khảo những tư liệu, tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể mang lại một số đóng góp nhất định cho các khía cạnh lý luận và thực tiễn có liên quan.
    Những giải pháp mà luận văn đưa ra sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào.
    Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các khóa bồi dưỡng giáo viên của Học viện, các trường chính trị tỉnh, thành phố và các trung tâm bồi dưỡng chính trị thuộc các tỉnh, thành phố.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham, phụ lục, nội dung của luận văn đựơc kết cấu thành 2 chương và 5 tiết .


    MỞ ĐẦU 3
    Chương 1 CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIẢNG DẠY Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 9
    1.1. KHÁI QUÁT VỀ HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIẢNG DẠY Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 9
    1.1.1. Khái quát về Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào. 9
    1.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào. 9
    1.1.1.2. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Học viện Chính trị và Hành chính Nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào. 13
    1.1.2. Đặc điểm, vai trò của đội ngũ cán bộ giảng dạy Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào. 14
    1.1.2.1. Đặc điểm của đội ngũ cán bộ giảng dạy tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. 14
    1.1.2.2. Vai trò của đội ngũ cán bộ giảng dạy tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào. 16
    1.2. QUAN NIỆM VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIẢNG DẠY Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 20
    1.2.1. Quan niệm về công tác đào tạo. 20
    1.2.2. Tiêu chí đánh giá. 24
    1.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIẢNG DẠY Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÀO 29
    1.3.1. Thực trạng ưu và khuyết điểm 29
    1.3.1.1. Về đội ngũ giảng viên. 29
    GS. 32
    1.3.1.2. Về công tác đào công tác qui hoạch, tuyển dụng cán bộ giảng dạy. 36
    1.3.1.3. Việc xây dựng giáo trình, tài liệu đào tạo. 36
    1.3.1.4. Việc tổ chức các loại hình đào tạo. 36
    1.3.1.5. Về kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng: 37
    1.3.1.6. Về cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. 39
    1.3.1. Nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm 40
    1.3.1.1. Nguyên nhân. 40
    1.3.1.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra. 43
    Tiểu kết chương 1. 45
    Chương 2 MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIẢNG DẠY Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÀO ĐẾN NĂM 2015. 47
    2.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG 47
    2.1.1. Dự báo tình hình liên quan đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào trong thời gian tới 47
    2.1.2. Mục tiêu và phương hướng chung. 49
    2.1.2.1. Mục tiêu. 49
    2.1.2.2. Phương hướng. 50
    2.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIẢNG DẠY Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÀO TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015. 58
    2.2.1. Nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn, quy hoạch. 59
    2.2.2. Đổi mới nội dung, chương trình và tài liệu đào tạo. 62
    2.2.3. Đổi mới phương pháp đào tạo. 67
    2.2.4. Tăng cường số lượng và điều chỉnh cơ cấu giảng viên hợp lý trong Học viện 68
    2.2.4. Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả của công tác quản lý, chỉ đạo của lãnh đạo Học viện và các Khoa, Ban trong Học viện. 70
    2.2.6. Tăng cường đầu tư kinh phí, nâng cấp cơ sở vật chất, hiện đại hoá các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc dạy và học; đổi mới chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên 71
    2.2.7. Kết hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền về công tác quản lý và kiểm tra kết quả đào tạo cán bộ với đơn vị cử người đi học. 76
    2.2.8. Phát huy vai trò chủ động tích cực đối với bản thân cán bộ giảng dạy 77
    2.2.9. Tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo. 78
    KẾT LUẬN 79
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
     
Đang tải...