Báo Cáo Công tác Dân Tộc ở Huyện Thạch Thất – Hà Nội

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Công tác dân tộc ở nước ta trải qua đã trải qua hơn 60 năm (1946 – 2012) xây dựng và trưởng thành. Dưới sự lãnh đạo của Đảng công tác dân tộc luôn chiếm vị trí quan trọng trong các thời kỳ cách mạng ở nước ta. Thời kỳ giải phóng dân tộc giành độc lập tự do cho ta, công tác vận động cách mạng trong vùng dân tộc thiểu số quan trọng bậc nhất: bước vào giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội công tác dân tộc chiếm vị trí hàng đầu trong chinh sách xã hội của Đảng và nhá nước ta; đến thời kỳ đổi mới, công tác dân tộc hướng vào việc phát triển kinh tế xã hội, trọng tâm là công tác vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh, vùng biên giới, bằng các trương trình và dự án phát triển vùng dân tộc. Quản lý nhà nước về công tác dân tộc là nội dung quan trọng trong hệ thống bộ máy nhà nước kiểu mới ở nước ta sau khi ra đời từ 1945 – nay. Việc quản lý nhà nước đã góp phần quan trọng vào thành tựu công tác dân tộc trong thời gian qua. Qúa trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam Đảng ta luôn xác định giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. Dựa trên những luận điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh dựa vào thực tiễn Việt Nam, Đảng ta đã đề ra nội dung cơ bản của chính sách dân tộc là “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển”; những quan điểm tư tưởng đó đã phản ánh một cách cơ bản, nhất quán trong các văn kiện Đảng, Hiến pháp, các chủ trương, chinh sách phù hợp với từng thời kỳ cách mạng.
    Thời kỳ đổi mới đất nước phát triển theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đang đặt ra việc phát huy sức mạnh đưa đoàn kết toàn dân tộc với những yêu cầu, đòi hỏi giải quyết vấn đề dân tộc có những chuyển mình mạnh mẽ và tích cực hơn, vì vậy quản lý nhà nước về dân tộc, việc đổi mới quản lý nhà nước về công tác dân tộc cũng đặt ra những yêu cầu mới nhằm thực hiện sứ mệnh cao cả của chiến lược dân tộc hiện nay.
    Huyện Thạch Thất là một huyện của tỉnh Hà Tây cũ, tháng 8/2008 với việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội huyện Thạch Thất được sáp nhập vào trở thành một huyện của Thủ đô Hà Nội. Đây là vùng có điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, là một huyện vùng núi của Thủ đô trong vùng có sự sinh sống của nhiều thành phần dân tộc, chính vì vậy mà công tác dân tộc của vùng luôn được các cấp chính quyền quan tâm sát xao. Khi sáp nhập vào Hà Nội công tác dân tộc của vùng còn nhiều khó khăn và hạn chế. Chính vì vậy khi được làm việc và được đi thực tế tại Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất em đã chọn vấn đề “ Công tác dân tộc của huyện” là đề tài nghiên cứu của mình
    Qua thời gian thực tập tại Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất từ những kiến thức ban đầu được tiếp thu trên ghế nhà trường và thực tế làm việc, tìm hiểu em xin báo thực trạng cũng như định hướng công tác dân tộc trên địa bàn huyện trong thời gian qua. Do còn hạn chế về kinh nghiệm và chỉ là một bài báo cáo nên khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô, các anh chị trong cơ quan thực tập cũng như các bạn đọc.

    MỤC LỤC

    LỜI CẢM ƠN 3
    LỜI NÓI ĐẦU .4
    PHẦN I: BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC TẬP .6
    I. Báo cáo tổng quan .6
    1. Thời gian thực tập .6
    2. Địa điểm thực tập 6
    3. Nội dung thực tập 6
    4. Kế hoạch thực tập .6
    II. Giới thiệu chung về nơi thực tập và tìm hiểu tổ chức, hoạt động của phòng Dân Tộc Huyện Thạch Thất - Hà Nội .8
    1. Tổng quan về huyện Thạch Thất .8
    1.1. Vị trí địa lý .8
    1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội .8
    2. Tổ chức và hoạt động của phòng Dân Tộc huyện Thạch Thất .9
    2.1. Vị trí, chức năng 9
    2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 10
    2.3. Cơ cấu tổ chức và biên chế 11
    PHẦN II: NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP .14
    I. Những vấn đề chung về công tác Dân tộc 14
    1. Những khái niệm liên quan .14
    2. Quan điểm chung về Dân Tộc và Công tác Dân Tộc 14
    3. Tầm quan trọng của công tác Dân tộc .17
    4. Chính sách Dân tộc của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay 17
    II. Thực trạng và kết quả đạt được trong công tác Dân Tộc ở Huyện Thạch Thất – Hà Nội 24
    1. Thực trạng công tác Dân tộc trong thời gian qua 24
    2. Kết quả đạt được .29
    3. Một số tồn tại 35
    4. Nguyên nhân của những tồn tại 37
    4. Mục tiêu công tác Dân Tộc trong thời gian tới .37
    III. Một số giải pháp kiến nghị trong công tác Dân Tộc trong thời gian tới trên địa bàn Huyện . 39
    1. Một số giải pháp cần thực hiện trong công tác Dân tộc của Huyện 39
    2. Đề xuất, kiến nghị .40
    PHẦN III. KẾT LUẬN .43
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...