Luận Văn Công tác cán bộ Huyện A Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    MỤC LỤC



    PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ. 2
    PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 3
    I- Thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực: 3
    II- Đào tạo và phát triển: 6
    III- Duy trì nguồn nhân lực. 9
    IV- Một số tồn tại, thiếu sót về nguồn nhân lực và hoạt động quản trị nguồn nhân lực: 11
    1 - Về nguồn nhân lực: 11
    2- Về hoạt động quản trị nguồn nhân lực: 12
    3- Nguyên nhân của những tồn tại, thiếu sót: 13
    PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 13
    Đề xuất, kiến nghị đối với Huyện: 14
    Đề xuất, kiến nghị đối với Tỉnh, Trung ương. 16


    PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
    Quản trị nguồn nhân lực được đánh giá là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động của tổ chức. Nó được xem là một hướng tiếp cận chiến lược liên kết vấn đề quản lý nhân sự với việc đạt được các mục tiêu của tổ chức, đơn vị.
    Bất kỳ một đơn vị, tổ chức nào khi tiến hành các hoạt động của mình cũng đều phải hội đủ hai yếu tố, đó là nhân lực và vật lực. Trong đó, nhân lực đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có tính quyết định tới sự tồn tại và phát triển của tổ chức.
    Hiện nay với yêu cầu của tình hình mới đơn vị muốn tồn tại và phát triển buộc phải cải tiến tổ chức của mình theo hướng tinh giảm gọn nhẹ, năng động, trong đó yếu tố con người mang tính quyết định.
    Con người - với kỹ năng, trình độ của mình, sử dụng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và các sản phẩm khác cho xã hội. Quá trình này cũng được tổ chức và điều khiển bởi con người. Con người thiết kế và tạo ra sản phẩm, kiểm tra chất lượng, đưa sản phẩm vào sử dụng, trao đổi trên thị trường, phân bố nguồn tài chính, xác định các chiến lược chung và các mục tiêu cho tổ chức. Không có những con người làm việc có hiệu quả thì mọi tổ chức đều không thể nào đạt đến các mục tiêu của mình.
    Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển kinh tế buộc các nhà quản trị, người lãnh đạo phải biết làm cho tổ chức của mình thích ứng. Do đó, việc thực hiện các nội dung hoạch định, tuyển dụng, duy trì, phát triển, đào tạo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con người thông qua tổ chức, nhằm đạt được mục tiêu đã định trước là vấn đề quan tâm hàng đầu.
    Quản trị nguồn nhân lực giúp người lãnh đạo, người quản lý đạt được mục đích, kết quả thông qua người khác. Một người lãnh đạo, người quản lý có thể lập kế hoạch hoàn chỉnh, xây dựng sơ đồ tổ chức rõ ràng, có hệ thống kiểm tra hiện đại chính xác, v.v nhưng họ vẫn có thể thất bại nếu không biết tuyển đúng người cho đúng việc, hoặc không biết cách khuyến khích nhân viên làm việc. Để quản trị có hiệu quả, nhà quản trị cần biết cách làm việc và hòa hợp với người khác, biết cách lôi kéo người khác làm cho mình.
    Quản trị nguồn nhân lực giúp cho các nhà quản trị học được cách giao dịch với người khác, biết tìm ra ngôn ngữ chung và biết nhạy cảm với nhu cầu của nhân viên, biết cách đánh giá nhân viên chính xác, biết lôi kéo nhân viên say mê với công việc, tránh được các sai lầm trong tuyển chọn, sử dụng nhân viên, biết cách phối hợp thực hiện mục tiêu của tổ chức và mục tiêu của các cá nhân, nâng cao hiệu quả của tổ chức và dần dần có thể đưa chiến lược con người trở thành một bộ phận hữu cơ chiến lược hoạt động của tổ chức, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của tổ chức.
    Tóm lại, quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò trung tâm trong quá trình điều hành hoạt động của tổ chức, giúp tổ chức có thể tồn tại, phát triển. Vai trò trọng tâm này xuất phát từ vai trò của con người: con người là yếu tố cấu thành tổ chức; bản thân con người vận hành tổ chức và con người quyết định sự thành công của tổ chức. Chính vì vai trò quan trọng của nguồn nhân lực nên quản trị nguồn nhân lực là một lĩnh vực quản trị quan trọng trong mọi đơn vị, tổ chức. Đặc biệt đối với Huyện A, một huyện vừa mới được tái lập không lâu.
    Huyện A vừa được tái lập, chính vì vậy khi bước vào triển khai hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại huyện sẽ có nhiều thuận lợi trong việc kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ và các hoạt động khác của hoạt động quản trị nguồn nhân lực (việc thực hiện các nội dung hoạch định, tuyển dụng, duy trì, phát triển, đào tạo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con người .)
    Tuy vậy trong bối cảnh chung của một đơn vị vừa tái lập, hoạt động quản trị nguồn nhân lực của huyện cũng gặp không ít khó khăn vướng mắc.
    Chính vì thế, sau hơn 10 năm tái lập huyện việc phân tích và đánh giá hoạt động Quản trị nguồn nhân lực của huyện là hết sức cần thiết. Điều này giúp chúng ta thấy được kết quả đã thực hiện được, những hạn chế, khó khăn vướng mắc từ đó đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của hoạt động quản trị nguồn nhân lực ở huyện A góp phần vào sự phát triển của Huyện.

    PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI- Thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực:Tuyển dụng nhân lực là quá trình bao gồm toàn bộ các công việc nhằm tìm kiếm, thu hút những người xin việc từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức, đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào các yêu cầu của công việc để tìm được những người phù hợp với các yêu cầu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...