Luận Văn Công tác cán bộ của đảng bộ xã thanh uyên, huyện tam nông, tỉnh phú thọ

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    [TABLE="width: 588"]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]MỞ ĐẦU
    [/TD]
    [TD]5
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]NỘI DUNG
    [/TD]
    [TD]11
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
    [/TD]
    [TD]11
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.Cơ sở lý luận
    [/TD]
    [TD]11
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.Cơ sở thực tiễn
    [/TD]
    [TD]16
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA ĐẢNG BỘ XÃ THANH UYÊN
    [/TD]
    [TD]17
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.Đặc điểm tình hình
    [/TD]
    [TD]17
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.Công tác cán bộ của Đảng bộ xã Thanh Uyên
    [/TD]
    [TD]22
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA ĐẢNG BỘ XÃ THANH UYÊN
    [/TD]
    [TD]29
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.Đánh giá, nhận xét cán bộ
    [/TD]
    [TD]29
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.Quy hoạch, luân chuyển cán bộ
    [/TD]
    [TD]33
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
    [/TD]
    [TD]34
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.4.Tuyển dụng, sử dụng cán bộ
    [/TD]
    [TD]36
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.5.Công tác thu hút nhân tài
    [/TD]
    [TD]37
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.6.Chế độ khen thưởng, kỷ luật cán bộ
    [/TD]
    [TD]37
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.7.Quan tâm đến đời sống cán bộ
    [/TD]
    [TD]39
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
    [/TD]
    [TD]41
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [/TD]
    [TD]45
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    TÊN ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA ĐẢNG BỘ XÃ THANH UYÊN, HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ

    MỞ ĐẦU
    1.Lý do chọn đề tài:
    Hiện nay, đất nước ta đang bước sang thời kỳ công nghiệp hóa từng bước tiến tới hiện đại hóa, đẩy nhanh hội nhập trong bối cảnh có nhiều thời cơ, thuận lợi mới, nhưng cũng có nhiều khó khăn, thách thức mới. Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ với nước ngoài cũng như cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay đòi hỏi đội ngũ cán bộ nói chung trong đó có cán bộ quản lý phải có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất Cách mạng, năng lực trí tuệ, năng lực tổ chức điều hành thực tế. Hội nhập và toàn cầu hóa là một xu thế khách quan ngày càng có nhiều nước tham gia, trong đó có Việt Nam, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ về mọi mặt.
    Tình hình mới, nhất là sau khi nước ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ về cán bộ và công tác cán bộ. Trong văn kiện các đại hội, các nghị quyết hội nghị Trung ương và nhiều văn bản khác đã đề cập toàn diện vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới công tác cán bộ. Vị trí vai trò của công tác cán bộ gắn liền với sự tiến bộ của xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng ta đã nhấn mạnh: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém". Công tác cán bộ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng, là mặt trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng ta, là nhân tố quyết định sự thành công của cách mạng. Công tác cán bộ gồm nhiều khâu liên hoàn, đan xen nhau, bao gồm việc đánh giá cán bộ, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ . Xã là địa bàn sinh sống của phần lớn dân cư nước ta, là nơi trực tiếp thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Thấy vị trí, tầm quan trọng của cơ sở xã và đội ngũ cán bộ cơ sở ở đây, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về xây dựng hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ cơ sở xã, đã thực hiện một số chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, sử dụng, đề bạt, bầu cử, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ cơ sở phù hợp với tình hình mới. Nhờ đó, cán bộ cơ sở xã ngày càng tiến bộ về trình độ, năng lực, phong cách làm việc, năng động, sáng tạo, hăng hái thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Qua thực hiện các Nghị quyết của Đảng về xây dựng cán bộ cơ sở, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn từng bước được phát triển cả về số lượng, chất lượng. Việc thực hiện tiêu chuẩn hóa các chức danh cán bộ và chính sách thu hút cán bộ trẻ, sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng về công tác ở xã đã từng bước nâng cao được trình độ và trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức nói chung, cán bộ, công chức cấp xã luôn là vấn đề mang tính chiến lược của sự nghiệp cách mạng. Nó chi phối khả năng thành công hay thất bại của các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bởi xét đến cùng thì mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều phải được triển khai thực hiện ở cơ sở và thông qua hoạt động tác nghiệp của đội ngũ cán bộ cơ sở. Mặt khác công tác cán bộ của Đảng bộ xã Thanh Uyên còn nhiều hạn chế có nhiều nguyên nhân: nguyên nhân chưa nhận thức đúng vai trò, vị trí của công tác cán bộ của tổ chức cơ sở đảng, không có chính sách đồng bộ đối với cán bộ, thiếu chăm lo bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ cho cơ sở, không kịp thời bàn và đưa ra những chính sách để củng cố và tăng cường đội ngũ cán bộ cho cơ sở, chưa khuyến khích kịp thời những cán bộ có tài, những cán bộ có đóng góp lớn cho sự nghiệp phát triển xã nhà, đồng thời chưa xử lý nghiêm minh những người có sai phạm. Tuy nhiên,
    trên thực tế, việc xây dựng hệ thống chính sách cán bộ chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Trong những năm qua, Đảng bộ xã Thanh Uyên rất quan tâm đến việc thực hiện chính sách cán bộ đối với đối với cán bộ xã, thôn xóm. Việc thực hiện chính sách cán bộ xã đó đạt được một số kết quả quan trọng. Đội ngũ cán bộ xã từng bước phát triển về số lượng và chất lượng; việc thực hiện chính sách thu hút cán bộ trẻ, sinh viên mới tốt nghiệp về công tác ở cơ sở đó tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng của đội ngũ cán bộ xã, trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ này từng bước được nâng lên và xu thế ngày càng được trẻ hoá. Phong trào học tập nâng cao trình độ của cán bộ, công chức xã được đẩy mạnh hơn. Việc chuyển từ chế độ sinh hoạt phí sang chế độ tiền lương, từ hưởng trợ cấp hàng tháng khi nghỉ việc sang hưởng chế độ hưu trí, đã tạo sự an tâm phấn khởi trong đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở, trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức xã ở Đảng bộ xã Thanh Uyên. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả thu được, việc thực hiện chính sách đối với cán bộ xã nói chung và ở Thanh Uyên nói riêng hiện nay đã và đang phát sinh những vướng mắc, bất cập, như: bố trí tỷ lệ chưa tương xứng giữa cán bộ giữ chức vụ bầu cử và công chức chuyên môn; số lượng cán bộ, công chức cấp xã chưa đủ để bố trí cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới; chế độ, chính sách đãi ngộ (tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội .) đối với cán bộ, công chức xã, đến nay còn nhiều bất cập, mâu thuẫn; việc ban hành và thực hiện các văn bản, quy định về chính sách cán bộ cơ sở của Đảng và Nhà nước hầu hết vẫn mang tính giải pháp tình thế, chưa cơ bản, chưa đồng bộ. Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã những năm qua thường xuyên thay đổi, không ổn định. Điều đó chứng tỏ quan điểm, nhận thức về cán bộ cơ sở còn rất khác nhau. Việc giải quyết chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ xã mới chỉ chạy theo những vấn đề phát sinh, chưa cơ bản và toàn diện. Là một xã vùng xa trung tân huyện và các khu công nghiệp, có vị trí địa lý phức tạp có đồng bằng và núi rừng địa bàn nằm ven Sông hồng, một phần ba dân số xã theo đạo thiên chúa, xã luôn được sự quan tâm của Đảng – Chính quyền các cấp những cơ hội thuận lợi và nhiều thử thách về cán bộ và công tác cán bộ, Xã còn thiếu hụt trầm trọng và yếu kém của đội ngũ cán bộ, công chức, trong những năm qua, việc tổng kết, đánh giá một cách có hệ thống và thường xuyên đội ngũ cán bộ, công chức chậm được tiến hành. Nhìn chung chưa có giải pháp đồng bộ, phù hợp với đặc thù của địa phương nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ làm việc có hiệu quả đáp ứng với yêu cầu của địa phương.
    Từ những vấn đề nêu trên và trước yêu cầu, đòi hỏi mới đối với cán bộ, công chức cơ sở cho thấy cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn để đề ra các giải pháp góp phần tiếp tục hoàn thiện chế độ, chính sách đối với cán bộ. Do vậy, tôi chọn đề tài “Công tác cán bộ của Đảng bộ xã Thanh Uyên" làm tiểu luận tốt nghiệp.
    2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1.Mục đích nghiên cứu:
    Thực hiện phương châm lý luận phải liên hệ thực tiễn, bản thân tôi dựa trên cơ sở được học tập và thực trạng hiện nay đối với công tác cán bộ của Đảng bộ xã Thanh Uyên bản thân tôi nhận thấy cần chọn đề tài này nhằm góp phần cùng với Đảng bộ tìm ra những giải pháp tối ưu để tham mưu cho Cấp ủy cho Ban thường vụ xem xét nhằm nâng cao chất lượng về công tác cán bộ của Đảng bộ đáp ứng giai đoạn hiện nay. Tham mưu với Đảng ủy, Ban thường vụ về công tác cán bộ của Đảng bộ xã góp phần xây dựng và phát triển xã nhà tiến kịp với xu thế phát triển của đất nước đồng thời không bị lệch hướng trong nhận thức về công tác cán bộ của Đảng bộ.
    2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Vận dụng cơ sở lý luận đã học và qua nghiên cứu khảo sát thực trạng tại Đảng bộ làm cơ sở lý luận để đánh giá mặt ưu, khuyết rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm nhằm chứng minh, phân tích đề tài. Từ đó, xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp, đề xuất để tham mưu giúp Đảng bộ làm tốt công tác cán bộ. Nhiệm vụ giải pháp nâng cao, công tác cán bộ của tổ chức cơ sở đảng đã được nhiều hội nghị cấp Trung Ương, các nhà khoa học cấp Trung Ương, tỉnh và ngay ở cấp huyện đã nghiên cứu nhưng phần lớn các hội nghị, nghiên cứu ở tầm vĩ mô, nhất là ở những biện pháp, chủ trương mang tính chất chung cho cả nước hoặc cả tỉnh, huyện. Do đó tôi chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm tổng kết lý luận khảo sát thực tế và đưa ra những phương pháp và giải pháp xác thực ở địa bàn nhằm vào sự nghiệp phát triển xã nhà.
    3.Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu: Công tác cán bộ của Đảng bộ xã Thanh Uyên
    - Khách thể nghiên cứu: Bí thư Đảng ủy, Ban thường vụ, Đảng ủy, cán bộ chuyên trách và cán bộ khong chuyên trách, 13 Chi bộ trong Đảng bộ.
    4. Phạm vi nghiên cứu:
    - Đảng bộ xã Thanh Uyên
    - Thời gian: từ 2010-2015.
    5.Phương pháp nghiên cứu:
    5.1.Nhóm phương pháp tiếp cận nghiên cứu
    - Phương pháp duy vật biện chứng.
    - Phương pháp logic, lịch sử.
    - Phương pháp định tính định lượng.
    5.2. Nhóm nghiên cứu lý thuyết
    - Phương pháp nghiên cứu tài liệu
    - Phương pháp phân tích hệ thống hóa tổng hợp lý thuyết
    - Phương pháp phân loại và mô hình hóa
    5.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
    - Phương pháp quan sát
    - Phương pháp điều tra xã hội học dư luận tâm lý
    - Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm thực tiễn.
    6. Kết cấu của tiểu luận:
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo tiểu luận gồm ba chương:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
    - Chương 2: Thực trạng công tác cán bộ của Đảng bộ xã Thanh Uyên
    - Chương 3: Phương hướng và giải pháp về công tác cán bộ của Đảng bộ xã Thanh Uyên


    NỘI DUNG

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
    1.1.Cơ sở lý luận:
    1.1.1.Khái niệm về công tác cán bộ: Công tác cán bộ của Đảng thực chất là việc xây dựng đội ngũ cán bộ, bao gồm việc đề ra tiêu chuẩn, quy hoạch, đào tạo, đánh giá, bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển, điều động, quản lý, khen thưởng, chính sách đãi ngộ cán bộ nhằm phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của Đảng trong từng thời gian nhất định. Nói một cách tổng quát công tác cán bộ của Đảng ở cơ sở là những công việc mà cấp ủy, đảng bộ, chi bộ tiến hành nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có chất lượng tốt đảm bảo cho đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, quyết định của cấp ủy các cấp được thực hiện nghiêm túc và đem lại hiệu quả thiết thực tại cơ sở.
    1.1.2.Tổ chức cơ sở đảng: Điều lệ đảng được thông qua tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của đảng đã xác định:“ Ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, hợp tác xã, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đơn vị cơ sở trong quân đội, công an và các đơn vị cơ sở khác có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở đảng; nếu chưa đủ ba đảng viênchính thức thì cấp trên trực tiếp giới thiệu đảng viên sinh hoạt ở tổ chức cơ sở đảng thích hợp”. Tổ chức cơ sở đảng dưới ba mươi đảng viên, lập chi bộ cơ sở, có các tổ đảng trực thuộc (tổ chức cơ sở đảng 1 cấp). Tổ chức cơ sở đảng có từ ba mươi đảng viên trở lên, lập đảng bộ cơ sở, có các chi bộ trực thuộc đảng uỷ (tổchức cơ sở đảng 2 cấp).Tổ chức cơ sở đảng được lập tại đơn vị hành chính, sự nghiệp, kinh tế hoặc công tác, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy huyện, quận, thị xã,thành phố trực thuộc’’. Như vậy Tổ chức cơ sở đảng của Đảng cộng sản Việt nam bao gồm chi bộ cơ sở, Đảng bộ cơ sở. Đảng bộ có hai loại: đảng bộ cơ sở có chi bộ trực thuộc, đảng bộ cơ sở có đảng bộ bộ phận và chi bộ trực thuộc. Các tổ chức cơ sở đảng đều có cấp ủy cấp trên trực tiếp. Ngoài ra, nếu được cấp ủy cấp trên trực tiếp đồng ý, trong một số tổ chức cơ sở đảng còn có đảng bộ bộ phận trực thuộc thuộc đảng ủy cơ sở. Trong các đảng bộ bộ phận có các chi bộ trực thuộc .
    1.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ.:
    Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã ý thức rõ việc dùng người là quốc sách. Nó không phải là nguyên nhân duy nhất nhưng có tác dụng trực tiếp đến sự tồn vong của quốc gia, sự trường tồn và phát triển của dân tộc. Phát huy truyền thống và phương sách dùng người của ông cha ta để lại, từ khi ra đời đến nay, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề cán bộ, coi cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã dày công đào tạo, huấn luyện xây dựng được một đội ngũ cán bộ trung thành với Tổ quốc và dân tộc, tận tuỵ kiên cường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua các thời kỳ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Tư tưởng của Người về cán bộ và sử dụng cán bộ là những di sản vô giá. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng một khi đã có đường lối cách mạng đúng thì cán bộ là khâu quyết định. Người viết: “Muốn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Cán bộ là những người đem đường lối, chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo lại cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng. Thực tế là mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Chính phủ đều do cán bộ nghiên cứu đề xuất, đồng thời cũng do cán bộ tổ chức, hướng dẫn nhân dân thực hiện. Đường lối của Đảng đúng hay sai, tổ chức thực hiện thành hay không đều phụ


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI: Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.
    2. Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính Quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
    3. Hướng dẫn số 2788/HD-BNV ngày 29/7/2011 của Bộ Nội vụ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2011 - 2015 thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg.
    4. Hồ Chí Minh (1974), về cán bộ, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    5. TS Đặng Đình Phú, TS Ngô Huy Tiếp, PGS TS Đỗ Ngọc Ninh, TS Nguyễn Văn Giang, TS Cao Thanh Vân, TS Lâm Quốc Tuấn, ThS Vũ Xuân Điềm, ThS Đinh Ngọc Giang, TS Nguyễn Văn Tuấn(2009), Nghiệp vụ công tác đảng, đoàn thể ở cơ sở, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
    6. Luật số 22/2008/QH12 của Quốc hội : LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
    7. Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015.
    8. GS TS Bùi Thế Vĩnh, GS TS Nguyễn Hữu khiển, PGS TS Võ Kim Sơn, PGS TS Trần Đình Ty, PGS TS Lê Thị Vân Hạnh, PGS TS Trần Thị Cúc, TS Đinh Thị Minh Tuyết, TS Lê Thị Hương, TS Vũ Trọng Hách, TS Lưu Kiếm Thanh, TS Nguyễn Thu Vân, ThS Đặng Thị Minh, ThS Phan Ánh Hồng(2010), Khoa học hành chính, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...