Tiểu Luận Công tác cải cách thủ tục hành chính ở tỉnh Nghệ An

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    A. LỜI MỞ ĐẦU

    Cải cách thủ tục hành chính là một công việc thuộc nội dung cải cách thể chế hành chính, trong khi đó, cải cách thể chế hành chính là một trong bốn nội dung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính. Tuy nhiên, cải cách TTHC lại được đặt ra trước cải cách hành chính, được xem như là khâu đột phá của cải cách hành chính, và trong tiến trình cải cách hành chính, vấn đề TTHC thường xuyên được Chính phủ quan tâm. Đó là vì TTHC hàng ngày liên quan đến công việc nội bộ của một cơ quan, cấp chính quyền, cũng như đến các tổ chức và cá nhân công dân trong mối quan hệ với Nhà nước. Các quyền, nghĩa vụ của mọi công dân đã được quy định ở Hiến pháp hay ở các bộ luật, cũng như các yêu cầu, nguyện vọng của họ có được thực hiện hay không, thực hiện như thế nào đều phải thông qua TTHC do các cơ quan, các cấp chính quyền nhà nước quy định và trực tiếp giải quyết.

    Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thể hiện trên hầu khắp các lĩnh vực đời sống xã hội, từ kinh tế, xã hội, văn hoá, y tế, giáo dục, dân tộc, tôn giáo cho đến an ninh - quốc phòng, đối ngoại . Chức năng quản lý nhà nước không chỉ nhằm bảo vệ pháp luật, chế độ chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, các quyền hợp pháp chính đáng của mọi tổ chức và công dân, mà còn tạo điều kiện, môi trường pháp lý, môi trường xã hội thuận lợi cho các tổ chức và công dân làm ăn, sinh sống. Việc tạo điều kiện, môi trường pháp lý thuận lợi cho các tổ chức và công dân sinh sống, phát triển kinh tế thường được xác định như là một chính sách; còn trên thực tế, sự thuận lợi hay khó khăn trong làm ăn, sinh sống của người dân cũng như niềm tin của họ đối với Nhà nước như thế nào lại được thẩm định thông qua các quy định TTHC và cách thức giải quyết các thủ tục ấy.

    Trong điều kiện Nhà nước ta thực hiện chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và tham gia sâu rộng vào các quan hệ quốc tế, thì các nhu cầu của các tầng lớp dân cư trong xã hội cũng tăng lên về số lượng và đa dạng, phong phú, phức tạp về hình thức, nội dung. Tình hình đó đặt ra các yêu cầu mà Nhà nước phải thực hiện: 1- Chuyển đổi cơ chế quản lý thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. 2- Mở rộng và nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ, phục vụ xã hội. 3- Khắc phục tình trạng yếu kém, hạn chế, bất cập của bộ máy quản lý, gồm: tổ chức, thể chế, cán bộ - công chức, cơ sở vật chất - tài chính.

    Cải cách thể chế hành chính, trong đó có TTHC, là một vấn đề không riêng của Nhà nước, mà còn liên quan đến đời sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Đó chính là nguyên do đòi hỏi Nhà nước phải dành sự quan tâm nhiều hơn đối với việc cải cách thủ tục hành chính, nhằm đáp ứng các yêu cầu dịch vụ, phục vụ xã hội và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong điều kiện chuyển đổi cơ chế kinh tế.

    Hiện nay, các TTHC còn tồn tại một số hiện tượng mang tính khá phổ biến như: rườm ra, trùng chéo, cứng nhắc (hợp pháp nhưng chưa hợp lý, chưa phù hợp thực tế); thủ tục cũ, mới lẫn lộn. Bên cạnh đó, việc ban hành TTHC có lúc, có nơi còn tuỳ tiện, kể cả ban hành "giấy phép con"; cách thức giải quyết thủ tục vẫn còn hiện tượng cửa quyền, hạch sách, chậm trễ theo lối "dân cần, quan không vội” và vẫn còn qua nhiều khâu trung gian lòng vòng; thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết thủ tục nhiều khi không rõ và vẫn còn hiện tượng tổ chức, công dân (khách hàng) đi lại nhiều lần, ca thán hoặc lo lót, hối lộ để được việc.

    Có thể nói, tính bức xúc của việc đẩy mạnh cải cách TTHC không chỉ nhìn từ khía cạnh kinh tế, tức là tiết kiệm tiền của, là xây dựng môi trường pháp lý để các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư yên tâm làm ăn, phát triển; không chỉ nhìn từ khía cạnh xã hội, tức là tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Hơn thế, nó còn xuất phát từ việc sắp xếp, tổ chức bộ máy theo hướng gọn nhẹ, hiện đại; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức về chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng chuyên nghiệp hoá; góp phần bài trừ tệ quan liêu, cửa quyền, hối lộ, làm trong sạch bộ máy nhà nước.

    Để làm cơ sở lí luận và thực tiễn cho công tác cải cách TTHC, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các chuyên gia, những người tâm huyết. Tuy nhiên, các nghiên cứu ấy chủ yếu ở tầng vĩ mô, còn chung chung, rất ít các công trình nghiên cứu về cải cách TTHC ở những địa phương cụ thể. Nhận thấy đây vẫn là vấn đề mang tính thời sự và cấp thiết, em chọn đề tài: “Công tác cải cách thủ tục hành chính ở tỉnh Nghệ An” làm bài tiểu luận môn “Quản lí hành chính nhà nước”.

    Bài tiểu luận của em tập trung làm sáng tỏ nhũng vấn đề sau:

    -Cở sở lí luận của cải cách TTHC.

    -Thực tế vấn đề cải cách TTHC Nghệ An.

    -Nhiệm vụ và giải pháp đặt ra.

    Bài tiểu luận được chia thành 3 chương chính:

    -Chương I: Cơ sở lí luận của cải cách TTHC.

    -Chương II: Thực trạng công tác cải cách TTHC ở tỉnh Nghệ An trong những năm gần đây.

    -Chương III: Quan điểm, giải pháp để tiếp tục đẩy đẩy mạnh công tác cải cách TTHC của Trung ương và địa phương.

    _________________________________

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


    1. Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Giáo trình “ Quản lý hành chính nhà nước” của khoa Nhà nước và Pháp luật

    2. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...