Báo Cáo Công tác bảo quản tài liệu tại Thư viện quốc gia Việt Nam

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công tác bảo quản tài liệu tại Thư viện quốc gia Việt Nam
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Bảo quản vốn tài liệu thư viện là một khâu quan trọng trong quy trình xử lý nghiệp vụ của các cơ quan Thông tin – Thư viện. Bảo quản tài liệu bao gồm những chính sách và hoạt động thực tiễn đặc thù nhằm bảo vệ những tài liệu thư viện và lưu trữ khỏi bị làm hư hỏng, gây thiệt hại và huỷ hoại, bao gồm những phương pháp và kỹ thuật do đội ngũ chuyên môn đề ra. Cùng với tiềm lực về trang thiết bị kỹ thuật, nguồn thông tin con người , bảo quản vốn tài liệu có một ý nghĩa rất quan trọng, nhằm giữ gìn di sản văn hoá dân tộc và nhân loại, nâng cao chất lượng phục vụ người dùng tin, tiết kiệm ngân sách nhà nước. Do vậy mà công tác bảo quản cũng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao uy tín, chất lượng hoạt động của thư viện, góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ quan Thông tin – Thư viện.
    Thư viện quốc gia Việt Nam là trung tâm văn hoá, khoa học, giáo dục của cả nước. Là nơi tàng trữ, bảo tồn, truyền bá di sản văn hoá dân tộc, nguồn tri thức của nhân loại, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
    Hiện nay thư viện quốc gia Việt Nam đã có một vốn tài liệu lớn về số lượng, phong phú về nội dung với nhiều tài liệu quý hiếm mà không phảI nơI nào có được. Đặc biệt là các xuất bản phẩm qua nguồn nộp lưu chiểu với số lượng ngày một tăng mà diện tích kho có hạn, vốn tài liệu quý hiếm như kho tài liệu Hán – Nôm, sách, báo, tạp chí trước năm 1945
    Mặc dù thư viện đã có những biện pháp và trang thiết bị nhằm bảo quản tài liệu thư viện nhưng cùng với thời gian, các điều kiện về môi trường, khí hậu và các nhân tố khác ngày càng tác động mạnh mẽ đến quá trình huỷ hoại và tự huỷ hoại của tài liệu, đặc biệt là tài liệu quý hiếm.
    Do vốn tài liệu được hình thành từ lâu và quý hiếm như vậy nên một vấn đề cấp thiết đặt ra cho các chuyên gia Thông tin – thư viện nói chung và cán bộ Thư viện quốc gia nói riêng làm thế nào để bảo quản và lưu giữ lâu dài tài liệu nhằm sử dụng hữu ích cho thế hệ hôm nay và mai sau. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “Công tác bảo quản tài liệu tại Thư viện quốc gia Việt Nam” làm niên luận của mình.
    2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Niên luận nghiên cứu công tác bảo quản tài liệu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, thực trạng bảo quản tài liệu tại thư viện quốc gia và một số giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường công tác bảo quản tài liệu tai Thư viện Quốc gia Việt Nam.
    3. Phương pháp nghiện cứu
    Để hoàn thành niên luận, ngoài việc áp dụng phương pháp luận của triết học, tôi đã tiến hành thu thập, thống kê, phân tích, só sánh, tổng hợp tài liệu, số liệu.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Niên luận nghiên cứu về:
    - Hoạt động chính của Thư viện Quốc gia Việt Nam.
    - Nghiên cứu thực trạng bảo quản tài liệu tại Thư viện Quốc gia.
    - Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện và tăng cường công tác bảo quản vốn tài liệu Thư viện.


    5. Cơ cấu của niên luận
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của niên luận bao gồm 3 chương:
    Chương I: Thư viện Quốc gia với việc phát triển văn hoá, giáo dục, kinh tế, xã hội ở Việt Nam hiện nay.
    Chương II: Khảo sát thực trạng bảo quản tài liệu ở Thư viện Quốc gia Việt Nam.
    Chương III: Nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp hoàn thiện và phát triển bảo quản tài liệu.




    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
    3. Phương pháp nghiện cứu 2
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
    5. Cơ cấu của niên luận 3
    PHẦN NỘI DUNG 4
    CHƯƠNG I 4
    THƯ VIỆN QUỐC GIA VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ, GIÁO DỤC, KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 4
    1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thư viện quốc gia Việt Nam 4
    1.2. Chức năng, nhiệm vụ của thư viện quốc gia Việt Nam 4
    1.3. Cơ cấu tổ chức của Thư viện Quốc gia 6
    CHƯƠNG II 7
    KHẢO SÁT THỰC TRẠNG BẢO QUẢN TÀI LIỆU CỦA THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM 7
    2.1. Vài nét về phòng bảo quản 7
    2.2. Các hình thức, biện pháp bảo quản tài liệu 8
    2.1.1. Tổ chức và sắp xếp một số loại tài liệu theo kho riêng để có chế độ bảo quản thích hợp 10
    2.2.2. Chuyển tài liệu sang các vật mang tin khác 12
    2.2.3. Số hoá tài liệu 13
    2.2.4. Dùng hoá chất để diệt côn trùng 14
    2.2.5. Đảm bảo môi trường bảo quản 14
    2.2.6. Phục chế, đóng bìa tài liệu 15
    2.2.6. Ứng dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại và công nghệ thông tin vào việc bảo quản tài liệu 16
    2.2.7. Giáo dục ý thức bảo quản cho bạn đọc 17
    2.3. Đánh giá kết quả chính của công tác bảo quản 17
    CHƯƠNG III 20
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO QUẢN TÀI LIỆU CỦA THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM 20
    3.1. Nhận xét một số ưu điểm, hạn chế của công tác bảo quản tài liệu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam 20
    3.2. Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường công tác bảo quản tài liệu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam 22
    PHẦN KẾT LUẬN 23
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
     
Đang tải...