Luận Văn Công tác ban hành văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh Dak Lak

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

    I. Thực trạng các cơ quan, đội ngũ công chức trực tiếp tham mưu, tham gia soạn thảo, và tình hình ban hành văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc hiện nay:
    1. Về cơ quan, đội ngũ công chức trực tiếp tham gia soạn thảo, tham mưu ban hành văn bản QPPL:

    Theo quy định của Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND, các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ tham mưu ban hành văn bản QPPL ở địa phương là rất đa dạng và phong phú, gồm: Các cơ quan Tư pháp (Sở Tư pháp, các Phòng Tư pháp của cấp huyện và các Ban Tư pháp của cấp xã); Các Ban của HĐND; Văn phòng UBND, các cơ quan chuyên môn của UBND và các cơ quan có chức năng tham mưu quản lý nhà nước chuyên ngành khác tại địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã); Các Tổ chức Chính trị - Xã hội tại địa phương . Do vậy, số lượng đội ngũ công chức trực tiếp tham gia soạn thảo, tham mưu ban hành văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh là rất lớn.
    Thực trạng về đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ công tác này tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh có thể được sơ lược thống kê và đánh giá như sau:

    1.1. Đối với các cơ quan Tư pháp:
    - Tại Sở Tư pháp: Trước đây, công tác tham mưu trong lĩnh vực ban hành văn bản QPPL do đội ngũ công chức thuộc Phòng Văn bản - Phổ biến giáo dục pháp luật thực hiện (vừa thực hiện chức năng tham mưu ban hành văn bản, vừa thực hiện chức năng phổ biến, giáo dục pháp luật). Sau khi có Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND, ngày 31/5/2005 UBND tỉnh ra Quyết định số 39/2005/QĐ-UB quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Sở Tư pháp, đã thành lập Phòng Văn bản QPPL - trên cơ sở tách ra từ Phòng Văn bản - phổ biến, giáo dục pháp luật, chức năng tham mưu trong lĩnh vực ban hành văn bản được giao cho Phòng Văn bản QPPL, với số lượng công chức hiện nay là 06 người, đều có trình độ Đại học luật. Tuy nhiên, ngoài chức năng này, Phòng còn phải thực hiện các chức năng khác như: tham mưu giúp UBND tỉnh tự kiểm tra và kiểm tra văn bản QPPL theo thẩm quyền; tham mưu rà soát văn bản do HĐND, UBND tỉnh ban hành; tham mưu quản lý công tác xây dựng, ban hành và kiểm tra, rà soát văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh . Do vậy, áp lực về công việc của đội ngũ công chức tại phòng rất lớn.

    - Tại các Phòng Tư pháp huyện, thành phố:
    Theo số liệu thống kê được, hiện nay tại 13 Phòng Tư pháp huyện và thành phố Buôn Ma thuột, có tổng cộng 57 công chức (bình quân mỗi Phòng có 04 người), trong đó: số công chức có trình độ Đại học luật là 36 người (chiếm 63,2 %); số công chức có trình độ Trung cấp luật là 13 người (chiếm 22,8 %); số công chức có trình độ chuyên môn khác hoặc chưa qua đào tạo là 8 người (chiếm 14,0 %).
    Do số lượng biên chế có hạn, còn nhiều công chức chưa được đào tạo chuyên môn luật, trong khi đó phải thực hiện cùng một lúc nhiều nhiệm vụ công tác khác nhau, như: vừa thực hiện công tác văn bản, vừa thực hiện các công việc về hộ tịch, chứng thực, phổ biến giáo dục pháp luật . nên các Phòng Tư pháp đều gặp khó khăn về nhân lực, và hầu như chưa bố trí được công chức chuyên trách để thực hiện công tác tham mưu xây dựng, ban hành văn bản QPPL nên hiệu quả trong công tác này còn nhiều hạn chế.
    - Tại các Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn:
    Hiện nay toàn tỉnh có 175 Ban Tư pháp tại 175 xã, phường, thị trấn, với tổng số 220 công chức chuyên trách Tư pháp - Hộ tịch (bình quân mỗi Ban có 1,25 người), trong đó: số công chức có trình độ Đại học luật là 18 người (chiếm 8,2 %); số công chức có trình độ Trung cấp luật là 98 người (chiếm 44,5 %); số công chức có trình độ chuyên môn khác hoặc đang được đào tạo là 82 người (chiếm 37,3 %); số công chức chưa qua đào tạo là 22 người (chiếm 10,0 %).
    Cũng như các Phòng Tư pháp, số lượng công chức chuyên trách Tư pháp - Hộ tịch ở các Ban Tư pháp cũng rất hạn chế, tỷ lệ công chức chưa được đào tạo chuyên môn luật hoặc đào tạo chưa xong còn khá cao, trong khi đó phải thực hiện đồng thời nhiều nhiệm vụ công tác khác nhau, như: vừa thực hiện công tác văn bản, vừa thực hiện các công việc về hộ tịch, chứng thực, phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở . nên các Ban Tư pháp đều gặp khó khăn về con người để triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác nói chung, trong đó có công tác tham mưu xây dựng, ban hành văn bản QPPL.

    1.2. Đối với các Ban của HĐND:
    Theo quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND, và Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND, thì các Ban của HĐND thực hiện chức năng thẩm tra các dự thảo Nghị quyết (trong đó có các dự thảo Nghị quyết là văn bản QPPL) do HĐND cùng cấp ban hành [1]. Tuy nhiên, các Ban của HĐND, nhất là đối với cấp huyện, chủ yếu là hoạt động kiêm nhiệm, không có công chức chuyên trách tham mưu, theo dõi về lĩnh vực công tác này, nên việc thẩm tra các dự thảo văn bản QPPL của HĐND cùng cấp còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định của Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND. Kết quả kiểm tra công tác ban hành văn bản QPPL tại các huyện, thành phố của tỉnh vừa qua cho thấy đa số các trường hợp thẩm tra đều chưa đảm bảo về hình thức, nội dung cũng như trình tự thủ tục theo các quy định hiện hành.

    1.3. Đối với Văn phòng UBND, các cơ quan chuyên môn của UBND, các cơ quan có chức năng tham mưu quản lý nhà nước chuyên ngành khác và Các Tổ chức Chính trị - Xã hội tại địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã):
    Theo quy định tại Nghị định của Chính phủ số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT/BTP-BNV ngày 24/01/2005 của Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ và Thông tư số 07/2005/TT-BTP ngày 31/8/2005 của Bộ Tư pháp, thì đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh phải thành lập Phòng Pháp chế hoặc bố trí công chức phụ trách công tác pháp chế chuyên trách (với các tiêu chuẩn nghiệp vụ được quy định cụ thể tại khoản 1, Điều 11 của Nghị định số 122/2004/NĐ-CP), để tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan trong việc soạn thảo hoặc tham gia soạn thảo và tham mưu ban hành các văn bản QPPL liên quan đến lĩnh vực quản lý chuyên ngành ở địa phương .

    UBND tỉnh Đắc Lắc cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, nhìn chung các cơ quan có liên quan của tỉnh đều chưa quán triệt và nhận thức được đầy đủ vai trò quan trọng của công tác pháp chế, nên chưa xây dựng, củng cố được về mặt tổ chức cũng như năng lực hoạt động của các phòng và công chức chuyên trách pháp chế tại các cơ quan, đơn vị để đảm đương, thực hiện các nhiệm vụ công tác theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị định số 122/2004/NĐ-CP (trong đó có công tác soạn thảo, tham mưu ban hành văn bản QPPL).

    Ngoài ra, tại Văn phòng UBND, các cơ quan chuyên môn của UBND, các cơ quan có chức năng tham mưu quản lý nhà nước chuyên ngành khác và các Tổ chức Chính trị - Xã hội tại địa phương, nhìn chung đều chưa có được đội ngũ cán bộ, công chức có kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ cần thiết để soạn thảo, tham gia soạn thảo và tham mưu ban hành văn bản QPPL tại cơ quan, đơn vị mình, nên có rất nhiều văn bản đã được soạn thảo và tham mưu ban hành nhưng chất lượng không cao, thậm chí không phù hợp với pháp luật, nhiều văn bản bị hủy bỏ ngay sau khi được ban hành . (sẽ đề cập cụ thể ở mục sau).

    1.4. Về tổ chức tập huấn nghiệp vụ và xây dựng cơ chế để thực hiện tốt công tác soạn thảo, tham mưu ban hành văn bản:
    Sau khi có Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND, năm 2006, 2007, 2008 Sở Tư pháp đã biên soạn tài liệu và tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức làm công tác văn bản QPPL từ tỉnh đến các xã, phường, thị trấn; cử 47 công chức làm công tác soạn thảo, tham mưu ban hành văn bản tại các sở, ngành và các huyện, thành phố của tỉnh tham gia tập huấn nghiệp vụ tại Đà Nẵng do Bộ Tư pháp tổ chức vào cuối tháng 5/2006. Tuy vậy, số lượng công chức đã được tập huấn trên đây chưa nhiều; nội dung còn chưa phù hợp với từng đối tượng cụ thể và còn thiếu tính đồng bộ, hệ thống . nên nhìn chung còn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ công tác này tại địa phương.
    [HR][/HR][1] Điều 27, Điều 31 Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...