Chuyên Đề Công tác bán hàng tại chi nhánh vissan-đà nẵng

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nhu cầu con người, nhu cầu xã hội là vô cùng phong phú, đa dạng và thay đổi không ngừng, nhấy là trong thời đại ngày nay, khi mà doanh nghiệp và sản phẩm của họ phải tự tìm đến khách hàng chứ khách hàng không còn tìm đến với doanh nghiệp, với sản phẩm của doanh nghiệp đó nữa. Thỏa mãn nhu cầu khách hàng bây giờ không chỉ là sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, bao bì bắt mắt hay giá cả hợp lý mà còn chính là hành vi của những nhân viên bán hàng. Chính họ là người lôi kéo khách hàng đến với sản phẩm, vì thế Chi nhánh Vissan phải không ngừng tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường, qua đó để biết được khách hàng của mình đã thỏa mãn như thế nào, thỏa mãn đến mức độ nào khi dùng sản phẩm của Vissan.


    CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC BÁN HÀNG

    CHƯƠNG II . TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH VISSAN-ĐÀ NẴNG

    CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BÁN HÀNG TẠI CHI NHÁNH VISSAN-ĐÀ NẴNG



    CHƯƠNG I

    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC BÁN HÀNG




    1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC BÁN HÀNG:

    1.1.1. Khái niệm công tác bán hàng:

    Trong nền kinh tế thị trường, với doanh nghiệp thương mại phải tiến hành rất nhiều hoạt động khác nhau như tạo nguồn hàng, mua hàng, nghiên cứu thị trường, quản lý dự trữ trong đó bán hàng là khâu quan trọng và mấu chốt nhất.

    Bán hàng là sự thực hiện giá trị và chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, kết thúc quá trình này người mua nhận được hàng, người bán nhận được tiền (hoặc ít ra cũng có cơ sở đòi được tiền). Qua đó ta thấy tiến trình bán hàng liên quan đến việc xuất giao hàng, vận chuyển và thanh toán tiền hàng

    - Hoạt động xuất giao hàng liên quan đến những công tác như thực hiện việc ký kết hợp đồng bán hàng, cải tiêïn các thao taúc kiểm nhận, phân loại, chọn lọc

    - Vận chuyển là bước trung gian trong tiến trình bán hàng, là cầu nối giữa việc xuất giao hàng và nhận tiền hàng

    - Thanh toán tiền hàng là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp trong công tác bán hàng

    1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công tác bán hàng:

    1.1.2.1 Chức năng:

    Hoạt động bán hàng ở doanh nghiệp thương mại được xem xét như một quá trình kinh tế bao gồm các công việc có liên hệ mật thiết với nhau được tiến hành ở các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp

    - Bán hàng giúp doanh nghiệp thực hiện giá trị chuyển hàng hoá thành tiền

    - Thực hiện mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận

    1.1.2.2. Nhiệm vụ:

    Nhiệm vụ chính của công tác bán hàng là làm sao bán được nhiều hàng hoá, đồng thời phải thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều phòng ban khác nhau với các hoạt động liên quan và kế tiếp nhau

    Hoạt động bán hàng thực hiện chiến lược và kế hoạch kinh doanh đã vạch ra và kết quả hoạt động bán hàng phản ánh hoạt động kinh doanh. Qua đó thể hiện trình độ tổ chức, năng lực điều hành và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

    1.1.2. Vai trò của hoạt động bán hàng:

    - Bán hàng là nghiệp vụ kinh doanh cơ bản, trực tiếp chức năng lưu thông hàng hoá phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân, là khâu quan trọng nối liền sản xuất và tiêu dùng, đảm bảo cân đối giữa cung và cầu đối với từng mặt hàng cụ thể, góp phần ổn định giá cả thị trường .

    - Bán hàng là nghiệp vụ cơ bản thực hiện mục đích kinh doanh là lợi nhuận, vì vậy nó quyết định và chi phối các hoạt động khác của doanh nghiệp

    - Hoạt động bán hàng được thực hiện theo đúng kế hoạch và chiến lược kinh doanh đã vạch ra giúp cho hàng hoá của doanh nghiệp được khách hàng chấp nhận, uy tín của doanh nghiệp sẽ được giữ vững và củng cố trên thương trường. Bán hàng là khâu hoạt động có quan hệ mật thiết với khách hàng, ảnh hưởng đến niềm tin, uy tín và sự tái tạo nhu cầu của người tiêu dùng. Do vậy, đó cũng là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ của doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh.

    - Kết quả của hoạt động bán hàng phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, phản ánh sự đúng đắn mục tiêu của chiến lược kinh doanh, phản ánh sự nỗ lực cố gắng của doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời thể hiện trình độ tổ chức, năng lực điều hành, tỏ rõ thế và lực của doanh nghiệp trên thương trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...