Tiểu Luận Công pháp quốc tế Quốc gia A là nước có nhu cầu rất lớn về tiêu thụ khí tự nhiên. Ngày 21/12/2009, h

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quốc gia A là nước có nhu cầu rất lớn về tiêu thụ khí tự nhiên. Ngày 21/12/2009, hai quốc gia A và B đã ký thoả thuận về cung cấp khí tự nhiên, bao gồm việc xây dựng hệ thống ống dẫn khí ngầm dưới biển dài 1.200 km từ B đến A.
    Tuyến đường ống này sẽ đi ngầm ở biển Thái Bình Dương, qua vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia C để tới quốc gia A. Để đảm bảo an toàn hàng hải và phòng tránh những thiệt hại về môi trường, hai quốc gia A và B đã thống nhất sẽ cố định toàn bộ tuyến đường ống ở đấy biển, bằng việc sử dụng công nghệ khoan đáy biển tiên tiến, hiện đại nhất. Việc khởi động xây dựng tuyến đường ống nói trên được bắt đầu vào tháng 2/2010. Hai bên dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 2/2014
    Ngay sau khi kế hoạch xây dựng được công bố, ngày 2/3/2010, quốc gia C gửi công hàm yêu cầu hai quốc gia A và B ngừng việc xây dựng, bởi tuyến đường ống khi đi qua vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia C cần được sự đồng ý, chấp thuận của quốc gia này. Hai quốc gia A và B cho rằng họ có quyền xây dựng tuyến đường ống dẫn khí, phù hợp với các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 mà cả ba quốc gia liên quan đều là thành viên.
    Bình luận dưới góc độ các quy định của pháp luật quốc tế về lập luận của ba quốc gia trên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...