Tài liệu Công pháp cơ bản khi nhập môn tĩnh toạ

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CÔNG PHÁP CƠ BẢN KHI NHẬP MÔN TĨNH TOẠ


    Có rất nhiều phương pháp rèn luyện khí công. Theo lời giới thiệu của các sư
    phụ và theo những hiểu biết của bản thân, tôi xin giới thiệu với bạn đọc một số
    phương pháp luyện công và những điều cần chú ý. Trong các công phu thì tĩnh toạ
    công vừa là công phu nhập môn then chốt của nhiều ph ương pháp luyện công, vừa
    là cách luyện tiện lợi, nên nhiều người luyện công đều bắt đầu từ tĩnh toạ.


    I/ TƯ THẾ VÀ YẾU LĨNH


    1. Tư thế cơ bản


    Tư thế nhập môn tĩnh toạ có thể chia làm ba loại


    a. Tọa thức


    Ngồi tự nhiên trên ghế. Cổ , đầu ngay Trong luyện công, tại sao lại phải thẳng lưng, không được tựa lưng ? Đó là
    vì thẳng lưng có lợi cho việc thả lỏng xương sống và eo. Đầu hơi cúi một chút, như
    vậy có lựi cho việc thả lỏng xương sống cổ. Điều chỉnh hai bộ phận này có tác
    dụng tạo điều kiện làm thông suốt “ tiểu chu thiên “ H.3 ), nh ư vậy đai não và thần
    kinh sống lưng sẽ đỡ mệt mỏi. Nhâm mạch chạy từ huyệt Bách hội trên đỉnh đầu,
    chạy xuống Thượng , Trung, Hạ Đan điền đến huyệt hội âm ( H.4 ) ; Đốc mạch từ
    huyệt Bách hội chạy dọc xương sống xuống dưới qua tam quan là Ngọc chẩm ,
    Hiệp tích ( có tài liệu dịch là Giáp tích ), Vĩ l ư đến huyệt Hội âm ( H.5 ). Khi hai
    mạch Nhâm Đốc thông nhau, khí thông suốt trong 2 mạch này thì gọi là thông tiểu
    chu thiên. Xương sống eo và xương sống cổ có thẳng , thì khí mới dễ thông qua “
    Tam quan “ trên Đốc mạch. Khi khí vận hành trong tiểu chu thiên, n ơi khó thông
    qua nhất là Đốc mạch ở sau lưng. Đốc mạch là mạch chủ quản dương khí của toàn
    thân, nên việc tinh thần có khoẻ hay không, có sợ lạnh hay không . đều liên quan
    đến việc Đốc mạch đã thông suốt hay chưa. Đốc mạch thông suốt thì dương khí
    sung túc, công năng của nội tạng được tăng cường, tinh thần của toàn thân sẽ có
    chuyển biến tốt.


    b. Bàn toạ thức


    Là cách ngồi hai chân khoanh lại trên đất bằng hoặc trên giường. Bàn toạ
    thức có 3 hình thức .


    Song bàn: còn gọi là “ Kim bàn “ . Nghĩa là hai chân khoanh lại, ngử a bàn
    chân lên ( H.6 ). Người đã có một chút cơ bản khí công có thể dùng tư thế này.


    Đơn bàn: cũng gọi là “Ngân bàn “ . Tức là hai chân khoanh vào nhau, một
    bàn chân ngửa lên, bàn chân kia đặt dưới mông ( H.7 ).
    Tản bàn: còn gọi là “ Tự nhiên bàn toạ “. Là cách ngồi đùi khoanh lại, hai
    bàn chân không cần để ngửa ( H.8 )


    c. Trạm lập thức


    Hai bàn chân mở ngang, rộng bằng vai, hai đầu gối hơi chùng, đứng tự
    nhiên. Đầu ngay thẳng , hai mắt nhìn ngang bằng, hàm hung bạt bối ( thu ngực
    duỗi lưng ), vai xuôi. Luyện công ở tư thế này cần thu bụng ( H.9 ).


    2. NHỮNG ĐIÈU CẦN CHÚ Ý KHI LUYỆN CÔNG


    1. Tư thế và yếu lĩnh của tay



    thẳng, thả lỏng, hàm dưới thu vào, thả
    lỏng vai, hàm hung ( hơi thu ngực ), hai tay đặt bằng ở trước bụng, vùng eo để
    thẳng tự nhiên, hai chân mở rộng ngang vai, cẳng chân với đùi tạo thành góc 90° ,
    hai chân đặt phẳng tren mặt đất. Người mạnh khoẻ thì ngồi lui về mặt trước ghế
    1/3 ( H.1 ) . Người yếu thì ngồi lui sâu vào mặt ghế h ơn, nhưng lưng không chạm
    vào chỗ tựa của ghế ( H.2 )
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...