Luận Văn Công nhận phán quyết dân sự của nước ngoài: Nguyên tắc có đi có lại có phải là giải pháp?

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Công nhận phán quyết dân sự của nước ngoài: Nguyên tắc có đi có lại có phải là giải pháp?
    Giới thiệu chung

    Nguyên tắc có đi có lại (khoản 3, Điều 343, Bộ luật Tố tụng dân sự có hiệu lực từ ngày 01/01/2005) được áp dụng đối với việc công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án và Trọng tài nước ngoài không có điều ước quốc tế với nước ta. Bài viết phân tích thông lệ quốc tế trong áp dụng nguyên tắc này và liên hệ với thực tiễn công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án và Trọng tài nước ngoài ở Việt Nam.

    1. Việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án và Trọng tài nước ngoài: những trở ngại
    Việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án (sau đây gọi tắt là bản án) và Trọng tài nước ngoài trên lãnh thổ của quốc gia khác là vấn đề không mới trong tư pháp quốc tế, nhưng luôn gặp nhiều trở ngại. Bởi vì, nó liên quan đến chủ quyền quốc gia và quyền lợi của các bên đương sự, giữa một bên là “sự thân thiện quốc gia” (comity) và mặt khác là sự thiếu tin tưởng vào hệ thống tư pháp hoặc luật tố tụng của quốc gia khác, là do sự khác biệt về những chuẩn mực công bằng, đạo đức, trật tự xã hội giữa các quốc gia[1].
    Lý do của xung đột nằm ngay ở đặc thù của bản án. Một mặt, bản án là phán quyết của cơ quan công quyền nên mang tính chất công (public); mặt khác, nó nhằm giảI quyết quyền lợi giữa các bên đương sự, vì vậy mang tính chất tư (private) [2].
    Vì bản án là phán quyết của cơ quan công quyền nên chỉ có hiệu lực pháp lý trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Nguyên tắc chủ quyền quốc gia không cho phép một bản án của Toà án nước ngoài có hiệu lực trực tiếp trên quốc gia mình. Ngoài ra, các quốc gia cũng e dè về tính công minh; về cơ sở quyền tài phán, thủ tục tố tụng và cách thức Toà án nước ngoài xét xử vụ việc [3]. Những băn khoăn đó có thể khiến các quốc gia từ chối công nhận và thi hành bản án của Toà án nước ngoài để bảo vệ công dân, pháp nhân mình [4]hoặc yêu cầu sự có đi có lại [5].
    Bản án nhằm giải quyết quyền lợi của các bên đương sự do đó nó đòi hỏi việc công nhận và thi hành tại một quốc gia khác. Hơn nữa, việc công nhận tránh được việc xét xử trùng lắp (cùng một sự việc, giữa cùng các đương sự) giữa các Toà án [6], giảm tốn kém cho việc xét xử và tránh xảy ra việc tranh chấp không có hồi kết thúc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...