Báo Cáo Công nghiệp trung quốc chuyển mình đang làm thay đổi trật tự nền công nghiệp toàn cầu

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001 được coi là sự kiện quan trọng nhất của Trung Quốc trong vài năm gần đây. Việc đất nước có số dân đông nhất thế giới trở thành thành viên của WTO đã tạo ra một kỷ nguyên mới trong thương mại toàn cầu, chính thức ghi tên Trung Quốc vào bản đồ các nước công nghiệp trên thế giới. Nếu như trước đây mọi người thường nghĩ những sản phẩm có ghi “Sản xuất tại Trung Quốc–made in China” chỉ là quần áo, đồ chơi hay những đồ điện tử rẻ tiền, nay xu hướng đó đang dần thay đổi. Rất nhiều công ty lớn nhất trên thế giới như: General Electric, Microsoft, Exxon Mobil, Motorola, Toyota, Nissan, Ford, General Motors, Shell đang đầu tư hàng tỷ đô la vào thị trường Trung Quốc để xây dựng hàng loạt nhà máy mới; sản xuất chế tạo tất cả mọi thứ từ máy tính và sản phẩm phần mềm chất lượng cao cho đến những chiếc xe ôtô hay sản phẩm hoá dầu cung cấp cho thị trường thế giới.

    Một số chỉ tiêu của Trung Quốc


    Dân số 1,3 tỉ
    Diện tích đất đai 3,6 triệu m2
    GDP 1,07 nghìn tỷ $
    GDP bình quân đầu người/năm 3,291$
    Tốc độ tăng trưởng GDP/năm 8%
    Kim ngạch xuất khẩu 266 tỉ $
    Kim ngạch nhập 243 tỉ $
    Tỷ lệ phổ cập giáo dục 81,5%
    Tuổi thọ trung bình 71,38 tuổi
    Dân số đô thị 32%
    Ngành công nghiệp chính dệt may, xi măng, sắp thép, lụa tơ tằm, xe có động cơ

    Nicholas R. Lardy, chuyên gia nghiên cứu của Mỹ nhận định: “Bước chuyển đổi cơ bản nhất là Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện tự do hoá môi trường đầu tư nước ngoài từ cuối thập niên 70, và điều này càng được đẩy mạnh từ khi nước này gia nhập WTO. Cho đến đầu thập niên 90, Trung Quốc đã trở thành một nhà cung cấp chính trên thị trường hàng điện tử. Đến nay, Trung Quốc đã là một trong những nước cung cấp sản phẩm bán dẫn lớn nhất thế giới. Một công ty Trung Quốc đã chế tạo phần lớn loại thiết bị vi mạch điện tử, ứng dụng rộng rãi cho việc sản xuất lò vi sóng trên toàn thế giới. Kết quả của quá trình chuyển đổi sang sản xuất các sản phẩm điện tử, cùng với việc thực hiện tự do hoá thương mại theo cam kết với WTO, các nhà đầu tư nước ngoài đang đổ vào thị trường 1,3 tỷ dân này”


    Trung Quốc là nước sản xuất công nghiệp lớn hàng thứ tư trên thế giới sau Mỹ, Nhật Bản và Đức, chiếm:
    ã 50% sản lượng máy ảnh toàn cầu
    ã 30% sản lượng máy điều hoà và vô tuyến toàn cầu
    ã 25% sản lượng máy giặt toàn cầu
    ã 20% sản lượng tủ lạnh toàn cầu

    Nguồn: Far eastern Economic Review. October 17, 2002


    Larry Larsen, giám đốc tài chính Nhà máy Powell có trụ sở tại Houton đạt doanh thu các mặt hàng điện tử và thiết bị ngắt điện 250 triệu USD/ năm, đã phát biểu “Ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc đang chuyển mình và Trung Quốc đang trở thành một nước công nghiệp thực sự”. Ông Larsen cho biết, hiện nay công ty ông cũng đang thương lượng với một công ty của Trung Quốc để tìm địa điểm xây dựng nhà máy Powell tại thành phố Thượng Hải. Đây là động thái tiếp theo sau khi Powell tuyên bố đã ký được một hợp đồng trị giá 5 triệu đôla với hãng tàu điện ngầm Thượng Hải để cung cấp các thiết bị điện trọn gói tại các ga xép.

    Thomas Powell, chủ tịch và giám đốc điều hành Powell tuyên bố: “Thượng Hải, thành phố với 12 triệu dân có mật độ dân cư đông nhất thế giới, sẽ là một địa điểm thích hợp lắp đặt hơn 220 km đường ray tàu điện trong kế hoạch xây dựng 5 năm tới. Hợp đồng này thể hiện nỗ lực hợp tác phát triển kinh doanh không ngừng giữa hai bên và sẽ là cơ sở để Powell giành được những cơ hội lớn hơn từ thị trường Trung Quốc trong tương lai.”

    Từ những bộ vi mạch điện tử cho đến những chiếc xe hơi

    Không chỉ riêng Powell mở rộng hoạt động trên lãnh thổ Trung Quốc mà hầu hết các Công ty hàng đầu thế giới đều đang đầu tư vào nơi này và biến nền công nghiệp Trung Quốc thành một Hoa Kỳ thu nhỏ. Trên thực tế, việc các tập đoàn quốc tế đổ xô vào thị trường 1,3 tỷ dân và gấp rút xây dựng một loạt nhà máy sản xuất đang làm nên bước chuyển mình căn bản nhất trong lĩnh vực công nghiệp Trung Quốc.

    Tháng 10/2002, Tập đoàn Shell của Hà Lan và Anh cùng với Tập đoàn Dầu khí xa bờ Quốc gia Trung Quốc đã tuyên bố cùng thành lập một công ty liên doanh đầu tư khai thác sản lượng dầu lớn nhất Trung Quốc. Dự tính, liên doanh này sẽ đầu tư vào tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc với tổng trị giá khoảng 4,3 tỷ USD. Dự án dự định sẽ hoàn thành vào năm 2005 với doanh thu hàng năm khoảng 1,7 tỷ USD và kim ngạch xuất khẩu hơn 100 triệu USD sẽ đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế của tỉnh.

    Công ty Kỹ thuật Hà Kiến (He Jian), hoạt động dưới sự điều hành của phía Đài Loan, đã khởi công xây dựng nhà máy bán dẫn trị giá 1 tỷ USD tại Tô Châu gần Thượng Hải. Dự án được đưa vào thực hiện sau khi chính phủ Đài Bắc gỡ bỏ lệnh cấm các công ty bán dẫn Đài Loan đầu tư vào Trung Quốc. Cùng lúc, các công ty Đài Loan đã đầu tư 70 tỷ USD vào Trung Quốc lục địa. Trong tháng 9, xuất khẩu từ Đài loan sang Trung Quốc tăng 171 % so với cùng kì năm 2001.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...