Tài liệu công nghiệp hóa nông thôn Trung Quốc

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Năm 2009, Cơ quan Quốc tế về ứng dụng Công nghệ Sinh học Nông nghiệp (International Service for Acquision Agri-biotech Application ISAAA) dự báo có sự tăng trưởng về sử dụng cây trồng biến đổi gene.
    Gạo là loại cây lương thực quan trọng nhất trên toàn cầu, đây là nguồn lương thực cho một nửa nhân loại trên thế giới. Bắp cũng là cây thức ăn gia súc quan trọng nhất trên thế giới. Sự cho phép an toàn sinh học có thể có ý nghĩa rất lớn cho tương lai của cây trồng công nghệ sinh học ở Trung Quốc, châu Á và trên khắp thế giới. Các loại cây trồng này phải trải qua 2 đến 3 năm trồng thử nghiệm cho việc đăng ký đạt tiêu chuẩn trước khi đưa ra thị trường.

    Clive James, chủ tịch và người sáng lập của ISAAA cho rằng với cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008, giá lương thực trên toàn thế giới tăng cao, gây nguy cơ lan rộng nạn đói và suy dinh dưỡng làm ảnh hưởng hơn 1 tỷ người, đã có một sự thay đổi toàn cầu từ những nỗ lực về an toàn thực phẩm đến thực phẩm tự cung tự cấp. Với dân số khoảng 1,3 tỷ người, cây trồng biến đổi gene là một thành phần quan trọng đối với Trung Quốc và các nước khác để đạt được sự tự cung tự cấp.

    Là nước sản xuất gạo lớn nhất, Trung Quốc bị thiệt hại đáng kể từ sâu đục thân lúa. Lúa Bt có tiềm năng để tăng sản lượng lên đến 8 phần trăm, giảm sử dụng thuốc trừ sâu 80 phần trăm (17 kg / ha) và đạt được 4 tỷ USD lợi nhuận hàng năm.

    Tiến sĩ Dafang Huang, nguyên giám đốc Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc cho rằng giống lúa biến đổi gene sẽ góp phần tăng thu nhập cho khoảng 440 triệu người Trung Quốc sống dựa vào sản xuất lúa gạo. Trung Quốc có hàng trăm triệu hộ nông dân sản xuất nhỏ, cây trồng biến đổi gene có thể là động lực cho tăng trưởng kinh tế nông nghiệp và mang lại sự thịnh vượng cho các đối tượng nông dân này.

    Trung Quốc cũng là nước sản xuất bắp lớn thứ hai trên thế giới, ước lượng có khoảng 100 triệu nông dân trồng bắp với diện tích khoảng 30 triệu ha. Tăng trưởng kinh tế vượt bậc của Trung Quốc trong thời gian qua đã thúc đẩy phát triển chăn nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu protein động vật ngày càng cao, trong đó bắp là yếu tố quyết định. Sự cải thiện của các giống bắp phytase sẽ cho phép 500 triệu con heo và 13 tỉ con gà và gia cầm khác của Trung Quốc dễ dàng tiêu hóa chất phosphate, cải thiện sự tăng trưởng của động vật và làm giảm lượng bài tiết của các chất dinh dưỡng. Hiện nay, phosphate phải được mua và được bổ sung vào thức ăn, và nó góp phần gây ô nhiễm môi trường.

    Trung Quốc trở thành nước dẫn đầu trong việc cho phép phổ biến giống lúa và bắp biến đổi gene có khả năng sẽ trở thành mô hình tích cực để thúc đẩy việc chấp nhận sử dụng thực phẩm và thức ăn chăn nuôi biến đổi gene trên toàn châu Á và thế giới.

    Trung Quốc chỉ là một trong 16 quốc gia đã phát triển giống cây trồng biến đổi genetrong năm 2009. Tăng trưởng của cây biến đổi gene đã tăng cao hơn đáng kể ở các nước đang phát triển đạt 13% hay 7 triệu ha trong năm 2009 so với chỉ 3% hay 2 triệu ha ở các nước công nghiệp hóa. Kết quả là gần một nửa (46 phần trăm) diện tích toàn cầu của cây trồng biến đổi gene được trồng ở các nước đang phát triển, nơi 13 triệu hộ nông dân nhỏ đã được hưởng lợi.

    Việc cho phép sử dụng giống cây trồng biến đổi gene đã góp phần bác bỏ quan điểm cho rằng các giống cây này chỉ có lợi cho nông dân sản xuất trang trại ở các nước công nghiệp hóa. Trung Quốc còn hàng trăm triệu nông dân sản xuất nhỏ, giống biến đổi gene là yếu tố quan trọng giúp họ tiến đến tự túc không phải phụ thuộc vào nước về thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và chất xơ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...