Tiểu Luận Công nghiệp hoá nhìn từ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài Công nghiệp hoá nhìn từ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất


    LỜI NÓI ĐẦU

    Từ khi con người mới xuất hiện trên hành tinh đã trải qua năm phương thức sản xuất đó là: Nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội chủ nghĩa, tư bản chủ nghĩa. Tư duy nhận thức của con người không dừng lại ở một chỗ mà theo thời gian tư duy của con người càng phát triển càng hoàn thiện hơn. Từ đó kéo theo sự thay đổi phát triển lực lượng sản xuất cũng như cơ sở sản xuất. Từ khi sản xuất chủ yếu bằng hái lượm săn bắt, trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu thì ngày nay trình độ khoa học đạt tới mức tột đỉnh. Không ít các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đổ sức bỏ công cho các vấn đề này cụ thể là nhận thức con người, trong đó có trường phái triết học. Với ba trường phái trong lịch sử phát triển của mình chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm và trường phái nhị nguyên luận. Nhưng họ đều thống nhất rằng thực chất của triết học đó là sự thống nhất biện chứng giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất như thống nhất giữa hai mặt đối lập tạo nên chỉnh thể của nền sản xuất xã hội. Tác động qua lại biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất được mác và Ănghen khái quát thành qui luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất. Từ những lý luận trên đưa Mác - Ănghen vươn lên đỉnh cao trí tuệ của nhân loại. Không chỉ trên phương diện triết học mà cả chính trị kinh tế học và chủ nghĩa cộng sản khoa học. Dưới những hình thức và mức độ khác nhau, dù con người có ý thức và mức độ khác nhau, dù con người có ý thức được hay không thì nhận thức của hai ông huy qui luật hai ông vẫn xuyên suốt lịch sử phát triển.

    ĐỀ TÀI:"Công nghiệp hoá nhìn từ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất"

    Nhưng sản xuất vật chất là một phạm trù vĩnh viễn và là một tất yếu khách quan vì không bao giờ loài người lại không cần đến sản xuất vật chất. Xã hội ngày càng phát triển bao nhiêu thì nhu cầu sản xuất vật chất và tinh thần càng phát triển bấy nhiêu. Sản xuất vật chất trong mỗi giai đoạn lịch sử được biểu hiện ở một phương thức sản xuất nhất định. Xã hội loài ngườ tồn tại và phát triển luôn dựa vào phương thức sản xuất, nhờ phương thức sản xuất mà con người làm ra của cải vật chất trong một giai đoạn nhất định của lịch sử.

    Phương thức sản xuất là cách thức mà con người là ra của cải vật chất trong một giai đoạn lịch sử. Đó là nhân tố quyết định tính chất, kết cấu của xã hội. Tính chất và kết cấu của xã hội như thế nào không phải do nguyện vọng và ý muốn của con người, cũng không phải do hình thức nhà nước và pháp quyền quyết định, mà do phương thức sản xuất bao giờ cũng có hai mặt đó là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

    Lực lượng sản xuất là toàn bộ những tư liệu sản xuất do xã hội tạo ra, trước hết là công cụ lao động và những người lao động với kinh ngiệm và thói quen lao động nhất định đã sử dụng những tư liệu sản xuất đó để tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

    Từ thực trạng đó lý luận về lực lượng sản xuất của xã hội được C.Mác nêu lên và phát triển một cách sâu sắc trong các tác phẩm chuẩn bị cho bộ "Tư bản" và chính trong bộ "Tư bản" Mác đã trình bày hết sức rõ ràng quan điểm của mình về các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất của xã hội trong đó bao gồm sức lao động và tư liệu sản xuất. Đối với Mác cùng với tư liệu lao động đối với lao động cũng thuộc về tư liệu sản xuất, còn trong tư liệu lao động tức là tất cả những yếu tố vật chất mà con người sử dụng để tác động và đối tượng lao động như công cụ lao động, nhà xưởng, phương tiện lao động, cơ sở vật chất kho tàng . thì vai trò quan trọng hơn cả thuộc về công cụ lao động. Công cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất linh hoạt nhất của tư liệu sản xuất. Mọi thời đại muốn đánh giá trình độ sản xuất thì phải dựa vào tư liệu lao động. Tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất chính là con người cho dù những tư liệu lao động được tạo ra từ trước có sức mạnh đến điều và đối tượng lao động có phong phú như thế nào thì con người vẫn là bậc nhất.

    Lịch sử loài người được đánh dấu bởi các mốc quan trọng trong sự phát triển của lực lượng sản xuất trước hết là công cụ lao động. Sau bước ngoặt sinh học, sự xuất hiện công cụ lao động đánh dấu một bước ngoặt khác trong sự chuyển từ vượn thành người. Từ kiếm sống bằng săn bắt hái lượm sang hoạt động lao động thích nghi với tự nhiên và dần dần cải tạo tự nhiên. Từ sản xuất nông nghiệp công nghệ lạc hậu chuyển lên cơ khí hoá sản xuất. Sự phát triển lực lượng sản xuất trong giai đoạn này không chỉ giới hạn ở việc tăng một cách đáng kể số lượng thuần tuý với các công cụ đã có mà chủ yếu là ở việc tạo ra những công cụ hoàn toàn mới sử dụng cơ bắp con người. Do đó con người đã chuyển một phần công việc năng nhọc cho máy móc có điều kiện để phát huy các năng lực khác của mình.

    Tình hình thực tế của nước ta đòi hỏi phải coi trọng những hình thức kinh tế trung gian, quá độ từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn. Để xây dựng phương thức sản xuất XHCN, chúng ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Từng bước xã hội hóa XHCN, quá trình đó được thực hiện không phải bằng gò ép mà được thực hiện từng bước thông qua sự hỗn hợp các hình thức sở hữu như công ty cổ phần, chủ nghĩa tư bản nhà nước các hình thức HTX . để dần dần hình thành các tập đoàn kinh doanh lớn, trong đó các đơn vị kinh tế quốc doanh và tập thể là nòng cốt. Chúng ta chỉ bỏ qua những gì của xã hội cũ không còn phù hợp với xã hội mới thay thế và không đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn; chúng ta chủ trương thực hiện sự chuyển hóa cái cũ thành cài mới theo định hướng XHCN.

    Từ đó em có đôi lời kiến nghị sau:

    - Không ngừng phát triển lực lượng sản xuất bằng việc nhanh chóng đưa các tiến bộ kỹ thuật của những nước đi trước và tăng cường công tác giáo dục, hướng dần cho người lao động có thể tiếp thu được những công nghệ mới.

    - Bình thường hoá quan hệ sản xuất, có cách nhìn đúng đắn giữa người làm thuê với ông chủ của mình. Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm làm ra. Quan hệ sản xuất tốt người lao động được hưởng mọi quyền lợi họ sẽ tích cực làm việc từ đó năng suất và sản phẩm không ngừng tăng.

    Đó là đôi lời kiến nghị của em, mong rằng nó góp một phần nhỏ bé cùng đất nước đi lên theo con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay./.
     
Đang tải...