Tiến Sĩ Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan, kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ẤN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2011

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT . v
    DANH MỤC CÁC BẢNG vii
    DANH MỤC HÌNH VẼ . ix

    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU 6
    1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU
    6
    1.1.1. Khái niệm và nội dung của công nghiệp hoá . 6
    1.1.2. Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu . 13
    1.2. CÁC MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 17
    1.2.1. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (ISI) 17
    1.2.2. Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu (EOI) . 22
    1.3. MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHIỆP HOÁ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU 34
    1.3.1. Cơ cấu tổng sản phẩm nội địa (GDP) 34
    1.3.2. Cơ cấu lao động làm việc trong nền kinh tế 36
    1.3.3. Cơ cấu hàng xuất khẩu . 37
    1.3.4. Thành phần của sản lượng đầu ra của ngành công nghiệp 38
    1.3.5. Trình độ khoa học và công nghệ 39
    1.3.6. Thu nhập bình quân đầu người và chỉ số phát triển con người . 39
    1.4. KINH NGHIỆM CÔNG NGHIỆP HOÁ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU Ở MỘT SỐ NƯỚC 41
    1.4.1. Hàn Quốc . 41
    1.4.2. Đài Loan 54
    1.4.3. Một số kinh nghiệm từ công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu ở Hàn
    Quốc và Đài Loan 60

    CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU CỦA THÁI LAN. . 63
    2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÁI LAN . 63
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên 63
    2.1.2. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội 65
    2.2. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA THAY THẾ NHẬP KHẨU CỦA THÁI LAN GIAI ĐOẠN (1959 - 1972) . 66
    2.2.1. Chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu . 67
    2.2.2. Kết quả và hạn chế . 70
    2.3. CÔNG NGHIỆP HÓA HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU CỦA THÁI LAN GIAI
    ĐOẠN (NĂM 1972 ĐẾN 2008) .73
    2.3.1. Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan giai đoạn (1972 -1997) . 73
    2.3.2. Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan, giai đoạn (1997đến 2008) 107
    2.4. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA THÁI LAN . 130
    2.4.1. Bài học kinh nghiệm từ sự thành công của Thái Lan 130
    2.4.2. Bài học kinh nghiệm tự sự thất bại 135

    CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM CÔNG NGHIỆP HOÁ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU CỦA THÁI LAN VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG CHO VIỆT NAM . . 139
    3.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ Ở VIỆT NAM 139
    3.1.1. Công nghiệp hoá thời kỳ 1961 - 1985 . 139
    3.1.2. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời kỳ từ 1986 đến nay . 143
    3.2. NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA VIỆT NAM VÀ THÁI LAN TRONG CÔNG NGHIỆP HOÁ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU 162
    3.2.1. Những điểm tương đồng 162
    3.2.2. Những điểm khác biệt 167
    3.3. KHẢ NĂNG VẬN DỤNG MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA THÁI LAN VỚI VIỆT NAM . 175
    3.3.1. Về vai trò nhà nước trong tiến trình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu 175
    3.3.2. Chiến lược công nghiệp hóa và phát triển vùng 178
    3.3.3. Tăng cường thu hút nguồn vốn tư nước ngoài đồng thời với huy động nguồn vốn trong nước . 179
    3.3.4. Chú trọng phát huy lợi thế so sánh trong quá trình CNH theo hướng
    xuất khẩu 181
    3.3.5. Về xây dựng cơ cấu kinh tế năng động, hiệu quả 183
    3.3.6. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững 184
    3.3.7. Đa dạng hóa thị trường, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm 186
    3.3.8. Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ phục vụ quá trình CNH . 190
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 193

    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 196
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 197
    PHỤ LỤC . 204
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu


    Công nghiệp hóa là con đường tất yếu giúp các nước nghèo nàn, lạc hậu có khả năng thoát khỏi đói nghèo và phát triển. Mấy thập kỷ qua, công nghiệp hóa đã diễn ra ở nhiều nước đang phát triển với sự đa dạng về mô hình, cùng với những thành công, hạn chế khác nhau, thậm chí có nước đã phải trả giá do những sai lầm trong công nghiệp hóa.
    Từ công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu chuyển sang công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa ở một số nước. Thái Lan là một trong những nước đã đạt được những thành công nhất định trong tiến trình công nghiệp hóa và đang vươn lên trở thành nước công nghiệp mới. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa của Thái Lan cũng bộc lộ không ít hạn chế. Đặc biệt, sau cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ châu Á năm 1997 Thái Lan buộc phải có những chính sách, giải pháp điều chỉnh tình trạng quá nóng của nền kinh tế. Những thành công và hạn chế trong công nghiệp hóa của Thái Lan đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển trong tiến trình công nghiệp hóa đất nước.
    Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo đường lối đổi mới của Đảng đã góp phần tích cực làm thay đổi bước đầu diện mạo kinh tế đất nước. Năm 1986, Việt Nam thực sự bước vào thời kỳ cải cách, mở cửa với phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá, muốn làm bạn với tất cả các nước . Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, chiến lược phát triển mang lại thành công và thịnh vượng cho nhiều nước ở vùng Đông Á và Đông Nam Á như Singapore, Malyasia và Thái Lan. Cho đến nay, sau hơn 20 năm đổi mới, cải cách và mở cửa, hướng về xuất khẩu, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, song cũng không ít những thách thức, khó khăn, đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới trên cơ sở chọn lọc những bài học kinh nghiệm của các nước đi trước.
    Việt Nam và Thái Lan khi bước vào công nghiệp hóa có một số điểm tương đồng về điều kiện kinh tế, tự nhiên, xã hội. Vì vậy, nghiên cứu tiến trình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan không chỉ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, mà còn có tính tham khảo kinh nghiệm cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay. Đó là lý do nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan, kinh nghiệm và khả năng vận dụng đối với Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...