Tiểu Luận Công nghiệp hoá-hiện đại hoá

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: ​Công nghiệp hoá-hiện đại hoá
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 3
    CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ- HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ CÔNG NGHIỆP HOÁ- HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG THÔN 4
    I. Tính tất yếu của công nghiệp hoá - hiện đại hoá 4
    1. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá 4
    2. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn 5
    II. Một số nhận định về tình hình nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay 5
    1. Nông nghiệp đã phát triển nhanh về sản lượng, đặc biệt là sản lượng lương thực nhưng chất lượng còn thấp, khả năng cạnh tranh còn yếu kém 6
    2. Hình thành các khu vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp tập trung 6
    3. Nông nghiệp nước ta đã bước đầu được thuỷ lợi hoá, hoá học hoá, cơ khí hoá, điện khí hoá, áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ nhưng cơ sở hạ tầng còn thấp, lao động thủ công vẫn còn phổ bién, trình độ khoa học công nghệ còn thấp 7
    4. Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản có bước tiến bộ đáng kể nhưng còn nhỏ bé và ở trình độ thấp 8
    5. Ngành nghề nông thôn đang phát triển nhanh chóng, đóng góp quan trọng trong việc giải quyết việc làm và tăng thu nhập ở nông thôn nhưng công nghệ kỹ thuật và chất lượng sản phẩm còn thấp 9
    6. Thu nhập và đời sống của tuyệt đại đa số nông dân đã được cải thiện rõ rệt nhưng nhìn chung vẫn còn thấp, bấp bênh, tình trạng thiếu việc làm, nghèo đói, du canh, du cư, di dân tự do đặt ra những khó khăn cần khắc phục 9
    CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG THÔN 11
    I. Hiện trạng nông thôn Việt nam bước vào công nghiệp hoá - hiện đại hoá 11
    II. Những thuận lợi của nông thôn Việt nam trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá 11
    III. Những khó khăn và thách thức 12
    IV. Nguyên nhân của những thực trạng 12
    CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 14
    I. Quan điểm và mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn 14
    1. Quan điểm 14
    2. Mục tiêu 14
    II. Bước đi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn 15
    1. Giai đoạn từ nay đến năm 2010 15
    2. Giai đoạn 2010-2020 15
    III. Một số phương hướng về phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn 15
    1. Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất trên quy mô lớn và từng bước hiện đại hoá 15
    2. Thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp 17
    3. Phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn 18
    4. Một số nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn trong những năm trước mắt 20
    KẾT LUẬN 24
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 25


    LỜI MỞ ĐẦU

    Với đặc điểm 80% dân số nước ta sống ở nông thôn và trên 70% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, việc phát triển toàn diện nông thôn có một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta. Kinh nghiệm trên thế giới đã chỉ ra rằng nếu không phát triển nông thôn thì không một nước nào có thể phát triển ổn định, bền vững với tốc độ cao một cách lâu dài.
    Thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hóa nông thôn là một tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nước ta nhằm:
    1. Thúc đẩy quá trình phân công lao động ở nông thôn, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho bộ phận dân cư khu vực nông thôn, tăng khả năng tích luỹ nội bộ từ nông thôn và nâng cao khả năng đầu tư vào khu vực nông thôn
    2. Mở rộng thị trường, tạo cơ sở phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các ngành kinh tế khác ở nông thôn cũng như trong cả nước.
    3. Giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội ở nông thôn, đặc biệt là vấn đề việc làm, khai thác nguồn nhân lực ở mỗi địa phương, khắc phục tình trạng chênh lệch không đáng có giữa các vùng, các dân tộc.
    4. Thực hiện đô thị hoá nông thôn, giảm bớt sức ép của dòng di dân từ nông thôn chuyển vào các đô thị, tạo đIều kiện để các đô thị phát triển thuận lợi.


    CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ-HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ CÔNG NGHIỆP HOÁ-HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG THÔN.

    I. TÍNH TẤT YẾU CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ-HIỆN ĐẠI HOÁ.
    1. Công nghiệp hoá-hiện đại hoá.
    1.1. Khái niệm.

    Công nghiệp hoá-hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

    1.2. Tính tất yếu của công nghiệp hoá-hiện đại hoá.

    Tất cả các nước khi tiến lên chủ nghĩa xã hội đều phải trải qua thời kỳ quá độ và tiến hành xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Có 2 loại quá độ lên chủ nghĩa xã hội: quá độ tuần tự và quá độ tiến thẳng.
    Ở các nước quá độ tuần tự hay còn gọi là những nước quá độ từ chủ nghiã tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mặc dù chưa có cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội nhưng cũng đã có tiền đề vật chất là nền đại công nghiệp cơ khí do chủ nghiã tư bản để lại. Vì vậy, để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, những nước này chỉ cần tiếp tục đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, ứng dụng thành tựu của nó vào sản xuất, tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghiã về quan hệ sản xuất, phân bố và phát triển sản xuất một cách đồng bộ trong cả nước. Thực chất của quá trình này là biến những tiền đề vật chất do chủ nghĩa tư bản để lại thành cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội ở trình độ cao hơn.
    Ở các nước tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản như ở nước ta, sự nghiệp xây dựng cơ sở vật chât kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội được thể hiện bằng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá hiện đại hoá là quá trình biến đổi một nước có nền kinh tế lạc hậu trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Qua các kì đại hội VI,VII,VIII Đảng ta luôn xác định công nghiệp hoá hiện đại hoá là một nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội lần thứ IX của đảng Cộng sản Việt Nam lại một lần nữa xác định mục tiêu cho những năm trước mắt: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển; tập trung sức xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng và công nghệ cao sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị và trang bị lại kĩ thuật công nghệ tiên tiến cho các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu quốc phòng, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp”.

    2. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
    2.1. Khái niệm

    Công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp và bộ mặt kinh tế –xã hội nông thôn, biến lao động thủ công thành lao động cơ giới, đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn hàng hoá; là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp nhằm khai thác mọi tiềm năng tạo ra năng suất lao động, hiệu quả kinh tế-xã hội cao nhất trong nông nghiệp nông thôn, từ đó biến đổi bộ mặt kinh tế-xã hội nông thôn tiến gần đến thành thị.Trong đó:
    - Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
    - Hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình không ngừng
    ​​
     
Đang tải...