Tiểu Luận Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nông nghiệp, nông thôn, nông dân có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, Đảng ta khẳng định, trong giai đoạn hiện nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy vậy, tùyv ào thời kỳ khác nhau, do mục tiêu kinh tế - xã hội khác nhau, do đó vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông thôn cũng được nhận thức ở những mức độ khác nhau. Trong tình hình hiện nay, khi Việt Nam đang đứng trước cánh cửa WTO thì nhận thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa hết sức quan trọng.
    1. Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
    Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm, xuyên suốt của thời kỳ quá độ ở nước ta. Điều này đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960) khẳng định. Tại Đại hội này, nội dung tổng quát của công nghiệp hóa XHCN được Đảng ta xác định là: ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời phát triển công nghiệp nhẹ và
    nông nghiệp.
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (1976) tiếp tục khẳng định lại những nội dung cơ bản mà Đại hội III đề ra. Trong đó vẫn ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, trên cơ sở phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp. Nhìn chung mô hình công nghiệp hóa do Đại hội III và Đại hội IV đề ra là chú trọng để phát triển công nghiệp nặng. Nông nghiệp, nông thôn chỉ xem xét ở mức độ nhất định. Sở dĩ như vậy là vì do yêu cầu của việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong điều kiện đất nước có chiến tranh. Mặt khác, mô hình này chịu sự ảnh hưởng của các nước XHCN, đứng đầu là Liên Xô (cũ).
    Tầm quan trọng của nông nghiệp, nông thôn được Đảng ta nhận thức sâu sắc hơn tại Đại hội 5 (1982). Tại Đại hội này, những nội dung cơ bản về công nghiệp hóa XHCN được bổ sung hoàn thiện. Trong đó, đáng chú ý là Đảng ta đã nhấn mạnh cần phải đưa nông nghiệp lên nền sản xuất lớn XHCN. Tuy nhiên, do có những tư tưởng nóng vội, chủ quan, do bước đi không phù hợp nên trong nông nghiệp đã tiến hành ồ ạt phong trào hợp tác hóa, trong khi lực lượng sản xuất trong nông nghiệp phát triển rất thấp kém. Điều đó dẫn đến tình trạng là mặc dù một nước nông nghiệp nhưng lại phải nhập khẩu lương thực. Nông nghiệp, nông thôn nước ta nói riêng vẫn chưa phát huy được vai trò của nó và rơi vào khủng hoảng chung của nền kinh tế đất nước.
    Cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 80 (thế kỷ XX) đặt ra cho Đảng ta cần phải tìm ra mô hình phát triển kinh tế đúng hướng, trong đó có mô hình công nghiệp hóa nói chung và công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
    Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI (1986) đã đánh dấu quá trình đổi mới đất nước. Trong đó về nội dung công nghiệp hóa được cụ thể ở ba chương trình kinh tế lớn: Chương trình lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng; và hàng xuất khẩu. Ba chương trình kinh tế lớn đã thúc đẩy nông nghiệp và công nghiệp nhẹ ở nước ta phát triển nhanh chóng. Nhờ đó đến năm 1983 nước ta đã trở thành một trong những nước xuất khẩu lương thực lớn nhất thế giới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...