Thạc Sĩ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh An Giang. Thực trạng và định hướng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang là một xu thế chung và tiến bộ của thời
    đại. Hoà cùng xu thế chung và tiến bộ đó Việt Nam chúng ta trong những năm qua
    cũng đã tiến hành CNH, HĐH đất nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh
    vực CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
    Với đặc trưng kinh tế là một tỉnh thuần nông, An Giang trong nhiều năm qua
    thường được cả nước biết đến là tỉnh dẫn đầu về các sản lượng lúa, cá da trơn, .
    Là một người con của đất An Giang, tôi rất tự hào về các thành tựu trong lĩnh vực
    Nông nghiệp của địa phương mình và mong muốn được tìm hiểu về quá trình phát
    triển Nông nghiệp của An Giang trong những năm qua như thế nào. Chính vì vậy,
    tôi đã chọn đề tài nghiên cứu luận văn của mình là: “Công nghiệp hoá, hiện đại
    hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh An Giang. Thực trạng và định hướng”.

    2. Mục đích nghiên cứu

    - Tiếp cận, lựa chọn và làm rõ hơn cơ sở lý luận về CNH, HĐH Nông nghiệp
    và nông thôn.
    - Đánh giá thực trạng quá trình CNH, HĐH Nông nghiệp và nông thôn tỉnh
    An Giang thời kỳ 2001 – 2008, đúc kết bằng những thành tựu và những hạn chế.
    - Xác định các phương hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến
    trình CNH, HĐH Nông nghiệp và nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2020.

    3. Giới hạn của đề tài

    CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một quá trình lâu dài và phức tạp đòi
    hỏi phải có thời gian nghiên cứu nhiều, nhưng do còn nhiều hạn chế về kiến thức
    cũng như thời gian nghiên cứu cũng có hạn nên bài viết này chỉ tập trung nghiên
    cứu quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn An Giang trong khoảng thời gian
    từ năm 2000 – 2007 và có thể bỗ sung thêm số liệu của năm 2008.
    Trên cơ sở những mục đích nghiên cứu đã đặt ra thì đề tài này sẽ tập trung
    nghiên cứu những vấn đề sau:

    - Cở lý luận về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
    - Thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh An Giang.
    - Định hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh An Giang.

    4. Lịch sử nghiên cứu đề tài

    Việt Nam là một nước Nông nghiệp đang trên bước đường hội nhập với khu
    vực và thế giới, vấn đề CHH, HĐH nền kinh tế nói chung và CNH, HĐH nông
    nghiệp, nông thôn nói riêng đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Trong số
    hàng trăm công trình nghiên cứu đa dạng có thể kể đến một số công trình tiêu biểu
    như sau:
    - CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
    (1998) của Hồng Vinh (chủ biên).
    - Thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn (1998) của Lê Mạnh Hùng
    và Nguyễn Sinh Cúc.
    - CNH từ nông nghiệp. Lý luận, thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam
    của Đặng Kim Sơn.
    - Một số định hướng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta
    (2002) của Lưu Bích Hồ.
    - CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn các nước Châu Á và Việt Nam (1997)
    của GS Nguyễn Điền.
    - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Trung Bộ theo hướng CNH,
    HĐH (2001) của Nguyễn Đăng Bằng.
    - CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn các tỉnh Thanh – Nghệ - Tỉnh (luận án
    TS kinh tế) của Mai Thị Thanh Xuân.
    - Nội dung và giải pháp CNH, HĐH tập trung trên lĩnh vực Nông nghiệp tỉnh
    An Giang đến năm 2010 (tháng 4/2003) của Ths Lê Minh Tùng.
    Các công trình trên nhìn chung đã nghiên cứu, luận giải những cơ sở lý luận
    và thực tiễn của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên từng khía cạnh và mức độ
    khác nhau, giúp tôi có được những quan điểm, nhận thức chung về lý luận và nhiều
    tài liệu cần thiết để kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn. Tuy nhiên, chưa có

    công trình nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về thực trạng và định hướng
    CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh An Giang, nhất là trên giác độ một luận
    văn thạc sĩ chuyên ngành Địa lý học.

    5. Quan điểm nghiên cứu

    5.1 Quan điểm hệ thống

    Cơ cấu kinh tế Nông nghiệp nông thôn là một hệ thống hoàn chỉnh gồm nhiều
    thang bậc, bản thân nó là sự hợp thành của nhiều hệ thống khác nhau và đồng thời
    lại là bộ phận của hệ thống lớn hơn. Chính vì vậy khi nghiên cứu phải xem xét nó
    trong mối tương quan, tác động qua lại với các hệ thống khác.

    5.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

    Tức là khi xem xét một vấn đề nào đó cần đặt nó trong mối Quan hệ với các
    vấn đề khác. Cũng như khi tìm hiểu về những nguồn lực để CNH, HĐH nông
    nghiệp, nông thôn tỉnh An Giang chúng ta không thể chỉ xét về tiềm năng tự nhiên
    hay tiềm năng kinh tế - Xã hội mà chúng ta phải đặt nó trong mối Quan hệ tác động
    qua lại với nhau, hỗ trợ và bỗ sung cho nhau, vì chính những tiềm năng to lớn về
    điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - Xã hội mới tạo được nền Nông nghiệp An
    Giang Phát triển như ngày nay.

    5.3 Quan điểm Lịch sử - viễn cảnh

    Quá trình Phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng
    luôn có sự biến chuyển theo từng thời kỳ nhằm đáp ứng yêu cầu Phát triển của thời
    kỳ đó. Việc nhìn nhận chiều hướng Phát triển kinh tế, sự thay đổi của nó qua từng
    giai đoạn của Lịch sử địa phương trong quá khứ và hiện tại cho phép chúng ta vạch
    ra viễn cảnh dự báo cho sự Phát triển kinh tế trong tương lai. Chẳng hạn như khi
    nghiên cứu về thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh An Giang trong
    giai đoạn 2000 – 2008 quá trình này sẽ giúp chúng ta dự đoán được phần nào tình
    hình Phát triển sau này của nền nông nghiệp, nông thôn An Giang, từ đó có thể đưa
    ra những mục tiêu và phương hướng Phát triển tiếp theo.

    5.4 Quan điểm sinh thái và Phát triển bền vững

    Một nền Nông nghiệp Phát triển còn nhờ vào sự phong phú của các nguồn
    gen, sự Phát triển của nhiều giống loài, cây con, độ phì của đất, chất lượng nguồn
    nước, diễn biến của khí hậu Chính vì vậy, nếu quá trình CNH, HĐH nông nghiệp,
    nông thôn có hiệu quả và diễn ra đúng hướng sẽ góp phần quan trọng trong việc sử
    dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi đối với môi
    trường sinh thái giúp chúng ta hướng tới mục tiêu của sự Phát triển bền vững.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Việc thực hiện đề tài này cần phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên
    cứu, trong đó có một số phương pháp chủ yếu sau:
    - Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu: tiến hành sưu tập
    tài liệu, sách báo và từ những tài liệu, sách báo tìm được bắt đầu phân tích để lựa
    chọn lại những thông tin cần cho bài viết.
    - Phương pháp phân tích, thống kê số liệu: từ những số liệu thu thập
    được cần phải có quá trình nhận xét, phân tích lại số liệu để phục vụ đúng mục đích
    của bài, nhằm làm cho bài viết mang tính thuyết phục hơn.
    - Phương pháp tìm hiểu, khảo sát thực tế: Nông nghiệp là một ngành
    kinh tế rất gần gũi với cuộc sống của người dân Nam Bộ, vì vậy việc khảo sát sẽ
    không gặp nhiều khó khăn nhưng lại làm cho bài viết mang tính thực tế hơn.
    - Phương pháp phỏng vấn: bằng cách trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của
    các anh chị đi trước, phỏng vấn những người làm trong các Sở ban ngành có liên
    quan để hiểu rõ hơn về những từ ngữ chuyên môn trong nông nghiệp, cách xử lý các
    số liệu và hiện trạng của ngành Nông nghiệp trong những năm qua
    - Phương pháp khai thác thông tin, tranh ảnh, bản đồ trên internet sẽ
    giúp ích rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, nhằm làm cho bài viết đảm bảo được
    tính trực quan và cập nhật được những thông tin mới nhất cho bài viết.
    - Phương pháp bản đồ - biểu đồ: đây là phương pháp không thể thiếu
    trong các đề tài nghiên cứu Địa lý nói chung và địa lý kinh tế - Xã hội nói riêng.
    Những thay đổi trong quá trình sử dụng đất, trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

    nghiệp, cơ cấu lao động, sẽ được thể hiện trực quan và dễ hiểu hơn khi có bản đồ,
    biểu đồ.

    7. Những đóng góp và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

    - Những đóng góp của luận văn:
    + Làm rõ hơn quan niệm CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
    + Làm rõ những lợi thế và hạn chế về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
    hội của tỉnh An Giang đối với quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông
    thôn trên địa bàn.
    + Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
    phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - Xã hội của tỉnh.
    - Ý nghĩa của luận văn: những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có ý nghĩa
    nhất định không chỉ đối với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh An
    Giang mà còn có ý nghĩa như một tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu
    tương tự.


    MỤC LỤC

    Trang phụ bìa
    Lời cảm ơn
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng, bản biểu
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI
    HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

    1.1. Khái niệm về nông nghiệp .6
    1.2. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của cơ cấu kinh tế nông thôn 6
    1.3. Yêu cầu khách quan của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 9
    1.4. Quan điểm, mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn .13
    1.5. Nội dung của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn .15
    1.6. Nội dung Phát triển kinh tế nông thôn và Xây dựng nông thôn mới
    theo định hướng Xã hội chủ nghĩa 24
    1.7. Kinh nghiệm CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở một số nước và
    vùng lãnh thổ . .28
    Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
    NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG

    2.1. Phân tích và đánh giá các nhân tố tác động đến Phát triển nông nghiệp .41
    2.2. Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh An Giang từ năm
    2000 đến nay . .5 7
    2.3. Những thành tựu, khó khăn, hạn chế trong CNH, HĐH nông nghiệp,
    nông thôn ở An Giang . .106
    Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU, CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH CNH,
    HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG

    3.1. Đặc điểm tình hình An Giang . .114
    3.2. Quan điểm, mục tiêu . .116
    3.3. Định hướng và mục tiêu cụ thể đến năm 2020 118
    3.4. Các giải pháp chủ yếu thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
    ở tỉnh An Giang . .128
    3.5. Kiến nghị - đề xuất 143
    KẾT LUẬN 145
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 146
    PHỤ LỤC
     
Đang tải...