Chuyên Đề Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở việt nam - thực trạng và hướng giải quyết

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong bài viết này, tác giả đã phân tích một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay. Cụ thể là: 1. Chưa thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng hiện đại; 2. Tạo ra áp lực lớn về việc làm cho nông dân bị thu hồi đất canh tác; 3. Làm gia tăng sự phân hoá giàu nghèo; 4. Gây ô nhiễm môi trường, Trên cơ sở đó, tác giả luận chứng những biện pháp cần thiết để giải quyết, khắc phục những vấn đề nảy sinh nhằm nâng cao hiệu quả của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

    Hiểu một cách chung nhất, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình phát triển sản xuất và quản lý kinh tế, xã hội dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Ngày nay, quá trình công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường tất yếu để phát triển của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước nông nghiệp lạc hậu như Việt Nam.

    Ở Việt Nam, chủ trương công nghiệp hoá lần đầu tiên được đưa ra tại Đại hội lần thứ III của Đảng (năm 1960), với quan điểm: xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối, hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp, lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp hiện đại. Quan điểm này tiếp tục được khẳng định tại Đại hội lần thứ IV (năm 1976) và thời gian hoàn thành xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa cũng được xác định cụ thể, đó là sau khoảng 20 năm. Tuy nhiên, sự nóng vội trong việc xác định bước đi cũng như sai lầm trong sự lựa chọn ưu tiên giữa công nghiệp và nông nghiệp đã dẫn đến những khó khăn trầm trọng về kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước. Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật”, Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã nghiêm khắc chỉ ra những hạn chế, sai lầm trong chủ trương thực hiện công nghiệp hoá những năm 1976 - 1980; đồng thời, chỉ ra nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong chặng đường tiếp theo. Đến Đại hội lần thứ VII (1991), việc chuẩn bị tiền đề để chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã được hoàn thành cơ bản. Đặc biệt, tại Đại hội lần thứ IX (2001), Đảng đã thông qua Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020, trong đó lấy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn làm trọng tâm. Đại hội lần thứ X của Đảng (năm 2006) tiếp tục khẳng định: “đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân”(1).

    Đến nay, việc thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đã đạt được những thành tựu đáng kể, tạo sự chuyển biến tích cực trong kinh tế nông thôn cũng như trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đồng thời kéo theo nhiều đổi thay ở các lĩnh vực khác của đời sống xã hội nông thôn. Mặc dù vậy, nhiều vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc thể hiện sự bất cập, hạn chế của quá trình này cũng đã xuất hiện và có diễn biến phức tạp, đòi hỏi phải được nhận thức và giải quyết. Cụ thể là:

    Thứ nhất,
    về cơ bản, quá trình công nghiệp hoá hiện còn chưa thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại. Theo quy luật, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, cùng với sự phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp sẽ chuyển dần từ thuần trồng trọt, sản xuất lương thực sang đa dạng hoá cây trồng, rồi đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản, cây ăn quả, cây công nghiệp tăng dần; trong cơ cấu kinh tế nông thôn, tỷ trọng các ngành nghề phi nông nghiệp cũng dần chiếm ưu thế. Nhưng thực tế phát triển ở nước ta thời gian qua cho thấy, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn diễn ra rất chậm chạp, chủ yếu dưới dạng làng nghề, phân tán rải rác khắp nơi với quy mô nhỏ và công nghệ đơn giản. Nguyên nhân chủ yếu là do, trong nhiều năm, hầu như mọi nguồn lực ở các địa phương đều tập trung cho công nghiệp hoá, mà có phần xem nhẹ hoặc đầu tư chưa thoả đáng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nói cách khác, công nghiệp hoá đã góp phần đô thị hoá nông thôn nhiều hơn là hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Một số năm gần đây, Chính phủ đã có nhiều cố gắng tăng mức ngân sách đầu tư phát triển nông thôn (nông lâm nghiệp, thuỷ lợi, giao thông nông thôn, điện sinh hoạt .), song nhìn chung tỷ trọng còn thấp so với tổng đầu tư xã hội và nhà nước. Điều đó dẫn đến cơ sở hạ tầng nông thôn còn ở mức thấp kém, khoa học - kỹ thuật chậm phát triển. Mặc dù Chính phủ khuyến khích sự hợp tác giữa “bốn nhà” (Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp) trong quá trình phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá hiện đại, nhưng trên thực tế, sự hợp tác này vẫn chưa có hiệu quả. Trong khoảng 15 năm gần đây, một số thành tựu công nghệ sinh học đã được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt), song còn hạn chế về quy mô, mức độ và do vậy, chưa thực sự nâng cao năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá nông nghiệp trên thị trường; việc cơ giới hoá cũng được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp, nhưng lao động thủ công vẫn phổ biến và chiếm khoảng 70%.

    Thứ hai, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đã góp phần thúc đẩy sự ra đời và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...